Pages

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Tọa đàm ‘Xoá bỏ hình phạt tử hình’ tại Sài Gòn

VRNs (27.01.2015) – Sài Gòn – Lúc 8h00 sáng ngày 26/1 vừa qua, đã diễn ra buổi tọa đàm ‘Xoá bỏ hình phạt tử hình’ tại số 38 Kỳ Đồng, dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Sự kiện diễn ra giữa lúc trong nước đang nổi lên nhiều vụ án tử hình gây xôn xao dư luận.
Hồi tuần qua, Liên minh Châu Âu cũng đã kêu gọi Việt Nam thực hiện các bước bãi bỏ án tử hình trong cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền diễn ra tại Brussel, Bỉ.
Theo số liệu từ tổ chức Ân xá quốc tế cho biết, có gần 2/3 các nước trên thế giới hiện nay đã bãi bỏ hình phạt tử hình trong luật hoặc thực hành. Việt Nam hiện vẫn còn nằm trong số 1/3 các quốc gia còn lại duy trì hình phạt tử hình.
Hiện diện trong buổi tọa đàm có gia đình của tử tù Hồ Duy Hải và tử tù Nguyễn Văn Chưởng là khách mời đặc biệt, các chức sắc đến từ nhiều tôn giáo như Công giáo, Cao Đài, Tin Lành Menonite và các nhóm xã hội dân sự Việt Nam.

Anh Phạm Lê Vương Các, một thành viên trong ban tổ chức cho biết, “hình ảnh cha của [tử tù] Nguyễn Văn Chưởng phải ngồi tọa kháng ở tượng đài Lý Thái Tổ, cũng như mẹ và dì của [tử tù] Hồ Duy Hải phải khỏa thân trước đồn công an” để kêu oan, là một trong những lý do hình thành nên buổi tọa đàm.
“Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR)” tại Liên Hiệp Quốc hồi tháng Sáu, anh Các nói thêm, “chúng tôi muốn tận dụng cơ hội này để giám sát tiến trình thực hiện cam kết tại quốc gia.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một thuyết trình viên trong buổi tọa đàm lưu ý, “bất kể trong nền tư pháp nào thì việc duy trì án tử hình có thể mang lại rủi ro rất lớn, là hủy hoại mạng sống của một người bị oan.”
“Và khi mạng sống đó đã không còn thì không có cái gì bù đắp được.”
Tại những quốc gia tam quyền không phân lập như Việt Nam, tiến sĩ Quang A nhận định, “thì khả năng án oan sai là nhiều gấp bội” so với những nước dân chủ.
Ông Quang A ghi nhận, “hiến pháp Việt Nam 2013, điều 19 có ghi nhận quyền sống con người. Một khi đã ghi nhận quyền sống con người thì không có lý do gì hủy hoại đời sống người khác.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trình bày trong buổi tọa đàm
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trình bày trong buổi tọa đàm
Quan chức ngoại giao của sứ quán Mỹ, Úc, Đức và Liên minh châu  tham dự buổi tọa đàm
Quan chức ngoại giao của sứ quán Mỹ, Úc, Đức và Liên minh Châu Âu tham dự buổi tọa đàm
Gia đình của tù nhân Hồ Duy Hải. Trong buổi tọa đàm bà Nguyễn Thị Rưởi thay mặt gia đình tử tù Hồ Duy Hải kể lại tình cảnh vụ oán sai, mà gia đình bà suốt 8 năm rong ruổi kêu oan cho con và cháu
Gia đình của tù nhân Hồ Duy Hải. Trong buổi tọa đàm bà Nguyễn Thị Rưởi thay mặt gia đình tử tù Hồ Duy Hải kể lại tình cảnh vụ oán sai, mà gia đình bà suốt 8 năm rong ruổi kêu quan cho con và cháu
‘Công lý là để cải thiện xã hội’
Tham gia trong sự kiện hôm 26/1 còn có quan chức ngoại giao của sứ quán Mỹ, Úc, Đức và Liên minh châu Âu.
Đại diện ngoại giao Liên minh châu Âu và Úc khẳng định, việc bãi bỏ án tử hình là một trong những thông điệp mạnh mẽ mà chính phủ các nước này đề cập trong đàm phán nhân quyền với Việt Nam.
Tuy Việt Nam đã hứa sẽ loại bỏ án tử hình dần dần với việc giảm các loại tội có thể dẫn đến hình phạt này vào năm 2015-2016, nhưng ông Juan Zaratiegui Biurrun, Ban Chính trị, nói Liên minh châu Âu khẳng định việc này là ‘chưa đủ’.
Nhận định về bản án tử hình, ông Juan Zaratiegui Biurrun nói, điều này không phù hợp với những nước dận chủ vì “lý do thứ nhất là có thể mắc sai lầm và bản án tử hình không thể bị đảo ngược.”
Thứ hai, ông nói, “một nền dân chủ phải biết cách thay đổi con người. Bạn không thể phục hồi một con người nếu bạn giết họ. Công lý không phải là ngăn chặn, nhưng công lý là để cải thiện xã hội.”
Chánh trị sự Hứa Phi từ đạo Cao Đài thì cho biết, Đức Giáo chủ Cao Đài năm 1949 đã tuyên bố phản đối án tử hình. Ông Hứa Phi nói thêm, sự sống là do Thượng đế ban tặng chứ không do con người. Vì thế “phải bảo tồn sự sống, không được giết người.”
Trong khi đó, linh mục Công giáo Antôn Lê Ngọc Thanh cho biết, “kể từ năm 1995, giáo lý Giáo Hội Công giáo đã lên án bản án tử hình là không hợp pháp” mặc dù trước đây Giáo hội có đưa ra những trường hợp ngoại lệ.
Nhiều nhà hoạt động dân chủ cũng cáo buộc chính quyền Việt Nam đã cản trở việc họ đến tham dự buổi tọa đàm. Anh Phạm Lê Vương Các nói một tham dự viên đã không thể đến đây vì bị chặn từ nhà trong suốt nhiều ngày.
Đức Thiện, VRNs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét