Một số tiểu thương chợ Đại Hiệp, huyện Đại Lộc hôm qua đến tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam để khiếu kiện về việc ủy ban nhân dân xã cũng như huyện giao cho tư nhân triển khai dự án xây chợ mới trong khi xã đang có chợ và tiểu thương đang buôn bán thuận tiện tại đó.
Ngăn cản tiểu thương đi khiếu kiện
Chị Tân, một trong những tiểu thương tham gia nhóm đến ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam trong ngày hôm qua 17 tháng 11 cho biết việc bị lực lượng chức năng ngăn chặn trong việc đi khiếu kiện như thế:
“Hôm qua chúng tôi đi lên tỉnh nhưng từ sáng sớm bị lực lượng của ủy ban và công an bao vây, hình như đêm trước họ không ngủ để trực chúng tôi. Những nhà nào có xe du lịch thì họ vào dặn bác tài cấm không được chở chúng tôi đi; hình như 5-6 điểm có xe đều bị bao vây hết trong đêm. Những bạn có trong danh sách đi đều bị công an xã và ủy ban đến làm việc, cấm không cho đi. Không chỉ làm việc với những bạn đó mà còn làm việc với cha mẹ, ông bà của những bạn đó để cấm không cho đi. Mục đích của họ là để đoàn đi không thành công.
Những bạn có trong danh sách đi đều bị công an xã và ủy ban đến làm việc, cấm không cho đi. Không chỉ làm việc với những bạn đó mà còn làm việc với cha mẹ, ông bà của những bạn đó để cấm không cho đi. Mục đích của họ là để đoàn đi không thành côngChị Tân
Nhưng rồi chúng tôi cũng đi trót lọt và trên chặng đường đi công an theo dõi. Họ đi theo chúng tôi gần 50 cây số, rồi chúng tôi mới cắt đuôi họ được. Lên đến tỉnh thì công an cũng giữ nữa, công an mặc đồng phục và công an có súng khoảng 20 người. Họ ngăn chúng tôi không cho vào mà điều vào một phòng khác cách chừng một vài cây số. Họ nói đó mới là nơi tiếp dân còn chỗ ủy ban nhân dân tỉnh người ta không cho dân được vào trực tiếp.”
Chị này cho biết có tổng cộng chừng 50 viên chức và công an xã và huyện đeo bám theo những tiểu thương lên Ủy ban Nhân dân tỉnh khiếu kiện.
Cũng theo lời của chị Tân, sau nhiều nổ lực đến được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, thì những người ra làm việc với nhóm tiểu thương khiếu kiện lại là những người không đủ thẩm quyền, chỉ nghe trình bày và chuyển lại cho cấp trên:
“Tại đó chúng tôi không biết chức vụ của họ nhưng gồm có hai cô và một cậu thanh niên công an thực tập cùng ba người không lớn tuổi lắm tiếp chúng tôi nhưng tiếp cũng có vẻ hời hợt. Dân nói lên nguyện vọng, bức xúc của mình thì họ ghi vào rồi sẽ trình lên lãnh đạo.”
Chị tiểu thương tên Tân này còn cho biết thêm trong ngày 17 tháng 11 số điện thoại thường sử dụng của chị bị khóa không thể liên lạc được với bất cứ ai.
Trước những thông tin mà các tiểu thương chợ Đại Hiệp cho biết, chúng tôi liên lạc với ông chủ tịch huyện Đại Lộc Nguyễn Văn Trúc. Lần đầu ông này thoái thác không trả lời vì bận họp.
Tại đó chúng tôi không biết chức vụ của họ nhưng gồm có hai cô và một cậu thanh niên công an thực tập cùng ba người không lớn tuổi lắm tiếp chúng tôi nhưng tiếp cũng có vẻ hời hợt. Dân nói lên nguyện vọng, bức xúc của mình thì họ ghi vào rồi sẽ trình lên lãnh đạoChị Tân
A lô xin lỗi tôi đang bận chủ trì họp, tôi sẽ gọi lại sau.
Nhưng sau đó Đài chúng tôi tiếp tục gọi nhiều lần thì chủ nhân không nhận cuộc gọi nữa. Máy của Ủy ban Nhân dân xã Đại Hiệp cũng không ai bắt máy trả lời.
Việc giao đất cho tư nhân
Theo những tiểu thương chợ Đại Hiệp thì cách đây hơn 20 năm có 7 hộ dân địa phương đã hiến đất cho xã làm chợ. Và chợ nằm tại một vị trí đắc địa mặt tiền đường Quốc lộ 14B.
Vào giữa năm nay, hai cấp ủy ban nhân dân xã Đại Hiệp và huyện Đại Lộc đưa ra chủ trương qui hoạch chợ Đại Hiệp thành Trung tâm Thương Mại. Tuy nhiên sau đó dự án được bán cho công ty tư nhân Đại Phúc Gia. Kế hoạch của công ty này sẽ san lấp mặt bằng, phân ra 50 lô để bán nền đất. Một ngôi chợ mới sẽ được xây tại vị trí lùi sâu vào bên trong, và tiểu thương muốn đăng ký buôn bán tại chợ mới phải đóng 10 triệu đồng.
Trước những kế hoạch mà tiểu thương cho là vì tư lợi của các viên chức địa phương và của công ty tư nhân Đại Phúc Gia, chứ không vì quyền lợi của người dân, nhất là những tiểu thương trực tiếp buôn bán tại khu chợ cũ, những người này đã lên tiếng phản đối và làm đơn khiếu nại.
Những tiểu thương cho biết gần đây, công an huyện đã mời từng tiểu thương đến làm việc, yêu cầu họ phải ký chấp nhận vào chợ mới. Cách làm việc được một số tiểu thương phản ánh lại là mang tính hù dọa khiến một số sợ hãi phải ký.
Thông tin từ các tiểu thương chợ Đại Hiệp còn cho biết là bất chấp sự phản đối của tiểu thương, cơ quan chức năng nói vào đầu tháng 12 này sẽ tiến hành cưỡng chế, phá chợ cũ để thực hiện dự án.
Chính quyền giao cho tư nhân làm dự án chợ mới và bắt tiểu thương phải đóng tiền đăng ký thuê chỗ kinh doanh. Hầu hết các nơi tiểu thương đều phản đối dự án mà họ cho là vì quyền lợi riêng của chủ đầu tư tư nhân khiến cho tiểu thương buôn bán lâu nay phải chịu thiệt thòi
Đây là trường hợp mới nhất đối với nhiều khu chợ tại các nơi ở Việt Nam: chính quyền giao cho tư nhân làm dự án chợ mới và bắt tiểu thương phải đóng tiền đăng ký thuê chỗ kinh doanh. Hầu hết các nơi tiểu thương đều phản đối dự án mà họ cho là vì quyền lợi riêng của chủ đầu tư tư nhân khiến cho tiểu thương buôn bán lâu nay phải chịu thiệt thòi; ngoài ra tiểu thương cũng lo lắng việc chủ đầu tư tư nhân sẽ thu nhiều khoản mới trong tương lai mà họ không hề được biết.
Vừa qua tiểu thương tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cũng phản đối mạnh mẽ một dự án tương tự và quận phải tạm thời cho dừng lại. Tuy nhiên một số nơi khác như tại Quảng Ninh một số tiểu thương vì phản đối dự án bất hợp lý bị bắt giữ.
Cũng trong ngày 17 tháng 11, hằng trăm tiểu thương chợ Bến Thủy, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cũng kéo nhau lên Ủy ban Nhân dân tỉnh tố cáo những việc làm mà họ cho là khuất tất của Ban quản lý Hợp tác Xã Chợ Bến Thủy.
Các tiểu thương tố cáo việc thành lập hợp tác xã Chợ Bến Thủy có khuất tất như không mời toàn bộ các hộ kinh doanh họp lại để nói rõ về quyền lợi, nghĩa vụ khi gia nhập vào hợp tác xã. Trong khi đó cổ đông chủ yếu đều là người thân của cán bộ Ủy ban Nhân dân Phường Bến Thủy. của chủ nhiệm và phó chủ nhiệm hợp tác xã.
Từ năm 2009 đến nay, Ban quản lý Hợp tác xã chợ Bến Thủy cố tình thu sai các loại phí, thu tiền điện cao gấp bốn đến năm lần qui định của Nhà nước, thu tiền chuyển nhượng kiosk từ 5-10%... Tổng cộng tất cả số tiền thu quá qui định như thế được nói lên đến hằng tỷ đồng
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét