Pages

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Vua Phong kiến và vua Cộng sản

Viết từ Sài Gòn 

c7c952a77a0e9863fd373055fb26e47c.jpg

Tổng bí thứ Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp khách trên những chiếc ghế chạm trổ đầu rồng công phu theo kiểu cổ thời phong kiến.
Photo courtesy of nguyentandung.org
















Trong dịp Tết này, có thể nói là nhiều chuyện bất ngờ xuất hiện, trong đó, những chuyện tưởng chừng rất đơn giản lại là chuyện động trời, nó vô hình trung lôi cả sợi xích dài vốn dĩ đã chôn sâu trong thớ đất lịch sử.
Điển hình nhất là câu chuyện nhà nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tiếp đoàn khách đến chúc Tết, hình ảnh phòng tiếp khách lộng lẫy với hai chiếc ghế mô phỏng ngai vàng của hoàng tộc Anh, nhìn sang trọng hơn cả chiếc ngai vàng trong cung đình Huế, vì theo một phân tích của một nghệ nhân chuyên đóng ghế kiểu cỗ thì hai chiếc ghế trong nhà Nông Đức Mạnh làm bằng gỗ huỳnh đàn, mạ vàng, có giá trị mỗi chiếc lên đến gần một triệu USD.

Vô tình, lối sống vương giả, xa hoa của một cựu quan chức Cộng sản Việt Nam giữa lúc nhân dân không có đất để sống, phải nằm lây lất giữa Hà Nội mà kêu oan, nông dân không có tiền ăn Tết, đất nước nghèo nàn lạc hậu… đã chạm đến sợi dây trắc ẩn của lịch sử Việt Nam. Điều này cho thấy nhân dân Việt Nam chưa bao giờ có tự do và bình đẳng, hết sống trong cảnh cúi đầu nô lệ thời phong kiến lại chuyển sang sống trong cái ách kìm kẹp Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Người dân chưa bao giờ sống trọn vẹn ý nghĩa một con người.
Vì sao phải nói như vậy? Vì hai lý do: đó là sự giuống nhau và khác nhau của hai chế độ Phong kiến và Cộng sản. Tại sao hai sự giống nhau và khác nhau lại liên quan đến vấn đề dân tộc Việt Nam? Vì lẽ, đây là hai mặt của một vấn đề, nó có tính bổ sung cho nhau trong quá trình nô lệ hóa và ngu dân hóa dân tộc Việt Nam nhằm củng cố quyền lực phe nhóm, quyền lực đảng và cái đến sau bao giờ cũng ma mãnh, tinh vi và độc ác hơn so với sự mới hình thành, thô sơ, ấu trĩ của cái trước.
Trước nhất, có lẽ nên nói về sự khác nhau giữa nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa và nhà nước phong kiến. Đương nhiên là sự khác nhau tương đối rõ nét, từ kinh tế cho đến văn hóa, giáo dục, và chính trị. Nhà nước Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước tiến so với nhà nước phong kiến về trình độ kĩ thuật, về kiến thức nền cũng như cung cách sắp xếp, bố trí quyền lực trong nội bộ.
Và cái khác nhau rất căn bản giữa hai thứ nhà nước này là triều đại phong kiến có nhiều ông vua, mỗi ông đảm nhận một quãng đường trong lịch sử cai trị, trị vì của mình. Khác với triều đại Cộng sản Việt Nam có thể có nhiều ông vua cùng một lúc và những ông vua này biết chia chác quyền lực cũng như biết huy động quyền lực để mình vẫn là một ông vua, các đồng chí khác cũng là một ông vua nhưng cùng nhau tồn tại để hưởng vinh hoa phú quí, để biến các con mình thành thái tử, hoàng tử, các bà vợ thành những bà hoàng tột đỉnh quyền lực trong lãnh địa của mình.
Điều mà nhà nước phong kiến về mặt bản chất vẫn giống y hệt nhà nước Cộng sản nhưng lại ấu trĩ trong việc tranh giành quyền lực, đã tập trung quyền lực về một người và tranh giành cái ngôi vị ấy cho đến máu chảy đầu rơi thay vì nhân ra nhiều ngai vàng như triều đại Cộng sản đang làm.
Đó là sự khác nhau tương đối giữa hai loại triều đại này. Về mặt bản chất, giữa phong kiến và Cộng sản chỉ là một, khác nhau chăng là ở mặt hình thức, ngay từ trứng nước, Cộng sản là đứa con đẻ mang đầy đủ gen trội cũng như tố chất bóc lột của nhà nước phong kiến.
Có ba điểm dễ nhận dạng nhất khi nói rằng Cộng sản là con đẻ của phong kiến: Tất cả giới quan lại Cộng sản hiện tại đều có xuất thân từ bộ máy phong kiến trước đây và họ đã dùng chiêu bài “vô sản” để tiêu diệt lẫn nhau nhằm tập trung quyền lực vào một nhóm phong kiến nhỏ như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh… Tất cả các nhân vật này đều là thành phần gia đình quan lại phong kiến cộm cán, có tội ác với nhân dân và khi họ nhìn ra được là không bao lâu nữa, ngọn gió văn minh từ mẫu quốc Pháp sẽ thổi bạt gia tộc và quyền lợi của họ. Họ đã chọn con đường Cộng sản, mượn chiêu bài vô sản để duy trì quyền lực theo hình thái mới, đó là Cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Đương nhiên là ngay từ đầu, họ chưa dám xưng mình là Cộng sản, họ mượn danh Việt Minh để lợi dụng nhân dân, đến khi đủ lông đủ cánh, đợi các đảng đồng loạt cướp chính quyền năm 1945, họ thủ sẵn cờ đỏ búa liềm của đảng Cộng sản để treo lên khắp nơi nhằm cướp công của các đảng khác và bắt đầu công cuộc thanh trừng, ám sát các đảng phái khác để tập trung quyền lực về tay nhóm Cộng sản. Công cướp chính quyền là công của nhiều đảng, nhưng điều mà nhân dân được thấy chỉ là cờ đỏ búa liềm trên mọi nóc nhà, mọi cột cờ, mọi ngọn cây.
Sau khi ám sát mọi đảng phái, công cuộc thanh trừng nội bộ nhằm đảm bảo quyền lực thống trị lâu dài bắt đầu. Và để đảm bảo thống trị lâu dài, đảng Cộng sản chưa bao giờ trả cái quyền sở hữu đất lại cho nhân dân. Họ mượn chiêu bài “sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý” để giao cho dân quyền sử dụng và sử dụng lâu dài đất đai của chính nhân dân. Trong khi đó, quyền sử dụng về mặt bản chất không phải là quyền mà chỉ là một trong ba thuộc tính của quyền sở hữu, một khi có quyền sở hữu thì người ta có  được ba thuộc tính: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Mới gọi là quyền.
Người dân suốt mấy mươi năm nay chỉ có quyền sử dụng đất, việc sử dụng này chỉ đóng vai trò canh tác để kiếm cái mà tồn tại qua ngày và giữ giùm đất cho các nhóm quyền lực Cộng sản. Đến khi các nhóm này cần, họ sẽ ngang nhiên định đoạt và chiếm hữu đất trên tay nhân dân để làm giàu cho gia định họ.
Vấn đề này, về mặt bản chất, phong kiến và Cộng sản chỉ là một. Phong kiến bảo rằng đất của vua, Cộng sản bảo rằng đất của toàn dân do bọn tao quản lý, khi cần thì bọn tao lấy lại, lấy để làm gì là chuyện của bọn tao, vì bọn tao là đại diện lãnh đạo ưu tú của toàn dân. Vậy thôi!
Và cũng chính vì cái bản chất gian ác, giảo hoạt của chế độ phong kiến chuyển hóa thành Cộng sản trong một môi trường kĩ thuật tương đối hiện đại, mới mẽ, lợi tức của nhân dân cũng khá hơn rất nhiều so với thời phong kiến mà các ông vua Cộng sản nhanh chóng giàu có, hoành tráng và mức độ giàu có của vua Cộng sản cao hơn nhiều so với các ông vua phong kiến.
Các triều đại phong kiến kéo dài gần năm thế kỉ tại Việt Nam, tổng số các ông vua của họ không quá 100 ông. Trong khi đó, triều đại Cộng sản chỉ có mặt tại miền Bắc chưa đầy 100 năm và tại miền Nam chưa đầy 50 năm, số lượng các ông vua Cộng sản có thể lên đến trên 1.000 ông. Chỉ riêng Bộ chính trị, hơn bảy mươi năm nay, đã có gần một trăm ông vua, đó là chưa kể đến các loại vua như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch các ủy ban trực thuộc trung ương, Chủ tịch các Hội, Đoàn. Và ở mỗi địa phương, người đứng đầu tỉnh thành cũng là một ông vua. Sáu mươi tư tỉnh thành, nếu chỉ tính từ 1975 đến nay cũng đã có trên 600 ông vua. Và mỗi ông vua chiếm cho mình một lượng đất đai, tài sản đủ dùng cho ba đời đến năm đời… Hãy tưởng tượng mức độ mất đi của tài nguyên quốc gia, tưởng tượng số lượng tài sản đã rơi vào tay các loại vua này.
Nhưng, dù sao, câu chuyện làm vua làm chúa của người Cộng sản trước đây còn có chút “tế nhị”, họ biết giấu diếm. Cho đến bây giờ thì lại khác, họ không những không cần giấu diếm mà còn phô trương sức mạnh cũng như sự giàu có của họ. Không riêng gì Nông Đức Mạnh có phòng tiếp khách trị giá triệu đô, có ghế ngồi trị giá tiền tỉ, mà hầu hết các vua Cộng sản đều có những thứ tài sản mà nếu còn sống, các ông vua phong kiến phải nhỏ dãi thèm thuồng. Ví dụ như cái ngai vàng trong hoàng cung Huế, cũng bằng gỗ huỳnh đàn nhưng đai và lưng dựa rất xấu, thấp, nặng không đến 100kg.
Nhưng cái ghế của Nông Đức Mạnh, bằng gỗ huỳnh đàn có dát vàng, với kích cỡ đó, mỗi chiếc phải nặng trên 120kg. Vì huỳnh đàn là loại gỗ rất nặng, giá mỗi ký lô trên thị trường dao động từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Với 120kg, chỉ tính riêng gỗ thô không thôi đã lên trên 3 tỉ đồng. Và không phải ai cũng có thể tìm ra gỗ huỳnh đàn khối để mua về đóng ghế, ngoại trừ các ông vua Cộng sản.
Trong một đất nước mà nhân dân không có quyền sở hữu, không có quyền tự do trong khi đó lại có quá nhiều ông vua và các ông vua này chưa bao giờ ngừng tùng xẻo tài nguyên quốc gia để thâu tóm về gia đình, dòng tộc. Và cũng không ngoại trừ việc một vài người trong số họ đã bán lãnh thổ quốc gia cho ngoại bang để làm giàu. Thử nghĩ, đất nước này sẽ về đâu nếu như một ngày nào đó, số lượng con vua, cháu vua nổi lên lúc nhúc và thi nhau tùng xẻo đất nước, lại thiết lập cho họ một ngai vàng… Thì nhân dân sẽ sống ra sao? Dân tộc này sẽ về đâu? Thật là đáng sợ!
(Viết từ Sài Gòn, 24/02/2015)
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

1 nhận xét:

  1. TẠI SAO MỌI NĂM ĐI HOẶC KG ĐI VỀ KG THẤY ĐĂNG BÁO .HỎI THỬ CÁNH TAY PHẢI CỦA ĐẢNG COI NÓ TRẢ LỜI RA SAO CHỨ? LÚC NÀY MẤY Ô. SAG , TRỌNG ,HÙNG ,ĐŨNG ĐAG TRAH GÌAH NHAU GHẾ NGỒI LẠI ĐƯA LÊN LÀ CÓ VẤN ĐỀ .ĐỀ 1 Tao tham nhũng đó làm gì được tao ĐỀ 2: thằg nào đươg chức củng gìa hết rồi dưới tao nhiều nấc .Trước khi về hưu tao đã nói Hồ cẩm Đào chứng thực tao còn mạnh khỏe để làm 2 nhiệm kỳ nữa THÌ ĐẾN NAY ĐÂU CÓ HỖN LOẠN NHƯ VẦY NHÂN DỊP TẾT TAO MƯỐN AH TẬP CA CA PHÁN QƯYẾT TAO VỀ LÀM TBT NỮA NHA

    Trả lờiXóa