Máy bay của Hải quân Nhật canh phòng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh ngày 13/10/2011Reuters
Ba tàu tuần duyên Trung Quốc đã xâm nhập vùng quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản nhưng gần đây Bắc Kinh tranh giành với tên gọi Điếu Ngư. Hai tuần sau « cú » bắt tay lạnh giá giữa Shinzo Abe và Tập Cận Bình, liệu tình hình xung khắc biển đảo giữa hai cường quốc châu Á sẽ nóng lên ?
Đây không phải là lần thứ nhất Trung Quốc gửi hải thuyền đến Senkaku nhưng động thái vừa xảy ra hồi 10 giờ sáng ngày 25/11/2014 giờ địa phương chỉ diễn ra hai tuần sau khi lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản gặp nhau bên lề thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh.
Ba tàu tuần duyên Trung Quốc có võ trang đã đến và ở trong vùng Senkaku hai giờ đồng hồ. Hải quân Nhật Bản theo dõi chặt chẽ và loan báo sự kiện này.
Trên mạng internet, chính quyền Trung Quốc xác nhận thông tin và cho biết tuần duyên của họ đã « tuần tiễu ngày hôm nay trong vùng lãnh hải Trung Quốc ở Điếu Ngư ».
Trong hai năm qua, Trung Quốc liên tục cho hải thuyền - lúc đầu là tàu kiểm ngư, sau đó là tầu tuần duyên và kể cả máy bay - xâm nhập vùng Senkaku.
Trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng, thủ tướng Nhật Shinzo Abe lần đầu tiên đã gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh APECtại Bắc Kinh. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi đã tạo ra nhiều hy vọng là quan hệ hai nước nếu không được cải thiện thì ít ra cũng bớt căng.
Thủ tướng Nhật tuyên bố là hai nước Nhật-Trung cần nhau. Nhưng theo AFP, hai bên bắt tay nhau một cách lạnh nhạt chứng tỏ xung khắc vẫn còn sâu đậm. Theo giới phân tích tại Tokyo, thủ tướng Shinzo Abe đã có kế hoạch điều chỉnh Hiến pháp để cho phép quân đội can thiệp bên ngoài biên giới.
Vừa gây sức ép với Tokyo ở Hoa Đông chính quyền Trung Quốc còn tăng tốc xây dựng, cưỡng chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông mà họ gọi là biển Nam Hải.
Cho thằg Tặp thấy ác mộng ban ngày là nó Sợ ngay thôi Nói với thằng bành trướg này bằng lời kg được đâu.
Trả lờiXóa