Pages

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Việt Nam có thể là một bài học cho Cuba và Mỹ

Gần 20 năm sau khi Mỹ và Việt Nam quyết định chôn vùi quá khứ đẫm máu, một nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ có trụ sở tại Hà Nội đã đưa ra một lý thuyết về độ dài thời gian mà phương Tây cần để bình thường hoá mối quan hệ với kẻ thù.
Sài Gòn ngày nay về đêm. Photo Courtesy:Zing
 
Cali Today News - Phúc Trần, một doanh nhân gốc Việt đã rời Việt Nam từ năm 1975 và trở về vào năm 2000. Hiện ông đang là một đại diện cho hãng Intel ở Việt Nam.
 
Theo ông Trần, cuộc chiến tranh Việt - Mỹ đã để lại những vết thương lớn và cần thời gian để chữa khỏi. Trong khi đó, Mỹ và Cuba nuôi lòng thù hận vì lý do chính trị:
 
"Đối với những người như John McCain hay John Kerry, Việt Nam là chuyện cá nhân. Nhưng đối với Việt Nam, cả McCain và Kerry đều không có bất kỳ mối liên hệ nào cả."
 
Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hoà và Ngoại trưởng Mỹ từng phục vụ trong quân đội trong thời chiến tranh Việt Nam, và ông McCain từng bị miền Bắc Việt Nam giam giữ và tra tấn.
 
Dù là vì lý do gì, ông Trần và các nhà quan sát khác cũng cho rằng việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1995 nên được xem là một tấm gương để khuyến khích Cuba và Mỹ xây dựng một mối quan hệ mới. Theo họ, mối quan hệ ngoại giao tốt sẽ mang lại những lợi ích lớn về kinh tế và xã hội cho người dân của cả hai quốc gia. Những thương vụ giữa Mỹ và Việt Nam đã giúp hàng triệu người dân Việt Nam được hưởng một mức sống cao hơn, ngành du lịch giữa hai quốc gia cũng đã tăng vọt.
 
Thế nhưng những kinh nghiệm của Việt Nam cũng cho thấy việc cải thiện quan hệ với Mỹ vẫn không thể gây ảnh hưởng nhiều đến sự độc đoán của chế độ cầm quyền. Trong một báo cáo gần đây của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế - một trung tâm nghiên cứu ở Washington - thành viên cao cấp Murray Hiebert và những tác giả của báo cáo này đã lưu ý rằng mặc dù trong những năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã diễn ra 17 cuộc thảo luận song phương về nhân quyền, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn ước tính được có khoảng 120 tù nhân chính trị bị giam giữ tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối năm 2013.
 
Mặc dù vậy, cam kết của chính phủ Việt Nam với Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ khác đã tạo ra những tác động đáng kể vào việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm cả việc nới lỏng phạm vi hoạt động cho các nhà báo, bloggers và các cộng đồng tôn giáo. Hiebert nhận định rằng:
 
"Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với năm 1995."
 
Sự hoà giải của Việt Nam và Hoa Kỳ được xem là một bước ngoặt quan trọng để hoàn thiện việc  cải cách nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, phù hợp với thương mại toàn cầu, mở đường cho một loạt các hiệp định về thương mại và đầu tư. Đặc biệt là sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới World Trade Organization vào năm 2006.
 
Thương mại VN tiếp tục tăng trưởng với một tốc độ chóng mặt. Chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất cảng 25.1 tỷ Mỹ Kim hàng hoá sang Mỹ. Trong khi cả năm 2013, con số này chỉ ở mức 24.6 tỷ Mỹ Kim. Và nếu so với năm 2012 (20.7 tỷ Mỹ Kim) thì đây quả là một con số đáng kinh ngạc. (Những số liệu này do chính Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cung cấp). Thương mại được dự kiến sẽ tăng mạnh hơn nữa giữa hai quốc gia. Cùng với tám quốc gia khác, Việt Nam và Hoa Kỳ đang dần tiến sâu vào những cuộc đàm phán để tiến tới hiệp ước mới có tên gọi Trans - Pacific Partnership, tạm dịch là quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương.
 
Cũng theo Hiebert, sự tốt đẹp trong mối quan hệ Việt - Mỹ đang được phản ánh rõ ràng nhất trong giáo dục: có khoảng 17,000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại của trường trung học và đại học của Mỹ. Giáo dục đã trở thành một cầu nối quan trọng đối với người dân của cả hai nước.
 
Lịch sử của Việt Nam được phản ánh qua việc tập trung vào ngoại ngữ. Ban đầu là tiếng Pháp, nhưng sau đó lại chuyển hướng sang tiếng Nga. Và rồi sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, ngoại ngữ Việt Nam lại dồn trọng tâm vào tiếng Anh. Quốc gia 90 triệu dân này đã từng phải nhập khẩu gạo để nuôi sống người dân của mình. Nhưng ngày nay, nó đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; không chỉ xuất khẩu gạo mà còn có cà phê và thủy hải sán. Ngoài những xưởng sản xuất các sản phẩm may mặc, dệt may và giày dép, Việt Nam còn được Intel, Samsung và Nokia chọn làm nơi đặt xưởng sản xuất. Với một nền kinh tế đang phát triển nhanh gần giống với Trung Quốc.
 
Ngày nay, tầng lớp trung lưu sống tại Hà Nội và Sài Gòn đã có thể đi mua sắm ở những trung tâm thương mại lớn. Tại các thành phố lớn của Việt Nam đã xuất hiện những khu mua sắm sầm uất được đầu tư bởi chính những tỷ phú của quốc gia này. Giới giàu có Việt Nam ngày nay dễ dàng sở hữu những chiếc xe của các hãng như Bentley, Mercedes - Benzes và còn cả Roll Royce. Các cửa hàng trưng bày của các nhãn hàng thời trang danh tiếng như Louis Vuitton, Cartier và Burberry cũng không còn là điều mới mẻ với người Việt. Các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như McDonald, Starbucks, Baskin Robbins, Pizza Hutt hay KFC cũng đã đổ bộ đến quốc gia đang phát triển này.
 
Theo ông Trần, một đại diện của Intel ở Việt Nam, việc Mỹ và Cuba nối lại quan hệ có thể sẽ tạo ra một tác động kinh tế tích cực, đặc biệt là trong ngành du lịch.
 
Linh Lan (Theo Mcclatchydc.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét