Pages

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Vi Anh – Ông Khế Cố Cứu Báo Đảng


1“Báo Đảng ngày nay đã hết thời, Mười người đọc báo chín người thôi”; nó đã bể quá rồi. Nên Ô. Nguyễn công Khế, Nguyên Tổng Biên Tập, tức Chủ Bút của tờ báo Thanh Niên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ chí Minh giả đò “mua khế bán chanh”, gởi bài cậy đăng trên báo New York Times ở Mỹ, một trang cả một trăm mấy chục ngàn, chớ không phải rẻ, để tuyên truyền quốc ngoại. Ông Khế cố cứu “báo Đảng” trước những áp lực của Mỹ đang vận động cho nhân quyền trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet và trước nỗ lực của những bloggers, những nhà báo dân dã trong ngoài nước đã vận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tin học đang chôn sống cả hệ thống “báo đài” của Đảng, vì Đảng, do Đảng CSVN.

Ô. Khế, nguyên là Tổng Biên Tập của báo Thanh Niên của Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ chí Minh chẳng những “chạy nhựt trình trên báo New York Times mà còn tranh thủ nói huyên thuyên trên các đài phát thanh ngoại quốc có chương trình tiếng Việt. Ông giả bộ giọng kêu gọi nhà cầm quyền CSVN thực hiện tự do báo chí. Nào là cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình chỉ có lợi cho chính quyền chứ không làm mất chế độ. Nào là trước khi đăng bài cậy đd8ng trên báo New York Times Ông đã đề đạt ý kiến báo chí tự do với nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong Ban Tuyên giáo trung ương. Ông nói “Trong khi mỗi ngày những chuyện chính yếu như kinh tế, nợ công, nợ xấu, những vấn đề sống còn của đất nước thì không bàn,” “Cứ để tình hình như thế này thì rất có hại cho đất nước.” Ông nói và cho biết các lãnh đạo không phản ứng gay gắt trước ý kiến của ông và không nói lại là tôi sai. Ông Khế bác bỏ quan điểm việc tự do báo chí sẽ làm mất chế độ. Theo ông Khế báo chí một chiều bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước. “Khi đăng tin một chiều và không để cho người ta nói thì số lượng người đọc và lòng tin của người dân giảm”. “Người ta tìm vào chỗ khác. Có chỗ khác thay thế,” “Điều gì anh không nói sẽ có người khác nói thay. Đúng sai thì anh chịu.” Cấm báo chí đưa tin và do vậy nhiều tờ báo chỉ đăng chủ yếu là tin vô thưởng vô phạt. Thu nhập từ quảng cáo của hai tờ nhật báo lớn nhất Việt Nam là báo Tuổi Trẻ của Thành đoàn Thanh niên CS HCM và báo Thanh Niên của Trung Ương Đoàn Thanh Niên CS HCM đã giảm gần 2/3 kể từ 2008.Thay vào báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát, người đọc quay sang các nguồn tin nước ngoài trên mạng Internet. Các mạng xã hội cũng phát triển nhanh chóng, cộng thêm các trang blog của giới trí thức, cựu đảng viên và người chỉ trích chế độ.
Nhưng Ô Khế phủ nhận các nguồn tin thay thế cho báo chí chính thống, Ông nói cũng có điểm bất cập vì không phải luôn luôn đáng tin cậy,”.. không thể là giải pháp cho sự kiểm soát của nhà nước đối với báo chí.
Đã quá đủ về những lời lẻ rao bán của người giả đò mua khế bán chanh đối với Chú Sam, bằng bài cậy đăng trên báo New York Times thường phải trả cả trăm ngàn Đô la công khai hay bí mật, chắc chắn đó không phải là tiền riêng của Ô. Khế, mà của người dân VN đóng thuế phải trả số tiền má cán bộ đảng viên CS xài cho CS, vì CS. Và Ông cũng tranh thủ lên tiếng trên các đài phát thanh có chương trình tiếng Việt của Anh, Mỹ, Pháp.
Có điều đáng lưu ý. Ô. Khế không có nói quyền làm báo, ra báo của tư nhân, là căn bản của tự do báo chí. Ông chỉ vận động cởi trói cho những cán bộ, đảng viên, công nhân viên ăn lương, làm “báo đài” cho Đảng CS.
Trái lại Ông gián tiếp chỉ trích làng báo bình dân, làng báo ngoài luồng, do những tư nhân yêu thông tin chân thật và nghị luận chánh trực phát huy thành công một cách vượt mức. Ông chê những nguồn tin nguồn tin thay thế cho báo chí chính thống. Ô Khế quá coi thường khán thính giả và phủ nhận vai trò và đạo lý của người làm báo tự do; đó là “báo chí đưa tin, người đọc nhận định”, hoàn toàn khác với “tư duy CS” coi CS là “đội tiên phong”, đầu óc thiên tả coi mình là “cấp tiến” khôn hơn thiên hạ nên quan niệm báo chí là để tuyên truyền, giáo dục quần chúng
Nhưng dù có tài thuyết khách như Tô Tần bên Tàu khi xưa, Ông Khế Cựu Tổng biên Tập cũng không cứu được một xác chết là “báo đài” CS. Không thể thuyết phục được nhân dân và chánh quyền Mỹ, rằng Hà nội cải tiến báo chí để đổi chác một cái gì. Ngươi dân tự hỏi tại sao khi làm Tổng biên Tập, Ông im re, không dám hở môi, không dám hành động cho tự do báo chí. Mà mãi đến khi hưu trí Ông mới nói. Phải chăng dù hưu nhưng cũng phải sinh hoạt đảng, nên Ông làm có mồi cho Đảng CS muốn chứng tỏ có cải tiến báo chí để đổi chát với Mỹ lấy cái gì đây.
Ai vũng biết CS không thể “chuyển hệ tư duy” CS về báo chí. CS không bao giờ thực sự cho tự do báo chí vì Đảng Nhà Nước coi báo chí là phương tiện, là vũ khí tuyên truyền. Đảng Nhà Nước CSVN có 700 báo, 70 đài và 17 ngàn cán bộ công nhân viên làm báo có cấp thẻ trên dân số trên 90 triệu. Phụ nữ có báo, Bà Mẹ và trẻ em có báo, đô, tỉnh, thị có báo, quân đội có báo, công an, cảnh sát, an ninh có báo, Đảng CS có báo, Chim Cá Kiểng cũng có báo. Nhưng ai cũng biết chỉ có một người chủ báo đài, kiêm chủ nhiệm, chủ bút, đó là Đảng CS.
Đảng chỉ đường các “báo đài” phải đi. Nội dung bài vở của báo Đảng vì thế chưa đọc người dân cũng đoán được “ta nhứt định thắng, địch nhứt định thua”. Đó là tuyên truyền đen, trắng, xám, quốc nội và quốc ngoại và dân vận, quân vận, địch vận của Đảng Nhà Nước.. “Báo đài” của CS vì vậy dù độc quyền, một mình một chợ, nhưng cũng ít ai muốn đọc, dù cho không cũng không muốn chớ đừng nói mua.
Từ lâu rồi, Báo Nhân Dân là tiếng nói chánh thức của Đảng CSVN, là tờ báo được ngân sách nhà nước rót nhiều tiền nhứt, bất cứ sứ quán nào của CSVN cũng có thông tín viên của báo Nhân dân, Nhưng theo tin BBC online mới đây, Tổng Bí thư của Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng ngày 09/06/2012 đến thăm tờ báo này, “phán” cho hai chữ quá “khô khan”. Trả lời BBC, Ông Trương Duy Nhất, một cựu phóng viên báo Đại Đoàn Kết, nói “Báo Nhân dân là loại báo không có nhân dân nào đọc”; còn Ô. Bùi Tín từng là phó tổng biên tập, nói tòa soạn báo Nhân dân lớn như Bộ Công an, là tờ báo duy nhất ở trong nước có nhiều văn phòng đại diện ở các nước; “bản thân ông từ khi qua Pháp đến nay cũng không hề đọc báo Nhân Dân” dù như nhiều người biết online của báo Nhân Dân trên Internet có và rất mạnh.
Đó là báo Nhân Dân, Anh Cả Đỏ của làng báo của Đảng Nhà Nước CSVN, mà “bết” như vậy. Còn những tờ báo tay em thì vì tiền lại càng “bê bết” hơn, họ như gà một mẹ đấu đá nhau ra trò. Họ đấu khẩu, họ bút chiến, họ mắn mỏ nhau, chê bai nhau là báo lá cải. Vì tiền quảng cáo, vì tiền bán báo, vì tiền đút lót của những cán bộ, đảng viên làm bậy sợ bị báo phanh phui mà người trong nước gọi là “văn hóa phong bì”./.(Vi Anh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét