Pages

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Jane Fonda gọi bức hình chụp ở Bắc Việt là một lỗi lầm lớn mà bà sẽ đem xuống tuyền đài


sino-usa
- Một nửa sự thật không phải là sự thật. Báo Thanh niên trong bài Ký ức Jane Hà Nội (TN 22-2-15) vẫn lờ đi không nói tới sự hối hận của bà Jane Fonda gần đây
(TN Xuân 22/02/2015) Tháng 7.1972, Jane Fonda đến miền Bắc Việt Nam. Rũ bỏ vẻ quyến rũ thường thấy, hình ảnh một “Jane Hà Nội” với chiếc áo bà ba giản dị vẫn còn đọng trong tâm trí của những người đã trải qua năm tháng bom đạn trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ký úc Jane Hà Nội 1
Trong năm 1972, khi cuộc chiến đang diễn ra cực kỳ khốc liệt, vậy mà có hai nhân vật nổi tiếng thế giới đến Việt Nam. Mùa hè là Jane Fonda và mùa đông là nữ ca sĩ dòng nhạc dân gian truyền thống Joan Baez. Tuy nhiên, suốt những năm sau, “Jane Hà Nội” mới thực sự là biểu tượng dữ dội nhất của phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ngay trong lòng nước Mỹ.

Là một người Mỹ, Jane Fonda cực kỳ quan tâm đến phụ nữ và trẻ em. Trong nửa tháng lưu lại Hà Nội, Jane dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ với lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Và ngay lần đầu tiên trò chuyện với ban biên tập BáoPhụ nữ Việt Nam, nữ diễn viên của Coming Home đã nhẹ nhàng đề nghị: “Cho tôi gặp một phóng viên trở về từ mặt trận được không?”. Ngay lập tức yêu cầu của cô được đáp ứng và người nữ phóng viên được chọn có tên là Tô Minh Nguyệt.
Chạm đến trái tim
Ký úc Jane Hà Nội - ảnh 2
Câu chuyện của chị đã chạm đến trái tim tôi. Tôi sẽ nhớ chị mãi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau giữa hòa bình
Ký úc Jane Hà Nội - ảnh 3
Jane Fonda
Trong căn nhà ấm cúng tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, người nữ phóng viên chiến trường năm xưa – nay đã 71 tuổi – bồi hồi lật lại cuốn album lưu giữ những tấm ảnh về những tháng ngày đạn bom và oanh liệt. Thời điểm gặp Jane, bà Nguyệt vừa hoàn thành chuyến công tác đầy nguy hiểm tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) – mặt trận mà vừa nghe xong Jane Fonda phải thốt lên: “Nơi đó ác liệt lắm! Chị kể tôi nghe về nơi chị đã đến đi”. Bà Nguyệt hồi tưởng: “Tôi đi viết về trận địa pháo, có cô Hằng, cô Tuyển anh hùng, người nhỏ xíu vác đạn một trăm cân. Trong chuyến công tác, tôi đến cả Bệnh viện Hoằng Hóa xem người ta phẫu thuật thương binh. Đi công tác ngày xưa rất khó khăn, đường dài cả trăm cây số mà di chuyển chỉ bằng chiếc xe đạp Phượng Hoàng. Bấy giờ tôi mới về tới, vừa nộp một bài viết tên gọi Bệnh viện làng Dừa thì nghe bảo Jane Fonda muốn gặp mình. Bệnh viện làng Dừa có rất nhiều phụ nữ, từ bác sĩ, y tá tới dân quân. Tôi đã kể Jane nghe chuyện tôi tham dự những ca phẫu thuật dưới hầm, bệnh nhân có nhiều phụ nữ và trẻ em. Và Jane bật khóc”.
Sau buổi gặp gỡ ấy, Jane Fonda còn đến Báo Phụ nữ Việt Nam sáu, bảy lần nữa. Nơi bà Nguyệt làm việc có một nhà trẻ gọi là nhà trẻ số 20 Thụy Khuê. Nhà trẻ này hoạt động nguyên tuần để các nữ phóng viên yên tâm gửi con nhỏ mà tập trung vào công việc. Bà Nguyệt kể lại, trong một lần Jane Fonda đến thăm, còi báo động máy bay Mỹ kêu inh ỏi làm tất cả mọi người hoảng hốt bế trẻ con xuống hầm trú. Cứ thế, họ tất tả hết bế đứa bé này đến đứa bé khác. Chính tại nơi đây, trong tiếng còi báo động và giữa khung cảnh những người phụ nữ Việt Nam cố gắng bảo vệ những đứa trẻ, Jane Fonda đã thốt lên câu nói bất hủ: “Bom đang rơi ở Việt Nam nhưng bi kịch diễn ra ở nước Mỹ”.
Ký úc Jane Hà Nội 2Tấm ảnh Jane Fonda chụp cùng chị em Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam bên hầm tránh bom – Ảnh: nhân vật cung cấp
Ký úc Jane Hà Nội 3Bà Tô Minh Nguyệt xem lại những kỷ vật – Ảnh: Ngân Vi
Lúc ấy, các nữ phóng viên vừa làm báo vừa theo học Tổng hợp văn, tiếng Anh chỉ bập bẹ, song dường như giữa họ và Jane Fonda không có bất kỳ khoảng cách nào. Trong ký ức bà Nguyệt, Jane là một phụ nữ thông minh. Sự thông minh hiện rõ trên thần thái và khuôn mặt của Jane chứ không cần tới sự khẳng định của 2 giải Oscar danh giá. Jane cũng viết văn rất giỏi. Sau khi quay lại Mỹ, khả năng này đã ngay lập tức được Jane chứng minh qua những bài báo mang tầm quốc tế của mình về Việt Nam, về cuộc chiến, về nhân quyền, và về những thứ đã “chạm đến trái tim” Jane. Cuốn hồi ký My Life So Far xuất bản đã làm nên một hiện tượng và là một trong số những cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ năm 2005.
Cựu phóng viên chiến trường Tô Minh Nguyệt chia sẻ, tuổi thanh xuân của bà gần như đã dành hết cho cách mạng. Chiến tranh kết thúc, bà cũng ngoài ba mươi, khi đó mới chịu lấy chồng. Bà nói, hồi gặp Jane Fonda, bà vẫn chưa từng nắm tay người đàn ông nào. “Vậy mà Jane đã ôm hôn tôi mấy lần làm các cô ở cơ quan phải ghen tị”. Nụ hôn lên má dành cho người phụ nữ đã xung phong ra mặt trận. Và bốn mươi hai năm trôi qua, bà Nguyệt chưa bao giờ quên được những cái ôm bần bật từ người phụ nữ Mỹ kia. Jane thông minh. Jane viết giỏi. Song, đối với bà Tô Minh Nguyệt, điều tuyệt vời nhất ở Jane là cách thể hiện cảm xúc. Qua khuôn mặt của Jane Fonda, cảm xúc dường như không có biên giới.
“Gửi Tô Minh Nguyệt. Câu chuyện của chị đã chạm đến trái tim tôi. Tôi sẽ nhớ chị mãi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau giữa hòa bình”, Jane ghi bằng tiếng Anh trên tấm ảnh tặng bà Nguyệt. Ở mặt sau tấm ảnh, bà Nguyệt cũng lưu lại trên đấy vài dòng: “Kỷ niệm ngày gặp jen phôn đa ở khách sạn Thống Nhất, Hà Nội. 12/7/1972”.
Jane Fonda (sinh ngày 21.12.1937) là nữ diễn viên người Mỹ kiêm nhà văn và nhà hoạt động chính trị. Bà từng hai lần đoạt giải Oscar hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn trong hai phim Coming Home và Klute. Jane Fonda là một trong những diễn viên Mỹ đi đầu phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam. Bà cũng phản đối chiến tranh Iraq và bạo lực đối với phụ nữ.
Năm 2005, Jane Fonda xuất bản cuốn hồi ký My Life So Far. Đến năm 2011, bà tiếp tục cho ra mắt cuốn hồi ký thứ hai Prime Time. Ngày 5.6.2014, tại Los Angeles, Viện Điện ảnh Mỹ đã trao giải Thành tựu trọn đời cho những cống hiến xuất sắc của Jane Fonda.
Nguyễn Khắc Ngân Vi
About 50 military veterans and their supporters protested an appearance by Jane Fonda in western Maryland. (Published Sunday, Jan 18, 2015)
About 50 military veterans and their supporters protested an appearance by Jane Fonda in western Maryland.
The 77-year-old was at the Weinberg Center for the Arts in Frederick for a speaking engagement Friday.
The Frederick News-Post reported many of the protesters served in Vietnam and carried signs that read: “Forgive? Maybe. Forget? Never.”
Fonda told the audience she made a “huge mistake” that led many to think she was against soldiers fighting in Vietnam, and it’s something that she’ll take to her grave. She says she understands their anger and that it makes her sad.
Fonda drew the ire of many Americans when she visited North Vietnam at the height of the Vietnam War, leading some to call her “Hanoi Jane.”
Copyright Associated Press
Jane Fonda gọi bức hình chụp ở Bắc Việt là một lỗi lầm lớn mà bà sẽ đem xuống tuyền đài
Jane Fonda về chiều với sự ân hận bẽ bàng về những lỗi lầm của thời “sleeping with the enemy” (đi đêm với kẻ thù)(The Huffington Post)- Vào ngày thứ Sáu 1/16 vừa qua, khi biết tin Jane Fonda cô đào phản chiến người Mỹ từng nghe lời xúi dại của nhà cầm quyền Hà nội về thăm VN vào năm 1972, đội nón cối, chụp hình bên nòng đại bác từng bắn rơi máy bay đồng hương Mỹ của bà, và tuyên bố những câu phản chiến sặc mùi phản bội lại lý tưởng đấu tranh cho tự do và hòa bình của những binh lính Mỹ đang có mặt tại miền Nam để giúp người dân tại đây giữ vững tiền đồn dân chủ tự do non trẻ của mình. Jane Fonda sau đó nhiều năm đã dần dà hiểu được những phát biểu và hành động đó của
mình là nông cạn và sai lầm . Bà đã chính thức ngỏ lời xin lỗi . Nhưng những cựu chiến binh Mỹ dường như đã phải chịu quá nhiều hệ lụy do ảnh hưởng của Jane Fonda đem lại khiến họ không thể quên, và đó là lý do tại sao họ luôn có mặt để phản đối sự xuất hiện của Jane Fonda mỗi khi bà được mời đi diễn thuyết ở đâu .
Buổi diễn thuyết tại Weinberg Center for the Arts ở Frederick, Maryland hôm thứ Sáu tuần qua là một thí dụ điển hình . Nghe tin Jane Fonda sắp có buổi thuyết trình tại đây, khoảng 50 cựu chiến binh Mỹ đã có mặt . Bất chấp thời tiết giá lạnh rất khắc nghiệt cho tuổi già của mình, họ cầm những biểu ngữ bày tỏ sự căm phẫn dành cho người nghệ sĩ nổi danh mà họ gọi bằng danh từ đầy tính khinh miệt mỉa mai là “Hanoi Jane”, “kẻ phản bội”. Rất nhiều người cầm bảng viết hàng chữ “Tha thứ thì có nhưng quên thì không”


