Gần đây Moscow đã có những động tác tăng cường quân sự khi tiến hành 'nâng cấp' toàn bộ quân đội Nga. Ngày 26 tháng 12 năm 2014, Putin đã thông qua một học thuyết quân sự mới. Học thuyết này xem NATO là kẻ thù không đội trời chung với Nga. Học thuyết này cũng xác định ba yếu huyệt quan trọng của Nga hiện nay là khu vực Bắc Cực, tỉnh Kaliningrad (một tỉnh của Nga nhưng tách rời khỏi đất liền, nằm trên biển Baltic) và bán đảo Crimea mà Nga vừa sáp nhập. Moscow xem những khu vực này là các vị trí địa chính trị quan trọng để đo mức độ mở rộng quyền lực của NATO
Ông Putin đã mạnh miệng cho rằng không ai có thể vượt qua sức mạnh quân sự của Nga. photo courtesy: yahoo.com
Cali Today News - Interfax đưa tin rằng vào hôm thứ Năm tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố: Sẽ không có một quốc gia nào có thể vượt lên Nga về ưu thế quân sự. Trong một bài phát biểu dành riêng cho ngày lễ Fatherland Day sẽ diễn ra vào tuần tới, ông Putin mạnh mẽ nói rằng:
"Bất cứ ai cũng đừng ảo tưởng rằng họ có thể đạt được ưu thế quân sự vượt qua Nga, rồi dựa vào đó mà đặt áp lực lên Nga. Chúng tôi sẽ luôn luôn có sự đáp lại thích hợp nhất cho bất kỳ hành động nào như vậy. Những người lính và sĩ quan của Nga đã chứng minh rằng họ sẵn sàng xả thân để bảo vệ đất nước, một cách chuyên nghiệp và đầy quả cảm. Họ có thể thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất, trong vai trò của một chiến binh sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ truyền thống và thực hiện nhiệm vụ quân sự."
Tuyên bố mang đầy tính hiếu chiến này được ông Putin được công bố trong khi quân Nga đang hậu thuẫn cho quân nổi dậy ở miền đông Ukraine.
Vào hôm thứ Sáu, Kiev lại cáo buộc Nga tiếp tục gửi thêm xe tăng và binh lính vào khu vực miền đông Ukraine. Kiev cho biết thêm những binh lính này đã di chuyển về phía thị trấn Novoazovsk mà quân nổi dậy đang chiếm giữ. Novoazovsk nằm trên biển Azov, cách thành phố cảng Mariupol 25 miles về phía đông. Nơi này đã bị quân nổi dậy chiếm từ năm ngoái và được dự đoán có thể sẽ là bệ phóng quan trọng, một cửa ngõ quan trọng dẫn đến bán đảo Crimea.
Một phát ngôn viên của quân đội Kiev - Andriy Lysenko - nói:
"Trong những ngày gần đây, mặc dù thoả thuận ngừng bắn vẫn đang có hiệu lực, chúng tôi đã phát hiện ra những trang thiết bị quân sự và đạn dược vẫn được vận chuyển từ Nga sang Ukraine."
Lysenko cho biết có đến hơn 20 xe tăng của Nga, 10 hệ thống hỏa tiễn và xe chở binh sĩ đã vượt qua biên giới vào bên trong Ukraine.
Vào ngày thứ Bảy, các phóng viên của Hiệp hội báo chí AP đã nhìn thấy rất nhiều những chiếc xe quân sự di chuyển gần Donetsk và tiến về phía đông. Các quốc gia phương Tây đã hy vọng rằng họ có thể làm sống lại các thoả thuận hoà bình (do Pháp và Đức đứng ra làm trung gian) tại thủ đô Minsk của Belarus vào ngày 12 tháng Hai vừa qua, mặc dù phiến quân đã phớt lờ thoả thuận này và tiếp tục chiếm giữ tuyến đường sắt quan trọng của Debaltseve.
Các nhà bình luận quốc tế nhận định rằng những hành động và lời nói của ông Putin rõ ràng không phải là một điềm lành đối với Ukraine.
Gần đây Moscow đã có những động tác tăng cường quân sự khi tiến hành 'nâng cấp' toàn bộ quân đội Nga. Ngày 26 tháng 12 năm 2014, Putin đã thông qua một học thuyết quân sự mới. Học thuyết này xem NATO là kẻ thù không đội trời chung với Nga. Học thuyết này cũng xác định ba yếu huyệt quan trọng của Nga hiện nay là khu vực Bắc Cực, tỉnh Kaliningrad (một tỉnh của Nga nhưng tách rời khỏi đất liền, nằm trên biển Baltic) và bán đảo Crimea mà Nga vừa sáp nhập. Moscow xem những khu vực này là các vị trí địa chính trị quan trọng để đo mức độ mở rộng quyền lực của NATO, đồng thời cũng là những khu vực chuyển tiếp cho các căn cứ quân sự Nga và mở rộng kinh tế. Đặc biệt, khu vực Bắc Cực là nơi mà Nga đặc biệt để tâm đến, vì theo Mỹ ước tính khu vực này chứa đến 15% lượng dầu của trái đất, 30% lượng khí đốt tự nhiên và 20% lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng.
Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Nga đã tiến hành xây dựng xây dựng một loạt các công trình quân sự để bảo vệ khu vực trọng điểm này của Nga. Hiện nay tại vùng này gồm có 16 hải cảng nước sâu, 13 phi trường, 10 trạm radar phòng không dọc bờ biển. Moscow cũng cho lập nên một cơ quan có tên gọi cơ quan Chỉ huy chiến lược phía Bắc, bao gồm một lữ đoàn bộ binh hải quân, một sư đoàn phòng không, một lữ đoàn cơ giới Bắc Cực và các hệ thống phòng thủ hỏa tiễn.
Theo AP đưa tin, tại Kalininggrad, Nga cũng đã triển khai hỏa tiễn đạn đạo Iskander di động có độ chính xác cao. Đồng thời, hiện nay Nga còn đặt một căn cứ hải quân lớn, các tên lửa phòng không, và máy bay ném bom tầm xa tại bán đảo Crimea.
Với mục tiêu lớn là hiện đại hoá quân sự, Nga đã lên kế hoạch xây dựng vào đưa vào hoạt động 12 tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới, thêm vào thêm tám tàu ngầm tấn công hạt nhân trước những năm 2020.
Mặc dầu kinh tế xuống dốc trầm trọng, nhưng Nga vẫn gia tăng 1/3 ngân sách cho quốc phòng.
Linh Lan (Theo Yahoo News)
PUTIN NGU QÚA LÀ NGU .THẾ GIỚI TỰ DO ĐÂU CẦN ĐÁNH MÀY CHO BẪN TAY NÓ XÚM VÔ BÓP BAO TỬ MÀY ĐŨ HÁ MIỆNG RỒI THẰNG KHÙNG À.ĐẾN NAY BỘ MẶT THẰNG PUTIN ĐÃ LỘ RÕ NHƯ MẶT THẰNG TẬP RỒI CHƯA ĐỤNG TRẬN VỚI TƯ BẢN ĐÃ CẦM CHẮC THUA NÊN PUTIN QUĂNG LỰU ĐẠN QÚA SỚM KÝ HIỆP ĐỊNH MINK VỚI THẾ GIỚI LẠI CHÀ ĐẠP LÊN CHỮ KÝ CỦA MÌNH .VÌ MỘT THẰNG PUTIN ĐỘC TÀI THAM VỌNG NHÂN DÂN NGA PHẢI KHỔ .DẦU XUỐNG GÍANỮA CHO CON CHÓ PUTIN LẤY CỨT ĐỔ VÀO MIỆNG MÀ ĐI XÂM LƯỢC.ĐỨC VÀ PHÁP LÀ 2 LỰC LƯỢNG CHÍNH BẮT PUTIN NẤU CAO CHÓ
Trả lờiXóaPUTIN BẮT BUỘC PHẢI QUĂNG LỰU ĐẠN HAY QUĂNG MÌN ĐỂ KÍCH ĐỘNG LÒNG YÊU NƯỚC KHI ĐI XÂM LƯỢC THÔI VÌ NÓ BIẾT CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO.TẠI SAO CÁC NƯỚC VACSAVA KG ỦNG HỘ PUTIN ?VÌ HỌ NHÌN THẤY Ở PUTIN THAM VỌNG QÚA ĐÁNG .PUTIN LÀ THẰNG GÌA DÁI NON HỘT MAG QUÂN SANG UKAN XÂM CHIẾM VẪN CHỐI LEO LẺO ĐÚNG PUTIN LÀ MỘT TÊN BÀNH TRƯỚNG KIỂU MỚI.
Trả lờiXóa