Pages

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Những điểm nổi bật của ngành ngoại giao Việt Nam năm 2014

Việt Hà, phóng viên RFA

Lời phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Manila vào ngày 22 tháng 5 năm 2014: Việt Nam không chấp nhận một nền hòa bình hữu nghị viển vông dựa trên mối quan hệ lệ thuộc.

Lời phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Manila vào ngày 22 tháng 5 năm 2014: Việt Nam không chấp nhận một nền hòa bình hữu nghị viển vông dựa trên mối quan hệ lệ thuộc.
 AFP

Nghe Bài Này
Năm 2014 sắp kết thúc. Đây là năm mà ngành ngoại giao Việt Nam có thể nói là đã phải đương đầu với những thách thức không nhỏ, đặc biệt là vấn đề về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhưng đây cũng là năm Việt Nam đạt được một số những bước tiến nhất định trong quan hệ hệ với các nước khác. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giảng dạy môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, để có một cái nhìn tổng quan về ngoại giao Việt Nam trong năm qua.
Việt Hà: Thưa giáo sư, trước hết xin giáo sư cho biết đâu là những điểm nổi bật đáng chú ý của ngoại giao Việt Nam trong năm vừa qua?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Nét nổi bật nhất của ngoại giao Việt Nam trong năm qua là việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 thăm dò dầu khí vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và cách Việt Nam đối phó với hành động lấn lướt ấy.
Lần này, Bộ Chính trị của đảng CSVN đã họp nhiều lần để có thể  đoàn kết sau một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, thể hiện qua lời tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Manila (Việt Nam không chấp nhận một nền hòa bình hữu nghị viển vông dựa trên mối quan hệ lệ thuộc).
Học bài học của Phi Luật Tân trong vụ bãi cạn Scarborough năm 2012, Việt Nam chỉ đem lực lượng cảnh sát tuần duyên và tàu dân sự ra gần giàn khoan để sách nhiễu và xác định chủ quyền của mình.
Bộ Chính trị của đảng CSVN đã họp nhiều lần để có thể đoàn kết sau một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, thể hiện qua lời tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Manila (Việt Nam không chấp nhận một nền hòa bình hữu nghị viển vông dưa trên mốí quan hệ lệ thuộc)
Khác với vụ Scarborough và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 ở Phnom Penh khi Phi không tranh thủ được sự ủng hộ tích cực, dù chỉ bằng miệng của ASEAN, lần này Việt Nam đã đóng được một vai trò tích cực, như mũi nhọn trong việc phối hợp hành động với Phi Luật Tân và Malaysia để phản đối Trung Quốc.
Chính sách đa phương, đa diện hóa các quan hệ đối ngoại và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn đã đem lại những kết quả cụ thể trong việc đối phó với vụ giàn khoan của Trung Quốc. Lần này, trừ Trung Quốc và Nga, các đối tác chiến lược hay toàn diện của Việt Nam, như Nhật, Ấn, và Mỹ không những chỉ lên tiếng ủng hộ Việt Nam, chỉ trích Trung Quốc, mà còn tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam và hứa bán võ khí sát thương, cung cấp tầu tuần duyên cho Việt Nam để tăng cường khả năng tự vệ của Việt Nam.
Trong trường hợp Ấn Độ, hai bên còn ký thỏa thuận cộng tác thăm dò và sản xuất dầu khí ở ngay trong vùng tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp phản kháng của Trung Quốc. Ngay cả một nước thường có khuynh hướng trung lập như Sri Lanka, Thủ Tướng của nước này cũng ủng hộ Việt Nam và đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyến kinh tế và thềm lục địa của VN.
Việt Hà: thưa giáo sư, vào năm ngoái chúng ta có nói đến những thách thức mà ngoại giao Việt Nam sẽ  phải đối mặt trong năm 2014 như vấn đề hiệp định xuyên TBD và nhất là vấn đề căng thẳng với Trung Quốc, vậy trong năm 2014 này, ngoại giao Việt Nam đã làm được gì và những gì còn chưa làm được với những thách thức đó?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam muốn gia nhập hiệp ước thương mại xuyên Thái Binh Dương, Mỹ cũng muốn giúp Việt Nam gia nhập, nhưng cuộc điều đình bị khựng lại vì khác biệt chưa giải quyết được giữa Mỹ và Nhật, và vì Quôc Hội Mỹ chưa chịu biểu quyết cho Tổng Thông Mỹ có quyền rộng rãi trong việc điều đình thương ước (Trade Promotion Authority).
Tiến triển khá nhanh và tốt đến giai đoạn mà Thượng Nghị Sĩ John McCain nói là cần có “những bước nhảy vọt.” Ta có thể kể vài thí dụ như hiệp ước 123 về hợp tác Mỹ Việt trong chương trình hạt nhân dân sự cho Việt Nam, việc Mỹ bãi bỏ một phần cấm vận võ khí sát thương
Thách thức của Trung Quốc qua vụ giàn khoan thì tương đối đã tạm được giải quyết, Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi nhiều phái đoàn và đạt được một số cam kết. Nhưng đó chỉ là bề mặt. Ngày 21/10, tại buổi họp Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên, kỳ họp thứ 8 của Quốc hội VN, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cảnh báo: "Âm mưu thực hiện hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không thay đổi. Chỉ có điều nó đang chuyển sang giai đoạn đấu tranh khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn" Ông còn nhấn mạnh: “Chúng ta không thể lơ là mất cảnh giác. Các cụ của ta cũng đã nói, nếu không muốn chiến tranh thì phải chuẩn bị thật tốt cho chiến tranh.
Thách thức trong năm tới là làm thế nào để ngăn chặn trước đừng để xảy ra một sự đã rồi như vụ giàn khoan HD 981, hay vùng nhận diện phòng không trong vùng biển Đông Á giữa Nhật và Trung Quốc
Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ Việt Mỹ trong năm 2014?
Tại Washington, DC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam có quyền bang giao với bất cứ nước nào trên thế giới mà không ai có quyền cản trở
Tại Washington, DC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam có quyền bang giao với bất cứ nước nào trên thế giới mà không ai có quyền cản trở
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Tiến triển khá nhanh và tốt đến giai đoạn mà Thượng Nghị Sĩ John McCain nói là cần có “những  bước nhảy vọt.” Ta có thể kể vài thí dụ như hiệp ước 123 về hợp tác Mỹ Việt trong chương trình hạt nhân dân sự cho Việt Nam, việc Mỹ bãi bỏ một phần cấm vận võ khí sát thương, cú diện thoại đầy kịch tính giữa Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam và Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry,và các chuyến việng thăm tới tấp của các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của hai bên, kể cả chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Chủ Tịch Tham Mưu Liên Quân, Tướng Martin Dempsey, trong giai đoạn có cuộc khủng hoảng giàn khoan.
Nhưng bây giờ, nhưng người có cái nhìn chiến lược ở Việt Nam đã hiễu rẳng quyền lợi chiến lươc của Mỹ đòi hỏi một chính quyền mạnh, ôn cố,và độc lập ở Việt Nam chứ không phải là một khoảng trống chính trị có thể bị điền thế bởi một thế lực thù nghịch với Mỹ
Một chi tiết khác đáng lưu ý là trong tuần này,Bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ tổ chức một buồi tiếp tân từ giã Đại sự VN Nguyễn Quốc Cường tại Blair House, nơi trú ngụ dành cho các quốc khách của Tổng Thông Mỹ. Đây là một vinh dự hiếm có dành cho một đại sứ, đồng thời là một cử chỉ biểu tượng nói lên sự đánh giá cao của chính quyền Mỹ đối với quan hệ hai nước.
Việt Hà:  Việt Nam mong muốn có một quan hệ đầy đủ hơn với Mỹ nhưng lại luôn lo ngại về cái gọi là diễn tiến hòa bình của phương Tây, đây dường như là một mâu thuẫn gây khó khăn cho ngoại giao Việt Nam, theo ông Việt Nam đã làm gì để hóa giải điều này trong năm qua hay là họ vẫn chưa làm được điều đó?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Từ nhiều năm, chính quyền Việt Nam nghi ngờ CIA của Mỹ có nhúng tay vào việc làm xụp đổ các chính thể công sản ở Đông Âu và Mỹ muốn dung áp lực nhân quyền để lật đô chế độ cộng sản ở Việt Nam. Nhưng bây giờ, nhưng người có cái nhìn chiến lược ở Việt Nam đã hiễu rẳng quyền lợi chiến lược của Mỹ đòi hỏi một chính quyền mạnh, ổn cố, và độc lập ở Việt Nam chứ không phải là một khoảng trống chính trị có thể bị điền thế bởi một thế lực thù nghịch với Mỹ. Mặt khác, họ cũng biết không thể đi tới một quan hệ chiến lược chặt chẽ và tin cậy lẫn nhau nếu vấn đề nhân quyền không được cải thiện. Cả hai nước phải tím cách xử lý mối dị biệt này.
Năm ngoái khi đọc diễn văn tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Bang Giao Quốc Tế ở Washington, DC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam có quyền bang giao với bất cứ nước nào trên thế giới mà không ai có quyền cản trở
Cuối tháng 10 vừa qua, hai cuộc họp xảy ra gần như song hành tại Hà Nội – đối thoại về chính sách quốc phòng giữa Tướng Nguyển Chí Vịnh, Thứ Trướng Quốc Phòng Việt Nam, và bà Amy Searight, Phó Trợ lý Bổ trượng Quốc Phòng Mỹ đặc trách Nam Á và Đông Nam Á;  và cuộc gặp gỡ giữa Thượng Tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Công An Việt Nam, và  ông Tom Maninowski, Trợ lý Ngoại trường Mỹ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyển, và Lao Động, cùng lúc với việc thả ông Điếu Cày để ông sang Mỹ-- cho thấy hai bên đang tìm cách giải quyết mối liên hệ ắt có giữa quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt với vấn đề nhân quyền, và nhu cầu phối hợp hữu hiệu giữa các bộ và cơ quan của Việt Nam trong viêc thúc đẫy quan hệ mật thiết hơn với Mỹ.
Việt Hà: Mối quan hệ này có ảnh hưởng qua lại ra sao thể hiện trong quan hệ Việt Trung trong năm qua?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc rất khó chịu, nhưng phải chấp nhận. Nhân dân Nhật Báo của Trung Quốc phàn nàn Việt Nam không thật tâm với Trung Quốc. Ông Phạm Bình Minh đã tuyên bố ở New York, Việt Nam cần mua võ khi để tự vệ, chẳng mua của nước này thì mua của nước khác. Năm ngoái khi đọc diễn văn tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Bang Giao Quốc Tế ở Washington, DC, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam có quyền bang giao với bất cứ nước nào trên thế giới mà không ai có quyền cản trở.
Việt Hà: Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấ
n

2 nhận xét:

  1. người già VN đau khổlúc 02:58 6 tháng 11, 2014

    Nếu những mặt "nổi" thành công này được "pha màu" với bức tranh thực sự của tình trạng tùy tiện bắt giam,đánh đập,nhục hình với những ai dám đòi tự do dân chủ hay thể hiện đòi hỏi quyết liệt về việc kiện lấy lại biển đảo do TQ cưỡng chiếm,đòi hỏi phải bạch hóa những cam kết ở Thành Đô 1990 và...ở trong nước .Hiện tượng đổi màu diễn ra và dòng chữ ĐÓNG KỊCH -BÁN NƯỚC vụt sáng lên .

    Trả lờiXóa
  2. Ôi Bác Thiệu ơi ,Cụ Diệm ơi chúng con nhớ 2 ngài qúa.(đụ mẹ cs hãy mở mắt cho rõ to mà nhìn đừng sủa bậy nữa vì tụi bay cũng kiếp con người nhé )

    Trả lờiXóa