“Hanoi Jane” hí hửng đội nón cối chụp hình với bộ đội miền Bắc 1972


Sau khi từ VN về Jane tiếp tục kêu gào chống chiến tranh VN



Khi được hỏi cảm tưởng của bà về tấm hình đã gây nhiều căm phẫn cho cả người Việt nam tự do lẫn những binh lính Mỹ đã từng xả thân để giúp nhân dân miền Nam bảo vệ lãnh thổ và chống hiểm họa cs, Jane đã ngậm ngùi thú nhận đó là “một lỗi lầm lớn khiến bà sẽ mang theo xuống mồ khi bà qua đời, vì những hệ lụy quá sâu sắc và đáng trách mà nó đã đem lại cho hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ ở VN thời đó . Đặc biệt có một cựu quân nhân tên Ted R Warfield ở Wyoming đã tiết lộ trong forum rằng chính Jane Fonda là người cầm những mẩu nhắn tin của những binh sĩ Mỹ đã nhờ bà cầm về cho người nhà ở Mỹ, nhưng lại không làm thế mà đưa cho lính Bắc Việt để sau đó tung tích của họ bị lộ .
Quote:
Ted R Warfield
This lady deserves all the “protests” anyone can throw at her. If you read the whole story, Jane Fonda is the reason MANY more soldiers died in Vietnam while they were in custody at prisons. She should have been tried and convicted as a traitor! I just can’t get the picture out of my head of her passing information on to the Vietnamese after her visit to the prison camp. They trusted her to give their families information that they were still alive and she gave all that information to the enemy.
Nói về những chiến binh mà bà đã từng giúp bôi nhọ và hạ nhục, rồi sau đó tiếp tục xát muối thêm vào lòng tự hào đã bị tổn thương trầm trọng của họ khi trở về cố quốc bị chính người dân Mỹ dè bỉu, hiểu lầm, Jane Fonda thổ lộ là “Bất cứ khi nào có dịp là tôi lại ngồi nói chuyện với họ để hiểu nhau, và điều đó làm tôi buồn lắm”
Khó có thể biết được Jane Fonda có thật sự hối hận hay “ám ảnh” vì hành động nông cạn thời trẻ tuổi của mình hay không, vì theo tiết lộ của tờ Frederick News Post , bà chưa hề tỏ ý hối tiếc chuyến viếng thăm VN của mình khi vẫn gọi đó là chuyến viếng thăm “ngoài sức tưởng tượng”
Video chiếu cảnh cựu chiến binh Mỹ biều tình chống sự có mặt của Jane Fonda ngày 1/16/2015 tại Maryland

http://www.nbcwashington.com/news/local/Jane-Fonda-Draws-Protesters-in-Maryland-288958811.html

Và video clip chiếu cảnh Hanoi Jane bôi bác cuộc chiến tranh chống cộng ở miền Nam là phí phạm, gọi những sĩ quan cao cấp miền Nam là tham nhũng, buôn lậu, phung phí tiền viện trợ Mỹ cho cuộc sống tốt đẹp của riêng họ và gia đình
****************************************
-Cựu chiến binh Mỹ phản đối Jane Fonda đóng vai Đệ Nhất Phu nhân Reagan; Việt Nam chuẩn bị nới lỏng giới hạn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
-Một cuộc tranh cãi đã nổ ra sau khi một nhóm cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam phát động chiến dịch tẩy chay bộ phim “The Butler”, là bộ phim dẫn đầu về số vé bán được trong cuối tuần qua, mang về 25 triệu đôla.

Tin của tờ Sun Journal tường trình rằng nguyên nhân vụ tranh chấp là quyết định của đạo diễn Lee Daniels chọn nữ tài tử Jane Fonda để đóng vai Đệ Nhất Phu nhân Nancy Reagan trong bộ phim được dựng lên quanh câu chuyện về Cecil Gains, một người đàn ông da đen đã phục vụ tại Tòa Bạch Ốc dưới quyền của 8 vị Tổng Thống Mỹ.

Theo tờ báo Sun Journal, Bà Jane Fonda bị hàng ngàn cựu chiến binh và thường dân Mỹ lên án nặng nề sau khi bà đi thăm Bắc Việt Nam hồi tháng Bảy năm 1972.

Trong chuyến đi này, bà đã được hướng dẫn đi tham quan những cảnh thành phố Hà nội bị đánh bom trong chiến tranh Việt Nam, gặp gỡ các tù binh chiến tranh Mỹ.

Tấm ảnh chụp bà ngồi trên một khẩu súng phòng không của quân đội cộng sản Bắc Việt đã gây phẫn nộ cho nhiều người Mỹ, làm dấy lên một phong trào, đặc biệt trong giới cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, chống Jane Fonda cho mãi tới bây giờ.

Bà Fonda đã ngỏ lời xin lỗi về một số các hành động của bà, tuy nhiên các cựu chiến binh và binh sĩ hiện dịch Mỹ cho rằng bà chưa hoàn toàn thực tâm hối lỗi, và tháng trước, nữ tài tử này lại gây tranh cãi khi bà mặc một áo thun in hai chữ “Hanoi Jane ” đến dự một buổi giới thiệu phim, và tuyên bố các cựu chiến binh Mỹ chỉ trích vai của bà trong phim, nên quên đi quá khứ để mà sống.

Tin của ibtimes.com dẫn lời ông Larry Reyes, một cựu chiến binh hải quân, người dẫn đầu chiến dịch tẩy chay phim The Butler, phản đối quyết định của đạo diễn Lee Daniels chọn Jane Fonda đóng vai bà Nancy Reagan, nói rằng quyết định đó mang ý xấu và không tôn trọng các cựu chiến binh Mỹ đã từng hy sinh xương máu trên chiến trường Việt Nam.

Nguồn: Sun Journal, ibtimes


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét