Pages

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Những tín hiệu ở Trung Nam Hải: Mục tiêu “đả hổ” tiếp theo đã khóa chặt vào Tăng Khánh Hồng

Tập Cận Bình (trái) mỉm cười nói chuyện với Tăng Khánh Hồng (phải) tại phiên họp Quốc hội năm 2008 (ảnh: 1dpw)
Tập Cận Bình (trái) mỉm cười nói chuyện với Tăng Khánh Hồng (phải) tại phiên họp Quốc hội năm 2008 (ảnh: 1dpw)

Ngày 25 tháng 2, trên trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương có bài phê bình về một sủng thần thời vãn Thanh là Khánh Thân Vương, được cho là ám chỉ Tăng Khánh Hồng, một người tâm phúc hàng đầu của Giang Trạch Dân. Trong ngày, chàng “mã tử”  của Tăng Khánh Hồng, phó bộ trưởng bộ An ninh Quốc gia Mã Kiến đã bị tước mất tư cách ủy viên Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân (gọi tắt là Chính Hiệp).

Sáng ngày 23 tháng 2, trên trang mạng của Ủy ban Kỷ luật Trung ương có điểm qua những bản án của Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, ám chỉ đằng sau những can phạm này có một “vùng quan hệ tham nhũng”, cùng “bày vẽ mưu ma chước quỷ trên đài chính trị”. Cùng ngày, truyền thông Hồng Kông đưa tin, năm 2015 sẽ có “cự hổ” (con hổ lớn) sa lưới. Ngày 16 tháng 2, tâm phúc của Tăng Khánh Hồng, nguyên phó chủ tịch Chính Hiệp Tô Vinh đã bị bắt giao cho cơ quan Tư pháp. Truyền thông của chính phủ theo đó đưa tin, đằng sau bản án của Tô Vinh còn có sự “liên kết tập đoàn”, do vậy mới dám “đối kháng”.

Ủy ban Kỷ luật Trung ương phê bình Khánh Thân Vương thời mạt Thanh

Ngày 25 tháng 2, trang mạng của bộ Giám sát thuộc Ủy ban Kỷ luật Trung ương có đăng bài “Vấn đề tác phong của ‘lõa quan’ Khánh Thân Vương thời nhà Thanh”. Bài viết có đề cập đến sự thao túng của đại thần hoàng tộc Khánh Thân Vương thời mạt Thanh, ông này một tay nắm hết quyền lực phụ trách các cơ quan trọng yếu như đối ngoại, hải quân, tài chính cho đến những chức đại thần trong quân cơ, nội các tổng lý.

Công việc quảng đại là vậy nhưng năng lực của Khánh Thân Vương thì rất kém, điều tiếng cũng không mấy tốt đẹp (vì ăn chơi quá độ), nhưng quan vận lại tốt đến bất ngờ. Nguyên nhân là vì ông ta thông qua các mối quan hệ dây mơ rễ má mà được tiến cung, “còn thường xuyên để cho vợ bé tiến cung” lấy lòng Từ Hy , nhờ đó được Từ Hy cất nhắc đề bạt, được Từ Hy coi là “người có lòng”.

Trong bài viết còn có đề cập, một người không có tài cán gì như Khánh Thân Vương đối với chuyện tiền bạc lại là một tông đồ cần mẫn.  Phương thức thăng tiến chính của ông ta là mua quan bán chức, cách thức thông thường là “đánh mã treo giá, một tay đưa tiền, một tay nhận hàng”. Tài khoản trong ngân hàng lên đến 7.125.000 bảng Anh, mà tất cả lại nằm trong các ngân hàng tư nhân của Anh.

Bài viết này nhanh chóng được các trang mạng lớn dẫn link. Có cư dân mạng bình luận, bài viết có thâm ý mượn việc xưa để nói chuyện ngày nay, “đây là tiết tấu của việc hai họ Tập, Vương đang sắp động thủ, hãy lau mắt chờ xem ‘siêu cấp đại lão hổ’ tiếp theo”. “Bạn biết được có bao nhiêu người mang chữ ‘Khánh’? Vừa là Thân vương, vừa quản nội các, tên này thực lợi hại, ắt là một vị quản lý nhân sự trong hội trưởng lão”.

Bình luận viên thời sự chính trị Châu Hiểu Huy phát biểu, nhằm cân nhắc đến bối cảnh trước cuộc “chống tham”, mượn cổ phúng kim chính là mục đích chính của bài viết này, bài viết  xem ở góc độ nào cũng như đang ám chỉ vị “tổng quản đại nội” của Giang Trạch Dân, nguyên phó chủ tịch Tăng Khánh Hồng.

Đầu tiên là nhìn ở góc độ địa vị, Tăng Khánh Hồng và Khánh Thân Vương khá giống nhau, đều là dưới một người mà trên vạn người, nắm giữ quyền lực khá lớn. Thứ nữa, Tăng Khánh Hồng lúc kiêm nhiệm bộ trưởng đơn vị Tổ chức Trung ương, đã từng cài cắm “binh mã” của mình, tiến hành mua quan bán chức. Phương thức  lận tiền của gia tộc Tăng Khánh Hồng cũng khó ai bì kịp.

Phó bộ trưởng bộ An ninh Quốc gia bị xóa tư cách Ủy viên Chính Hiệp

Ngày 25 tháng 2, hội nghị cấp cao Chính Hiệp của Trung Cộng lần thứ 25 đã thông qua việc quyết định xóa bỏ tư cách Ủy viên của phó bộ trưởng bộ An ninh Mã Kiến, đồng thời đề nghị hội đồng Thường ủy chấp nhận.

Ngày 16 tháng 1, Mã Kiến bị Ủy ban Kỷ luật Trung ương tuyên bố điều tra, trở thành quan chức cấp cao đầu tiên trong “thập bát đại” bị ngã ngựa.

Học giả Hà Thanh Liên từng có một bài phân tích, phó bộ trưởng Thường vụ bộ An ninh Quốc gia Mã Kiến là cán bộ trong bộ máy An ninh đã hơn 30 năm, là con chốt giữ ngựa cho Tăng Khánh Hồng. Đến nay, Tập Cận Bình đã động được đến người này.

Có phân tích chỉ ra rằng, sự rớt đài của họ Mã đã cho thấy mũi giáo chống quan tham đang xoay về tầng lớp cấp cao trong các cơ quan tình báo.

Hệ thống an ninh quốc gia hiện hành của Trung Cộng được hình thành từ thời Giang Trạch Dân. Trong đó, Tăng Khánh Hồng là người đứng đầu hệ thống an ninh với đầy đủ vây cánh. Mã Kiến cũng là một trong những cốt cán lớn trong bang phái Giang Tây, dưới quyền quản hạt của “Hoa Đông bang” thuộc hệ thống kinh doanh của Tăng Khánh Hồng. Chức phó bộ trưởng của Mã Kiến là do họ Tăng an bài mà có.

Được biết, Mã Kiến dựa vào gốc gác đồng hương Giang Tây với Tăng Khánh Hồng. Quê quán Tăng Khánh Hồng là ở Cát An, tỉnh Giang Tây, cả nhà Mã Kiến cũng là người  Giang Tây. Nhờ gốc gác ấy mà vợ chồng nhà Mã Kiến đã xóa được khoảng cách với Tăng Khánh Hồng.

Ủy ban Kỷ luật Trung ương: Có người bày vẽ mưu mô chước quỷ trong chính trị

Sáng ngày 23 tháng 2, trên trang mạng của bộ phận Giám sát thuộc Ủy ban Kỷ luật Trung ương đã đăng bài viết “Một trận gió lớn trong công cuộc chống tham nhũng chỉ là truyền thuyết”. Bài viết nhấn mạnh công cuộc chống tham của Tập Cận Bình “công tác đấu tranh chống hủ bại vẫn còn nhiều phức tạp”, “vẫn chưa đạt được thắng lợi mang tính áp đảo”, ngoài ra còn nói cuộc chống tham là ở “trạng thái bế tắc, thời điểm quyết chiến”.

Bài viết còn lấy ví dụ ở các bản án của Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, có một vài “lão hổ” kéo bè kết đảng, lôi kéo bang phái, hình thành “vùng tham nhũng”. Vấn đề tham nhũng đã lấn sang vấn đề chính trị, “dẫn đến việc bày vẽ mưu mô chước quỷ trong chính trị”.

Mồng một năm nay, tuần báo Phượng Hoàng của Hồng Kông tiết lộ vụ việc Chu Vĩnh Khang cùng với Bạc Hy Lai thành lập một đồng minh chính trị, hai người này có mật đàm với nhau một lần tại Trùng Khánh, nội dung cuộc nói chuyện có đề cập đến việc cố gắng phục hồi “Cách Mạng Văn Hóa”, đồng thời biểu thị cần phải “làm lớn một trận”. Điều này đã chứng thực tin đồn trong giới truyền thông hải ngoại là Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang có mưu đồ chính biến.

Đại Kỷ Nguyên đưa tin, việc Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang mưu đồ chính biến để tước đoạt quyền lực trong tay Tập Cận Bình là để né tội trạng bức hại và mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của phe Giang, kế hoạch chính biến là do Giang Trạch Dân chỉ đạo, chủ mưu là Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang dựa vào quyền lực của ghế Chính Pháp ủy mà thực thi, liên kết các thế lực thân Giang nằm trong hệ thống quân đội, ý đồ phế bỏ Tập Cận Bình để cho Bạc Hy Lai thế chỗ. Ý đồ “nuôi quân” của Giang ấp ủ đã lâu, nhưng chỉ vì việc Vương Lập Quân chạy trốn sang lãnh sự quán Mỹ mà tất cả đều đổ bể.

Trước giờ, Tăng Khánh Hồng vẫn được xem như là “tổng quản” hoặc “quân sư” của Giang Trạch Dân, đảm nhận vai trò bày vẽ mưu mô trong cung cấm, cũng là cầm đầu đặc vụ, được nội bộ Trung Cộng gọi là “sát thủ mặt đen”, thủ đoạn cực kỳ tàn nhẫn. Ngoài việc  giúp cho Giang hạ độc giết Dương Thượng Côn, Tăng Khánh Hồng còn là người bày mưu vẽ kế cho cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công, nhờ đó mà thăng quan tiến chức.

Truyền thông Hồng Kông: năm 2015 sẽ có “cự hổ” sa lưới

Ngày 23 tháng 2, trang chủ Phượng Hoàng, cơ quan truyền thông cua Trung Cộng tại Hồng Kông  đưa tin “tiết lộ năm 2015 sắp có ‘cự hổ’ sa lưới, Ủy ban Kỷ luật Trung ương đang khẩn trương triển khai”. Bản tin nói, hội nghị Bộ Chính trị Trung Cộng đã nâng cấp cuộc chống tham nhũng thành cuộc “đấu tranh”, cả Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn khi nhắc đến chống tham nhũng đều sử dụng từ “trấn áp”, hàng loạt các quan chức cấp cao ngã ngựa vào năm ngoái là việc trước giờ chưa xảy ra, vào năm 2015 cơn bão này sẽ càng mãnh liệt hơn.

Bản tin còn dẫn lời của giáo sư Uông Ngọc Khải, học viện Hành chính Quốc gia cho rằng, giống năm 2014, các “đại lão hổ” giống như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu sẽ bị sa lưới vào năm 2015.

Truyền thông chính phủ: đằng sau bản án Tô Vinh có hiện tượng “đồng minh tập đoàn” 

Ngày 16 tháng 2, nguyên phó chủ tịch Chính Hiệp Tô Vinh bị “song khai”, sau đó bị bắt giao cho cơ quan tư pháp xử lý. Truyền thông chính phủ thông báo, Tô Vinh “vi phạm kỷ luật của tổ chức, nhân sự, cá nhân tự ý sửa đổi quyết định của tổ chức”; “mua quan bán chức trắng trợn”; “tham nhũng nghiêm trọng, còn dung túng thân thuộc chuyên quyền cán chính”; “ có trách nhiệm lãnh đạo chủ chốt đối với vấn đề tham nhũng  nghiêm trọng ở Giang Tây”, vân vân.

Ngày 17 tháng 2,  diễn đàn Tân Hoa của Trung Cộng có đăng một bài viết nặc danh mang tên “vì sao Tô Vinh tự ý sửa đổi quyết định của tổ chức?” Bài viết nói, “tự ý sửa đổi quyết định” được liệt kê ra hàng đầu, chứng tỏ vấn đề này khá nghiêm trọng, còn nói Tô Vinh “dù có sợ chăng nữa vẫn còn có chỗ dựa lưng, có bầy bọn, có tập đoàn, có đồng minh”, do vậy mới dám “đối kháng” với Bộ Chính trị.

Trước đó còn có bản tin  nói rằng, Tô Vinh có quan hệ mật thiết với bốn quan viên cao cấp thân Giang phái là Tăng Khánh Hồng, Ngô Quan Chính, Chu Vĩnh Khang, Trương Đức Giang, nhờ theo sát Giang Trạch Dân trong quá trình bức hại học viên Pháp Luân Công mà quan vận được hanh thông.

Tô Vinh chính là tâm phúc của Tăng Khánh Hồng, năm 2006 nhận chức phó hiệu trưởng thường vụ trường Đảng và năm kế tiếp lại nhậm chức bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tây, tất cả đều do Tăng Khánh Hồng sắp xếp, Giang Tây cũng là quê của Tăng Khánh Hồng.

Phân tích: mục tiêu “đả cự hổ” của Tập Cân Bình và Vương Kỳ Sơn đã khóa chặt vào Tăng Khánh Hồng

Bình luận viên thời sự chính trị Hạ Tiểu Cường phân tích, trong những nhân vật chủ chốt của cuộc chính biến mà Giang Trạch Dân vạch ra nhắm vào Tập Cận Bình thì Bạc Hy Lai là người phụ trách thực thi những động thái cụ thể trên đài chính trị, ngoài ra, đóng vài trò sách lược đứng đằng sau tấm màn sân khấu là Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân, trong đó vai trò của Tăng Khánh Hồng là trọng yếu.

Tăng Khánh Hồng là nhân vật hạt nhân của tập đoàn Giang Trạch Dân, đảm nhiệm vai trò “quân sư”, ông ta hầu như là người vạch ra phần lớn các kế hoạch và động thái của Giang phái. Tất cả các sự kiện lớn nhắm vào Tập Cận Bình trước và sau khi ông này nhận chức như chính biến, tranh quyền đoạt lợi đều có bóng dáng của Tăng Khánh Hồng đứng sau chỉ đạo. Do vậy, sau khi các nhân vật hạt nhân trong cuộc chính biến là Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai ngã ngựa, “đại lão hổ” tiếp theo hiển nhiên là chỉ Tăng Khánh Hồng.

Hạ Tiểu Cường cho rằng, đồng thời, do quan hệ hết sức mật thiết giữa Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng cũng là con hổ giữ đường duy nhất còn lại trước mặt Giang Trạch Dân. Mục tiêu “đả hổ” cuối cùng của Tập Cận Bình là nhắm vào Giang Trạch Dân, dẹp bỏ Tăng Khánh Hồng cũng là dẹp bỏ bức bình phong cuối cùng trước mặt Giang Trạch Dân.

Do vậy, vào năm 2015, Tập Cận Bình đã triển khai hàng loạt các động thái nhắm thẳng vào Tăng Khánh Hồng, dần dần dẹp bỏ tay chân thân tín của họ Tăng là Tô Vinh và Mã Kiến, “cắt lông tỉa cánh”, đồng thời không ngớt lợi dụng truyền thông để tạo uy thế, ám chỉ Tăng Khánh Hồng là “lão hổ” tiếp theo sa lưới, cho đến gần đây là sử dụng hình ảnh “Khánh Thân Vương” để ẩn dụ. Những tín hiệu này được công khai với mật độ cao, biểu thị sợi dây giăng quanh Tăng Khánh Hồng đã dần siết chặt, cũng là dồn Giang Trạch Dân vào chân tường.

Bình luận viên thời sự chính trị Chu Hiểu Huy cho rằng, việc Ủy ban Kỷ luật Trung ương phê phán Khánh Thân Vương có thể là một tín hiệu rõ ràng truyền ra bên ngoài, biểu thị sẽ sắp động đến Tăng Khánh Hồng. Ngoài ra, nếu động đến Tăng Khánh Hồng, thì tội trạng của Giang Trạch Dân cũng không thể không truy cứu, giống như những tín hiệu gần đây được Tập Cận Bình truyền đi một cách đanh thép: “không có vương bá trong tham nhũng”, “chống tham nhũng không nể cấp bậc”.

Epoch Times Staff

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét