Pages

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

TQ vẫn chưa phải đối thủ của Mỹ

Một số quan điểm phân tích, hải quân TQ mặc dù phát triển nhanh nhưng chưa sẵn sàng cho cuộc chiến với một đối thủ như Mỹ.

Dựa trên khái niệm lỏng lẻo "Biển tự do", UNCLOS đã đưa ra khái niệm EEZ, cho phép các quốc gia ven biển có quyền đặc biệt đối các nguồn tài nguyên trong phạm vi 200 hải lý, nhưng vẫn cho phép tự do đi lại và bay trên vùng trời nằm ngoài vùng biển thuộc lãnh thổ mở rộng 12 hải lý tính từ bờ biển. TQ đã phê chuẩn UNCLOS.

TQ có cách giải thích không giống với phần lớn các quốc gia khác về việc các tàu hải quân cần phải xin phép trước khi đi vào EEZ. Trong năm 2013, một tàu hải quân TQ đã cắt ngang đường đi của một tàu hải quân Hoa Kỳ Cowpens, buộc tàu này phải thay đột đột ngột đổi lộ trình để tránh va chạm. Sự kiện này làm Hoa Kỳ rất lo ngại.

Nếu TQ cương quyết thực thi luật pháp theo cách của mình, rủi ro sẽ là rất nghiêm trọng. Trong cuốn sách "Nổ súng trên biển: TQ, Hoa Kỳ và tương lai của Thái Bình Dương" Robert Haddick lưu ý vấn đề về sự hạn chế đối với các tàu chiến nước ngoài trên tất cả các đường biển trong vùng eo biển Malacca tới các đảo gần Nhật Bản.

Nếu TQ chỉ cho phép các tàu thương mại được tự do đi lại thì toàn bộ khái niệm an ninh hàng hải sẽ bị đe dọa. Hoa Kỳ buộc phải trả đũa. Kịch bản này là đáng báo động, mặc dù nhiều chuyên gia nói TQ dường như không lợi lộc gì khi phải ra mặt với Hoa Kỳ như vậy, ít nhất là kịch bản này chưa xảy ra. Những người lạc quan cho rằng hải quân TQ mặc dù phát triển nhanh nhưng chưa sẵn sàng cho cuộc chiến với một đối thủ như vậy. Hơn nữa, chiến tranh sẽ gây tổn thất khủng khiếp cho TQ, nền kinh tế dựa vào thương mại sẽ sụp đổ.

biển Đông, Trung Quốc, Mỹ, Hải quân, TPP, công xưởng, thương mại, nguy cơ xung đột, tập trận, do thám, UNCLOS, đường chín đoạn, Senkaku, Nhật Bản, Henry Kissinger
Một cuộc tập trận RIMPAC của Mỹ và đồng minh. Ảnh: U.S Navy
Những người bi quan cho rằng mặc dù có thiện chí của cả hai bên, nhưng do tính toán sai lầm hoặc không hiểu nhau vẫn có thể dẫn đến tai họa. Ông Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói với các người đồng cấp tại hội nghị Đối thoại Shangri-La vào tháng 5 vừa qua là nước này phản đối mọi nỗ lực nhằm hạn chế các chuyến bay trên vùng trời nước khác và cương quyết bảo vệ quan điểm của mình.

Các nhà phân tích an ninh cho rằng đối với các tranh chấp đảo, TQ sẽ tiến hành giao chiến với các đồng minh của Hoa Kỳ nhằm thử thách cam kết của Hoa Kỳ về bảo vệ đồng minh theo pháp luật ủy nhiệm, giao chiến sẽ theo từng bước nhỏ đủ để làm Hoa Kỳ khó trả đũa. Quá trình này sẽ tiến hành dần dần nhằm tạo nên cái gọi là "sự kiện đã rồi" nằm trong cái "ao sau nhà" của TQ.

Tác giả Euan Graham thuộc Trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế Rajaratnam ở Singapore cho biết những bước đi này cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho TQ mở rộng EEZ của mình thành một vùng đệm ven biển rộng lớn.

Cái gọi là đường chín đoạn của TQ chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông và hơn một nửa các EEZ của các nước lân cận. Sau khi chiếm bãi đá Vành khăn 1995, TQ chiếm quần đảo Trường Sa với Việt Nam và đã đặt các đơn vị đồn trú trên đó, TQ cũng đã chiếm bãi đá ngầm Scarrborough sau va chạm năm 2012 với Philippines.

Trong năm nay, một công ty khai thác dầu lớn của TQ đã đặt giàn khoan tại vị trí cách bờ biển của Việt nam 120 hải lý đã gây ra các làn sóng phản đối TQ tại Việt Nam. Những căng thẳng tại đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ năm 2010 đã và đang làm tổn hại quan hệ Trung - Nhật.

Ông Haddick gọi chiến thuật từng bước thực thi các yêu sách về các đảo của TQ là "lát cắt salami", đó là tích tụ dần các thay đổi nhỏ, sao cho mỗi một thay đổi không tạo nên cớ để gây ra chiến tranh, nhưng theo thời gian các thay đổi này sẽ tạo nên các biến đổi chiến lược quan trọng.

Ông Ronald O' Rourke, một nhà phân tích hải quân thuộc Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ cho biết các quan chức TQ gọi phương pháp này là "chiến lược bắp cải", các đảo này sẽ bị bọc lại như cái bắp cải, theo từng lớp liên tục, nối tiếp nhau gồm lớp thuyền đánh cá, lớp tàu hải giám và cuối cùng là lớp tàu hải quân.

Ít khả năng TQ sẽ triển khai lực lượng quân sự đối với các vụ xâm chiếm dần dần như trên, thay vào đó, như lời của Ông Ian Storey từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á là TQ sẽ sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, để thể hiện TQ đang thực thi chủ quyền.

Chiến thuật này sẽ làm các bên tranh chấp khó triển khai các hoạt động quân sự. Đô đốc Dennis Blair, cựu chỉ huy lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đánh giá: "Người TQ đang thực hiện một chiến lược khá thông minh và tất cả chúng ta chưa nghĩ ra được cách phản ứng tốt nhất". Ông cho rằng các nước bị TQ hăm dọa nên phối hợp xử lý các tranh chấp lãnh thổ với nhau trước sau đó sẽ thiết lập một mặt trận thống nhất chung chống lại TQ.

Ông Russel nói: "Quan trọng là TQ sẽ không triển khai lực lượng hải quân của Quân giải phóng, tuy nhiên dù bất kể cách ứng xử của TQ là gì, vấn đề là sẽ dẫn đến sự leo thang và đối đầu, do vậy các hành động kiềm chế là cần thiết".

Cuối tháng 9 vừa qua, hơn 18.000 lính, hải quân, không quân và cảnh sát biển Hoa Kỳ đã tham gia cùng tập trân đột xuất ở ngoài đảo Guam, Thái Bình Dương, hành động không công bố mục đích này của giới quân sự Hoa Kỳ là nhằm thử phản ứng của TQ khi nước này thực hiện chiến lược "chống biển" bao gồm các vũ khí tên lửa, tàu ngầm và hoạt động tấn công mạng nhằm chống lại các đe dọa của hải quân đối phương.

Ông Mark Montgomery, Thiếu tướng Hải quân, chỉ huy hạm đội 7 của Hoa Kỳ, cho biết một tàu TQ đã xuất hiện và quan sát cuộc tập trận nằm trong EEZ của Hoa Kỳ, đây là lần thứ hai trong năm một tàu TQ "rình mò" vào vùng biển của Hoa Kỳ khi nước này đang tập trận. Hoa Kỳ cho rằng TQ đang áp dụng các quy định của UNCLOS mang lại lợi ích cho mình.

Vào đầu năm nay, Hải quân của TQ, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới khi ký Bộ quy tắc xử lý các va chạm bất ngờ trên biển, Bộ quy tắc đưa ra các hướng dẫn cho các tàu và máy bay hải quân khi bất ngờ tiến gần đến nhau. Bộ quy tắc quy định các biện pháp kiểm soát tổn thất nhưng lại không ràng buộc về mặt pháp lý và không áp dụng cho các vùng biển chủ quyền của một nước, do vậy sẽ được áp dụng một cách chủ quan như UNCLOS.

Đối với TQ, khi nỗ lực trở thành một cường quốc hàng hải, một câu hỏi lớn được đặt ra là ý đồ của TQ là những gì trong một vùng biển rộng lớn vượt ra ngoài các nước lân cận. Ông Kausikan của Singapore đã đưa ra câu hỏi liệu TQ sẽ ủng hộ một hệ thống luật pháp đem lại lợi ích cho mình hay tiếp tục là "kẻ ăn theo toàn cầu", câu hỏi này đang ngày càng rõ hơn trong môi trường hàng hải hiện nay.

Khi Hoa Kỳ ít phụ thuộc vào dầu lửa ở Trung Đông hơn nhờ cuộc cách mạng công nghệ khai thác dầu đá phiến, liệu TQ có hỗ trợ bảo vệ các đường biển dọc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vì lợi ích của tất cả các bên không?

Mai Linh (theo Economist)

(Tuần Việt Nam)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét