Pages

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Trung Quốc : ngoại giao hai mặt

mediaChủ tịch TQ và phu nhân đứng giữa hai lãnh đạo Mỹ và Nga tại thượng đỉnh APEC Bắc Kinh. Ảnh ngày 10/11/2014REUTERS/Mikhail Klimentyev
    Vị thế của Trung Quốc ngày càng trở nên lớn mạnh trên thế giới, nhất là khi nước này có nền kinh tế phát triển vượt bậc và trở thành đệ nhị cường quốc kinh tế của địa cầu. Nhưng cách cư xử với cộng đồng quốc tế, hay nói cách khác là chính sách ngoại giao, của Bắc Kinh chưa xứng đáng với vị thế đang lên đó.





    Đây là nhận định của bài thời luận  trên nhật báo Le Monde : "Hai bộ mặt trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc". Bộ mặt thứ nhất đó là Trung Quốc đã cho thế giới thấy rằng quốc gia này đã trở thành "một nhân tố quan trọng" trên các hồ sơ nổi cộm của thế giới, tức vươn lên so kè với Hoa Kỳ. Bộ mặt này được thể hiện rõ qua ba bức ảnh đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong Thượng đỉnh APEC vừa qua ở Bắc Kinh.
    Bức ảnh thứ nhất là hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng trong tư thế đầy vinh dự với tư cách nước chủ nhà cùng với 21 nguyên thủ quốc gia, đặc biệt bên phải của ông Tập là Tổng thống Mỹ Barack Obama còn bên trái là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Bài viết nhắc lại, cách đây 45 năm, khi ấy Liên Xô và Trung Quốc đang ở thế "đôi huynh đệ cộng sản trong thế kẻ thù", và Hoa Kỳ đã là nước "ở giữa". Chính phủ Hoa Kỳ khi ấy đã đề nghị thẳng thừng với Liên Xô từ bỏ dự định sử dụng vũ khí nguyên tử trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
    Giờ đây, thì Trung Quốc đã ở cái thế là nước có khả năng làm trung gian để dàn hòa cho Hoa Kỳ và Nga.
    Bức ảnh thứ hai là cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận về việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đây là một thỏa thuận mang tính lịch sử bởi Trung Quốc và Mỹ là hai nước gây ô nhiễm nhất hành tinh. Mỹ thì chưa từng ký Nghị định thư Kyoto, còn Trung Quốc thì ở trong nghị định thư này chỉ xuất hiện với tư cách là "nước mới nổi". Với việc ký kết nói trên, Trung Quốc muốn khẳng định tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình.
    Bức ảnh thứ ba là cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Thủ tưởng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị APEC. Đây là cuộc gặp lần đầu tiên kể từ khi hai ông lên nắm quyền điều hành ở mỗi nước. Để có được cuộc gặp này, phía Nhật Bản đã có phần nhượng bộ, Thủ tướng Abe cũng đã phải nhiều lần đề nghị với phía Trung Quốc. Cái bắt tay dù chẳng đặng đừng giữa ông Abe và ông Tập Cận Bình cũng tạo hình ảnh một Trung Quốc "ôn hòa" .
    Ỷ lớn ăn hiếp nhỏ
    Thế nhưng, ngược lại với bộ mặt tốt đẹp nêu trên, bài viết cho rằng, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã cho thấy nước này lời nói không đi đôi với việc làm, tức là hành động cụ thể chưa tương xứng với vị thế đang lên trên trường quốc tế.
    Bài viết nhấn mạnh đến hồ sơ tranh chấp lãnh thổ. Tác giả  nhắc lại : "Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với hầu hết các quốc gia ven biển Hoa Đông và Biển Đông ». Ttrên hồ sơ này, thì Trung Quốc không chấp nhận đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế La Haye. Vì sao ? Vì Trung Quốc ỷ mạnh nên muốn giải quyết tranh chấp trong « sân nhà », muốn đàm phán tay đôi với các nước nhỏ hơn, muốn khẳng định vị thế là « đệ nhất cường quốc Châu Á".
    Bài viết cũng phê phán thái độ thiếu hội nhập quốc tế của Trung Quốc trong hồ sơ tài chính và tiền tệ khi cố tình điều khiển đồng nội tệ theo hướng có lợi cho nền kinh tế trong nước. Le Monde kết luận : "Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là chính sách hai mặt. Trung Quốc vừa lớn tiếng tuyên bố hội nhập quốc tế trong khi bản thân thì vẫn là một cường quốc kiêu căng chỉ biết có mình".

    1 nhận xét:

    1. Bản chất thằng Tàu cộng thể hiện rõ nét:trơ trẽn , thấy người sag băt quàng làm họ ,thượng đội hạ đạp ,bản chất cốt lõi bành trướng ,Lưà thầy phản bạn.Tàu cộng được Mỹ diù dắt nên mới có ngày nay mặt hiu hiu tự đắc muốn phản thày ra mặt .Đừng vội tự hào cu Tập ơi ,Vỏ quýt dày móng tay nhọn nghe con.

      Trả lờiXóa