Pages

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

LÊ NGỌC HƯNG - GIỚI TRẺ VÀ VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC!

Lê Ngọc Hưng
Việt Nam sắp thua Lào và Campuchia?
Gần đây, các bài báo bắt đầu rộ lên thông tin chỉ vài ba năm nữa, 2 nước bạn Lào và Campuchia sắp vượt mình về GDP bình quân đầu người: Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra khảo sát GDP bình quân đầu người năm 2013 của VN là 1.910 USD/người chỉ cao hơn Lào là 300USD/người và 900USD so với Campuchia. Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận “Nếu vẫn phát triển như hiện nay các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình.”

Để 2 nước bạn vượt, điều đó có thực sự là không tốt?
Bấy lâu nay, dù đất nước nghèo đói, lạc hậu so với thế giới, dù dân trí thấp kém, chậm phát triển trong kinh tế, giáo dục…nhưng chúng ta vẫn luôn tự hào vì đứng “trên” 2 đàn em Lào và Camphuchia, vẫn là “Đầu tàu” phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật của khu vực Đông Dương. Chúng ta vẫn tự hào là nhà đầu tư số 1 tại Lào, vốn đầu tư sang Capuchia tăng mạnh trong những năm gần đây; rồi tự hào về cả vị trí dẫn đầu trong những nước có du học sinh Lào theo học…
Ảo tưởng theo kiểu: “Nhìn lên thì không bằng ai, nhưng nhìn xuống thì không ai bằng mình” khiến chúng ta quên đi rằng đất nước vẫn đang xếp thứ nhất với những điều đáng xẩu hổ như:
- Uống 3 tỷ lít bia/năm
- Ăn 5 tỷ gói mì/năm
- Giá thuốc lá rẻ nhất thế giới
- Tỷ lệ nạo phá thai lớn nhất thế giới
- Thịt lợn, thịt bò đắt nhất
- Giá sữa cao nhất
- Giá xe cao nhất
- Phí bệnh viện cao nhất
Biết đâu, để 2 nước bạn vượt mặt, đó là một điều đáng mừng?
Đáng mừng là để chúng ta nhận ra mình đang ở đâu và cần phải làm gì; để chúng ta thấy rằng Lào, Campuchia họ cũng đi từ xuất phát điểm như thế, họ cũng đã vươn lên như thế, với tư tưởng của một đất nước nhược tiểu sẵn sàng học hỏi từ cộng đồng quốc tế chứ không như chúng ta lúc nào cũng nhìn xuống xem có bao nhiêu đứa không bằng mình rồi ngất ngưởng với những cái nhất không giống ai đấy!
Họ tuy không có “ Rừng vàng, biển bạc”, họ cũng biết rằng mình không có rừng vàng, biển bạc, chính vì thế họ sẵn sàng học hỏi, lao động, tìm tòi để làm giàu cho đất nước, dân tộc. Chúng ta có “Rừng vàng, biển bạc”, chúng ta biết và cũng luôn tự hào về sự giàu có của đất nước, thế nên ta đào, ta bán thay vì sản xuất, nuôi trồng…
Ta tự hào vì có nền giáo dục tiên tiến “hơn” họ, vì hàng năm cấp cho họ hang nghìn xuất học bổng tại các trường đại học lớn, vì hàng vạn học vị tiến sĩ để rồi để họ vượt mặt về chỉ số Năng xuất sáng tạo. Tiến sĩ “giấy” thì đâu thử được lửa đời!
Chúng ta đã làm gì để đất nước này đi lên?
1. Học
Từ nhỏ, chúng ta được dạy dỗ là “Phải cố gắng học tập thật giỏi, để góp phần xây dựng đất nước” rồi trong câu kết quen thuộc của những bài văn chẳng phải chúng ta vẫn thường viết: “Em xin hứa sẽ cố gắng lỗ lực học tập thật giỏi để sau này đem sức lực nhỏ bé của mình đi xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp”, thế là học sinh nhao nhao vào học tập, phụ huynh nhảy vào đầu tư cho con cái được học ở những trường tốt nhất, học nhiều nhất, kiểm tra điểm cao nhất.
Giáo dục nước nhà được chú trọng và đầu tư nhiều hơn bao giờ hết, hằng năm hàng ngàn tỉ đồng ngân sách được sử dụng cho hoạt động giáo dục, đại học, cao đẳng được mở ra ồ ạt, các dự án đổi mới chương trình dạy và học, dự án bồi dưỡng, đào tạo cán bộ được triển khai nhiều hơn bao giờ hết. Và…chúng ta đã thu lại những gì?
Chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ thích hưởng thụ, sống lệ thuộc, thụ động. Thế hệ ấy thích ngắm hơn là đọc, đèn facebook lúc nào cũng sáng 23/24, các ảnh tự sướng, stt tâm trạng thì nhảy vào comment không ngớt; các bài báo, bài viết giá trị về tình hình đất nước, xã hội thì chẳng ai quan tâm.
Chúng ta đã tạo ra một thế hệ yếu kém về cả thể chất lẫn tinh thần. Sáng dậy, ra đường chỉ thấy các cụ già đi tập thể dục mà chẳng có một bóng thanh niên; trẻ em tiểu học phải dậy từ 6h sáng rồi đeo chiếc cặp vài ba kg tới trường, trong khi đó sinh viên thì 9-10h sáng vẫn nằm trùm trăn. Đi học đường xa một chút, trời lạnh một chút là lên facebook kêu ca này nọ; anh ca sĩ này mới có người yêu mới, chị diễn viên kia mới bị bồ đá…là biết ngay, nhưng về nhà nấu một bữa cơm cho mẹ chưa chắc đã làm được. Nghịch lý!
Còn đó cả một thế hệ thờ ơ, vô cảm với cuộc sống, xã hội, vận mệnh của đất nước và cả dân tộc. Nghe tin Trung Cộng có cái giàn khoan vào biển mình, thì cũng thay cái avata biển Đông cho nó có phong trào chứ có biết sự tình thế nào đâu. Đi coi bóng đá, đi chơi Noel, pháo hoa…thậm chí cả đi hưởng ứng cái vụ giờ Trái Đất là y như rằng sáng hôm sau rác thải đầy sân vận động, đầy đường phố. Lên báo thì cũng kệ thôi, cha chung không ai khóc, người ta vứt thì mình cũng vứt thôi, ai dại gì mà nhặt cho chúng nó cười!
2. Làm
Dân số Việt Nam đang phát triển trong thời kì mà bất kì quốc gia nào cũng mơ ước khi mà cơ cấu đang ở độ chín với độ tuổi lao động chiếm gần 2/3 trên tổng 90 triệu dân. Ở giai đoạn dân số Vàng này, lẽ ra phải là động lực để phát triển và đưa nền kinh tế đất nước đi lên thì thực tế lại cho thấy chiều ngược lại. Đâu đó người ta vẫn thường nhắc cái bài ca: “VN với lực lượng dân số đông, trẻ và giá nhân công thấp.” Người nước ngoài đầu tư ở nước ta, trả cho dân ta số tiền rẻ mạt và ta thấy tự hào?!
Nhưng cái gì cũng có giá của nó, bạn được trả lương vì tạo ra giá trị cho thị trường chứ không phải thời gian, tại sao người ta được trả tới 10$ cho một giờ làm việc mà chúng ta lại được trả chưa tới 1$? Rồi thì năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Singapore, bằng 1/6 của Malaysia và bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.
Đây là một câu chuyện nhỏ của bác Alan Phan trong bài viết Khi “dân số vàng” Việt Nam vẫn còn đang ngái ngủ.
Khi trò chuyện với mộtbạn trẻ đang làm việc tại Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở một huyệnthuộc tỉnh Bình Dương (tỉnh được xem là một trong những địa phương có nền kinhtế năng động nhất cả nước), tôi mới vỡ lẽ chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó.
Bạn trẻ nàytâm sự và than vãn rằng lương tháng quá thấp (khoảng 1 triệu 9 trăm nghìn đồng,chưa đến 100 đô la Mỹ), công việc là đo đạc và kiểm tra đất đai. Khi được hỏicông việc có áp lực không, anh cho rằng chẳng có nhiều việc để làm, mỗi ngàytheo quy định là phải có mặt ở văn phòng lúc 8 giờ sáng và rời khỏi văn phònglúc 5 giờ chiều, thế nhưng chẳng ai quản lý giờ giấc, thậm chí là có nghỉ làm vàingày không xin phép cũng chẳng sao. Mỗi người một máy tính, tha hồ chơi game,xem phim và facebook. Anh cho rằng công việc ở đâylàm bạn phí thời gian nhưng khi được hỏi là tại sao không xin việc ở nơi khácthì anh nói trình độ và bằng cấp không có, công việc hiện tại là do gia đìnhquen biết và xin cho.
Đó chỉ là mộtví dụ ở một đơn vị hành chính công của Việt Nam, còn phía khối doanh nghiệp nhànước thì cũng không kém. Một người bạn của tôi đang làm ở phòng kinh doanh củamột doanh nghiệp nhà nước lớn (có khoảng hơn 30 công ty con) thì có cách thanvãn nhẹ nhàng hơn. Chả là mấy hôm nay tuyến cáp quang internet bị sự cố ngoàibiển, bạn bực mình vì chẳng thể download phim về xem được. Là con gái một sếp nhân sự ở doanhnghiệp này cho nên dù chỉ có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, chị vẫn được vàolàm ở đây.
Lịch trìnhhằng ngày của chị như sau: 8 giờ đến cơ quan điểm danh và mở máy tính, đọc báolướt web đến khoảng 9 giờ kém đi ăn sáng uống cà phê cùng đồng nghiệp, đến khoảng10 giờ về lại văn phòng và download phim trong lúc tiếp tục lướt web đến 11 giờhơn, 12 giờ nghỉ trưa nhưng vì là con gái nên chị tự cho phép mình về sớm mộttí và vào muộn một tí vào đầu giờ chiều. Thường là đầu giờ chiều các sếpđi ra ngoài tiếp khách hoặc làm việc riêng đâu đó nên chị cũng lơ là công việchơn buổi sáng một tí.
Hai trường hợp trên đây không phản ánh tất cả nhưng cũng cho thấy tồn tại một bộ phận đang lãng phí của công và ăn bám xã hội một dưới vỏ bọc “nhân viên văn phòng.”
Hồi tôi mới thi đại học, các bác, các cô, các chú đồng loạt khuyên thế này:
– Mày nên thi vào trường XYZ này này! Sau này ra trường dễ xin việc, mà làm nhà nước thì NHÀN!
– Trường đấy không được đâu cháu! Nhà mình không có quan hệ gì, cháu học đấy rồi sau này không xin được việc đâu!
– Cháu nhìn anh ABC kia kìa, học mấy năm được cái bằng, giờ làm nhà nước, ngồi máy lạnh mà tiền cũng dễ kiếm.
Chẳng phải trong gia đình tôi mà cả xã hội bây giờ là thế, họ nói những điều ấy với cả những đứa mẫu giáo, cấp 1 rằng:
“Cháu ơi! Ráng lên mà học, sau này vào làm nhà nước nhàn nhạ mà rạng danh gia đình, dòng họ!”
Hóa ra, từ khi còn nhỏ, lực lượng lao động chính của đất nước ấy đã được dạy những điều cơ bản như: công việc nhàn, lương nhà nước, làm ít, ngồi máy lạnh, điều hòa… là mục tiêu tối thượng, là mong muốn của những người xung quanh nó.
Thế là mới có những câu chuyện kiểu như ngồi café nhậu nhẹt, 1 thằng nói:
– Tao vừa xin được việc chỗ này, lương tháng 5 triệu mà toàn ngồi chơi.
Thằng kia lập tức nói ngay:
– Ngon vậy!
Thay đổi là giải pháp
Thay đổi là con đường duy nhất giải quyết cho mọi vấn đề. Thời kì xã hội thông tin phát triển nhanh tới mức mà kiến thức sản sinh ra trong vòng 60s tới đủ để ta học đến năm 80 tuổi, thì không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kì xã hội nào khác, nếu không thay đổi để bắt kịp xu thế thì việc bị bỏ lại phía sau là xu hướng chung.
Chúng ta đã đi sai đường, nhưng chưa hề muộn để thay đổi. Cái khó là chúng ta có dám dũng cảm để thay đổi từ tư duy, cách nghĩ đến cách lao động, làm việc, học tập.
Câu trả lời nằm ở chúng ta, những người trẻ-năng động và nhiệt huyết-những con người nắm trong tay vận mệnh của cả đất nước và dân tộc. Để cả đất nước thay đổi, thì chúng ta phải là những người cần thay đổi đầu tiên, bắt đầu từ tư duy:
Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận.
Chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy có ý nghĩa!
The more you share, the more you get!
Nguồn: Dân Luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét