Pages
▼
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
Hàng nghìn công nhân Việt xuống đường đòi quyền lợi
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn xuống đường tuần hành phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. (Ảnh: Thanh Niên Công Giáo)
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn đã tuần hành để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới suốt nhiều ngày qua.
Vụ đình công bắt đầu từ sáng 26/3 với cuộc diễu hành của hàng nghìn công nhân trong khu công nghiệp Tân Tạo nhằm bày tỏ sự không đồng tình đối với Luật Bảo hiểm Xã hội 2015.
Theo các quy định trong luật này, người tham gia Bảo hiểm xã hội không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và vì thế, công nhân không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau nghỉ việc như trước đây mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu.
Sáng 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay Công ty Pou Yuen. Tình trạng rất phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân của những nơi khác cũng đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ.
Nhà báo tự do Minh Đức.
Nhà báo tự do Minh Đức, chuyên theo dõi mảng lao động, cho VOA biết những diễn biến mới nhất:
“Sáng nay 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay chỗ Công ty Pou Yuen. Họ bố trí công an rất là nhiều để ngăn chặn cuộc biểu tình. Công nhân thì vẫn diễu hành ôn hòa trên đường phố. Tình trạng rất là phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân khác của những nơi khác cũng đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ”.
Tin tức từ trong nước cho biết các quan chức địa phương đã tới gặp và thương thảo với công nhân nhưng không được chấp nhận.
Cuộc tuần hành rầm rộ này đang khiến dư luận chú ý tới vấn đề chính sách đối với công nhân lao động ở Việt Nam.
Trong khi vấp phải phản đối, quan chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói rằng các công dân xuống đường vì “chưa hiểu rõ” luật mới đồng thời kêu gọi họ trở lại làm việc.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động cho quyền của người lao động từng bị cầm tù nhiều năm, nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Việc bùng nổ vụ đình công đã xảy ra cách đây mấy ngày, từ ngày 26/3. Từ cuộc đình công hai ngày đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu tình đòi chính sách về bảo hiểm xã hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam vì họ ban hành luật pháp họ không trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao động. Họ đã tự đặt luật và người công nhân nói riêng và người lao động nói chung đã bị động trong vấn đề luật pháp và phải chấp nhận một hệ thống luật pháp mà họ không biết đến. Hiện nay giai cấp công nhân là một đối tượng đang bị bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.”
Bà Hạnh nhận định rằng “luật pháp đã ép người công nhân đến bước đường cùng, buộc họ phải đứng lên để đấu tranh giành quyền lợi của họ”.
Từ cuộc đình công 2 ngày đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu tình đòi chính sách về bảo hiểm xã hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam vì họ ban hành luật pháp họ không trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao động...Hiện nay giai cấp công nhân là một đối tượng đang bị bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.
Nhà hoạt động cho quyền của người lao động Nguyễn Thị Minh Hạnh.
Theo bà Hạnh, Việt Nam nói là có công đoàn độc lập, nhưng không phải vậy. Bà nói các công đoàn ở trong các công ty, xí nghiệp ở Việt Nam “vẫn chịu sự ảnh hưởng, chi phối của đảng, và nhà nước”.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM nhưng một quan chức phụ trách từ chối trả lời.
Cuộc đình công xảy ra trong bối cảnh một phái đoàn dân biểu Mỹ do lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ trong Hạ viện, bà Nancy Pelosi, dẫn đầu đang thăm Việt Nam.
Hà Nội và Washington đang tăng cường đàm phán để sớm ký kết Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng phía Mỹ từng bày tỏ quan ngại về sự thiếu vắng công đoàn độc lập tại Việt Nam.
Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam có 100% vốn của Đài Loan, chuyên sản xuất giày thể thao, may mặc xuất khẩu, với trên 90.000 công nhân.
Năm ngoái, công nhân công ty này cũng đã xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan dầu tại vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình./VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét