Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Vì sao công nhân công ty Sunny Wide đình công?

Tường An, thông tín viên RFA

IMG_20150128_172055-622.jpg

Gần 700 công nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn Sunny Wide đã đình công hôm 26 tháng 1 để phản đối việc công ty chỉ trả 50% của lương tháng thứ 13.
Photo courtesy of Lao Động Việt


Người có tay nghề mới đình công

Như các thông tin đã loan, kể từ ngày thứ hai, 26 tháng 1 gần 700 công nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn Sunny Wide đã đình công để phản đối việc công ty chỉ trả 50% của lương tháng thứ 13. Một công nhân tham gia đình công cho biết lý do:
“Công ty của em là công ty có nhiều cổ phần, họ cắt giảm lương tháng thứ 13 chỉ còn 50 % nên công nhân đình công phản đối. Mấy ngày đầu đình công, ngày nào cũng có em đi hết, cho nên em mới biết là lúc sáng vô là 7.30 giờ làm việc, nhưng công nhân ở ngoài, nói chuyện vòng vòng, không ai vô hết, chỉ khi mấy người già, mấy người tổ trưởng, mấy người không có tay nghề, thợ phụ, còn mấy người có tay nghề không có vô làm.”
Sau 3 ngày đình công, đại diện công ty đồng ý lên 80% lương tháng thứ 13, tuy nhiên công nhân không đồng ý với giải quyết này mà đòi được hưởng 100% lương như đã hứa nên tiếp tục đình công. Vẫn người công nhân này cho biết:
Những thành phần đình công là những thành phần có tay nghề, không sợ bị đuổi, dễ xin việc làm chỗ khác, nên phải đình công họ mới sợ.
-Một công nhân
“Nguyên ngày thứ hai đầu tuần, công nhân đình công, đình công xong 1 ngày, cũng vẫn vậy, xong đến ngày thứ ba, ngày thứ tư họ kêu họp công nhân lại, đưa lên 80%, công nhân vẫn tiếp tục đình công.”
Công ty SunnyWide, cơ sở tại đường N8, KCN Mỹ Phước 1, Bến Cát, Bình Dương, là một công ty trách nhiệm hữu hạn, được thành lập từ năm 2005 chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc với vốn đầu tư 100% cổ phần từ vốn nước ngoài. Sau 3 ngày đình công, đại diện công ty hứa với công nhân là sẽ liên hệ với Tổng giám đốc của công ty ở nước ngoài, và phải đợi ông này qua rồi mới có hướng giải quyết:
“Bữa đó có một người quản đốc, cấp tổ trưởng, quản lý, kêu công nhân vô làm, mọi người không dám nói, kêu em đứng ra nói dùm, em nói là tại sao hứa hoài mà không dán thông cáo cho công nhân đi làm, người đó nói là chờ ông Tổng bên nước ngoài qua rối mới dán thông báo cho công nhân biết.”
Chúng tôi có điện thoại về số 0650567261 của công ty SunnyWide để hỏi kết quả, nhưng không có ai bắt máy.
Được biết không phải công nhân nào cũng tham gia đình công mà phần lớn là công nhân có tay nghề lâu năm, không bị đuổi việc mới dám tham gia đình công, còn những công nhân lớn tuổi, hoặc mới vào làm việc thì vẫn đi làm bình thường. Lý do, theo anh công nhân là vì những thành phần làm việc lâu năm, có kinh nghiệm nên dễ kiếm việc làm, họ không sợ bị đuổi:
“Những thành phần đình công là những thành phần có tay nghề, không sợ bị đuổi, dễ xin việc làm chỗ khác, nên phải đình công họ mới sợ.”
IMG_20150128_172104-400.jpg
Gần 700 công nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn Sunny Wide đã đình công hôm 26 tháng 1 để phản đối việc công ty chỉ trả 50% của lương tháng thứ 13. Photo courtesy of Lao Động Việt.
Và anh công nhân cũng cho biết, việc đình công diễn ra bên ngoài công ty chứ không diễn ra trong công ty như một số thông tin đã loan:
“Đình công ở ngoài thôi chứ không có vào công ty, đến hết giờ làm việc thì các bảo về đuổi công nhân đình công ra về hết.”
Vào ngày đình công thứ tư, thì tất cả các công nhân cho biết họ không đồng ý nhận 80% lương tháng thứ 13 như đề nghị của đại diện công ty và cho biết sẽ tiếp tục đình công để đạt được nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ năm, khi chúng tôi liên lạc lại thì được biết công nhân đã đi làm trở lại vì đa số công nhân ở xa, ngày Tết lại gần kề, họ sợ không có tiền ăn Tết nên chấp nhận thà có 80% còn hơn là không có gì cả nên đã chấp nhận đi làm lại:
“Nói chung là trong công ty công nhân đã đi làm lại hết rồi… Tại vì gần tết rồi, công nhân muốn đi làm kiếm tiền về ăn tết với gia đình; đình công hoài không có tiền về ăn Tết với gia đình. Chỉ còn có 20% thôi, người ta vẫn có thể chấp nhận bỏ. Chỉ còn có mười mấy ngày nữa là Tết, đình công thì lấy tiền đâu mà về ăn Tết với gia đình nên người ta phải ép bụng đi làm chứ cũng không muốn hưởng 80% lương.”

Đến hẹn lại đình công

Những ngày cuối năm, hầu như năm nào cũng xảy ra các cuộc đình công của công nhân do mâu thuần về tiền thưởng Tết hoặc lương tháng thứ 13. Tại công ty Dinsen, ngày 13 tháng 1 vừa qua, hơn 5.000 công nhân cũng đã đình công vì không đồng ý công ty thay đổi cách tính tiền thưởng Tết cho công nhân làm cho công nhân lâu năm bị thiệt thòi gần 4 triệu đồng.
Chỉ còn có mười mấy ngày nữa là Tết, đình công thì lấy tiền đâu mà về ăn Tết với gia đình nên người ta phải ép bụng đi làm chứ cũng không muốn hưởng 80% lương.
-Một công nhân
Theo điều 103 của bộ luật lao động năm 2012, tiền thưởng là "khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở".
Điều này có nghĩa là công ty chỉ thưởng cho công nhân tuỳ theo kết quả sản xuất của công ty cũng như mức độ hoàn thành công việc của công nhân chứ không bắt buộc phải trả thưởng khi công ty làm ăn thua lỗ, trừ trường hợp hợp đồng lao động có ghi rõ thỏa thuận về tiền thưởng thì chủ mới bắt buộc phải thực hiện.
Riêng về lương tháng thứ 13 thì theo Luật Lao động Việt Nam trước năm 2000 đã quy định các doanh nghiệp sử dụng lao động phải có chế độ lương hợp lý, theo đó, thay vì người lao động hưởng lương trọn vẹn theo tháng hay ngày, thì sẽ có 1 khoản được trích khấu lại làm quỹ dự phòng, bảo hiểm cho họ. Sau 12 tháng làm việc, nếu người lao động không xảy ra sự cố gì, thì doanh nghiệp phải trả đủ khoản tiền “tiết kiệm” lao động ấy cho họ, gọi nôm na là lương tháng 13. Như vậy, ngoài 12 tháng lương, lương tháng thứ 13 được coi là tiền tiết kiệm của công nhân trong năm.
Từ các quy định trên cho thấy, việc thưởng lương tháng 13, thưởng Tết… phụ thuộc vào nhiều điều kiện như lợi nhuận của công ty, quy chế của công ty, tuỳ theo hợp đồng lao động… Do những quy định nhập nhằng như thế nên khi xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân và công ty về tiền thưởng Tết hoặc lương tháng thứ 13 thì công ty thường dựa và lý do công ty thua lỗ. Tuy nhiên, công nhân vẫn phàn nàn là không hề được tiếp cận thông tin chính xác về lợi nhuận của công ty, thì làm sao biết công ty lời hay lỗ. Công ty than lỗ, nhưng công nhân thì vẫn phải tăng ca đều đều. Một công nhân nói:
Vì vậy, việc trong sáng, minh bạch về hợp đồng lao động, cũng như cho công nhân có điều kiện tiếp cận với tình hình tài chánh của công ty là cần thiết để tránh những mâu thuẫn xảy ra giữa công nhân và công ty về tiền thưởng cuối năm trong những ngày cận Tết
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét