Mới đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với các lãnh đạo doanh nghiệp ở Washington rằng ông Tập Cận Bình củng cố quyền uy nhanh hơn mọi lãnh đạo từ thời Đặng Tiểu Bình.
Vụ bắt giữ Chu Vĩnh Khang lại càng chứng tỏ ông Tập đã kiểm soát thượng tầng của Đảng Cộng sản.
Là người từng nắm bộ máy an ninh nội địa, ông Chu được xem là bất khả xâm phạm.
Nhưng nay ông trở thành quan chức cao cấp nhất trong lịch sử đảng cộng sản Trung Quốc đối diện tội danh hình sự về tham nhũng.
Nhiều nhà quan sát cảm thấy những người tiền nhiệm của Chủ tịch Tập đã bỏ lỡ 10 năm, làm tê liệt cải cách vì chống đối của các nhóm lợi ích.
Thâm tóm quyền lực
Ông Tập có vẻ tán thành. Từ khi nắm quyền năm 2012, ông quyết tâm thâu tóm quyền lực vào tay mình để thúc đẩy chính sách riêng và kỷ luật đối thủ.
Chiến dịch chống tham nhũng phục vụ cho các mục tiêu này, và cũng khiến ông tăng thêm uy tín với nhân dân.
Ông đã tuyên bố sẽ đuổi cả “hỗ lẫn ruồi”, không dung thứ cho tội tham nhũng.
Vụ bắt Chu Vĩnh Khang chính là đóng cũi con hổ lớn nhất.
Chiến dịch đang làm ai cũng lo sợ. Tỉ lệ tự sát trong quan chức tăng lên trong năm nay. Với các hình thức tham ô ăn sâu trong cách điều hành của chính phủ, gần như ai cũng có thể là mục tiêu.
Mặc dù chủ đề ưa thích của Chủ tịch Tập là bộ máy pháp quyền, nhưng các quy tắc khác được ưu tiên hơn.
Về dài hạn?
Chu Vĩnh Khang cùng những người có liên quan đơn giản là mất tích. Hàng trăm người khác cũng thế.
Chiến dịch chống tham nhũng do ban điều tra nội bộ của đảng thi hành.
Một số người nghi ngờ cách thức này có hiệu quả về dài hạn.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế ở Berlin nói Trung Quốc cần có thay đổi hệ thống như bảo vệ người tố cáo và cho tự do báo chí.
Còn về Chu Vĩnh Khang, ít ai đau lòng cho ông ta. Các sếp an ninh của Trung Quốc luôn bị ghét, nhưng ông này còn bị ghét nhiều hơn.
Một số người thậm chí xem đây là quả báo khi ông ta trở thành nạn nhân của chính hệ thống mà ông từng kiểm soát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét