VRNs (02.03.2015) – “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai!”
Trẻ em là rường cột của quê hương đất nước, là tương lai của xã hội mai sau. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư về lâu về dài. Các em là những cây non mỗi ngày mỗi lớn cao, tương lai các em sẽ là rường cột cho đất nước mình. Các em cần làm nên sự nghiệp vĩ đại hiển hách, đem lại hòa bình cho thế giới, đem lại hạnh phúc cho nhân loại.
Thế nhưng, chính quyền huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh đã đuổi học 155 em học sinh Công Giáo thuộc Giáo Xứ Đông Yên – xã Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh trong độ tuổi Mầm Non, Tiểu Học và Trung Học Cơ Sở.
Trước khi bắt đầu năm học 2014 – 2015, các bậc Cha Mẹ của các em đã chuẩn bị đầy đủ hành trang cho các em cắp sách tới trường. Thế nhưng, khi đến ngày Khai Giảng năm học mới các bậc phụ huynh đưa con em của mình đến nhập học thì nhận được thông báo là các em không có danh sách trong lớp học của Trường.
Qua tìm hiểu sơ bộ, phụ huynh của các em thắc mắc tại sao lại không có danh sách của các em trong năm học mới này? Thầy Hiệu Trưởng của trường THCS Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh đã trả lời: “danh sách của các em đã chuyển đến chỗ tái định cư mới của người dân Đông Yên – xã Kỳ Lợi cách chỗ ở hiện tại khoảng 30 km.” Các bậc phụ huynh thắc mắc tại sao chúng tôi chưa chuyển lên chỗ tái định cư mới và hiện giờ vẫn đang ở tại thôn Đông Yên – xã Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh, vậy sao nhà trường lại bắt chuyển các em lên trên đó? Lên trên đó ở cùng với ai khi các em đang còn rất nhỏ? Thầy Hiệu Trưởng dường như cũng đồng cảm tâm trạng với các bậc phụ huynh nên đã thốt nên lời: “thật lòng chúng tôi không muốn như vậy vì các em cũng là những trò ngoan của mái trường nhưng vì lệnh cấp trên nên bắt buộc chúng tôi phải thi hành.”
Dù rằng hiện tại Trường THCS Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh vẫn để trống 6 phòng học vì không có đủ học sinh theo học. Tuy nhiên, vì các em không có danh sách trong lớp học nên khi đến trường thầy cô đã không cho các em vào lớp để tiếp tục học hành. Cho nên năm học 2014 – 2015 các em tại thôn Đông Yên – xã Kỳ Lợi trong độ tuổi 4 – 15 đã phải nghỉ học ở nhà không được cắp sách tới trường.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên?
Qua tìm hiểu được biết, vào cuối năm 2012 chính quyền huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh triển khai cuộc di dân tái định cư đối với Giáo Dân xứ Đông Yên lên chỗ tái định cư mới. Cũng từ đây giữa chính quyền và người dân đã bắt đầu xảy ra những mâu thuẫn sâu sắc.
Trên mảnh đất mà người dân Đông Yên – xã Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh sinh sống đã có hơn 100 năm bề dày lịch sử. Chính nơi đây Ông Bà tổ tiên đã nhìn thấy những ưu đãi mà Thượng Đế ban tặng cho hậu duệ con cái mai sau và cũng chính vì thế mà họ đã quyết định dừng chân lập nghiệp trên mảnh đất màu mỡ này. Hôm nay (trước thời điểm di dời tái định cư) nhìn vào Giáo Xứ Đông Yên ai cũng phải trầm trồ thán phục bởi sự phồn thịnh về vật chất lẫn tinh thần của người dân nơi đây: nhà cửa cao tầng mọc lên san sát, đường làng ngõ xóm người dân tự vận động “nông thôn hoá”, thành lập các xí nghiệp chế biến hải sản,… thu nhập của người dân ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, khi chính quyền huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chính sách di dời người dân thôn Đông Yên lên chỗ tái định cư mới nhưng không đạt được sự đồng thuận trong dân và cũng từ đó đã tạo nên Đông Yên ngày hôm nay. Một Đông Yên hoang tàn đổ nát, con người mất niềm tin vào cuộc sống, trẻ em bơ vơ không được tới trường,….
Khi tìm hiểu thực tế trong việc di dời TĐC (Tái Định Cư) mới hay, thôn Đông Yên nằm giữa hait hôn là Tân Phúc Thành và thôn Hải Thanh. Trong việc TĐC này thì hai thôn Tân Phúc Thành và Hải Thanh lại không bị ảnh hưởng gì, cuộc sống của người dân hai thôn này vẫn bình thường không xảy ra chuyện gì. Nhưng ngược lại, người dân Thôn Đông Yên – xã Kỳ Lợi (nguyên cả một Xứ Đạo có hơn 1000 hộ dân sinh sống) lại bị tàn phá tan hoang như bãi chiến trường sau chiến tranh. Phải chăng nhà cầm quyền Tỉnh Hà Tĩnh muốn xoá sổ Xứ Đạo có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển???
Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để hòng giải phóng mặt bằng. Thế nhưng khi người dân thôn Đông Yên tìm hiểu sự việc giải phóng mặt bằng để nhằm mục đích gì thì chính quyền huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh đã không thể trả lời một cách chính đáng. Vì vị trí địa lý của thôn Đông Yên không thuộc vào vùng “đặc khu kinh tế Vũng Áng” cũng không vì lý do “an ninh quốc gia”. Vậy chính quyền huyện Kỳ Anh muốn giải phóng mặt bằng thôn Đông Yên để làm gì? Trong khi hai thôn Tân Phúc Thành và Hải Thanh nằm hai đầu của thôn Đông Yên lại không bị giải phóng mặt bằng là sao? Đây vẫn là câu hỏi lớn đối với chính quyền huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh trong việc di dời TĐC đối với người dân thôn Đông Yên.
Cũng vì những khúc mắc chưa rõ ràng giữa người dân thôn Đông Yên với chính quyền huyện Kỳ Anh và nhất là trong việc đền bù chưa thỏa đáng nên 158 hộ dân vẫn chưa di dời lên chỗ TĐC mới. Qua tìm hiểu thực tế tại sao những hộ dân vẫn còn ở lại không chịu chuyển lên chỗ TĐC mới vì những lý do sau:
- Mục đích di dời , giải tỏa chưa được sáng tỏ.
- Chính quyền huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh đã định mức tài sản vật chất của người dân không đúng giá bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở nơi TĐC mới không đáp ứng những điều kiện sống căn bản về: y tế, giáo dục, công ăn việc làm, sinh hoạt tôn giáo,…
- Nơi đây (thôn Đông Yên) vẫn là quê cha đất tổ mà Ông Bà tổ tiên đã gầy dựng qua bao thế hệ và nay là con cháu tiếp tục nối dõi,…
Chính vì thế mà những hộ dân nơi đây không muốn rời bỏ xứ sở của mình để đến một vùng đất xa lạ để bắt đầu cuộc sống mới trong khi còn những bức xúc chưa được chính quyền huyện Kỳ Anh giải quyết một cách thấu tình đạt lý.
Một người dân đang ở lại chia sẻ: “chúng tôi không thể từ bỏ mảnh đất mà ông cha để lại cho con cháu để đi đến một nơi không bảo đảm các quyền lợi chính đáng. Trong khi ở đây chúng tôi có cuộc sống ổn định, có công ăn việc làm, cơ sở vật chất đầy đủ. Ngược lại, cuộc sống nơi TĐC không có việc làm, không có thu nhập,…” – ông Trần Việt Hoa chia sẻ.
Một người dân đã đi TĐC nhưng vẫn quay về chỗ ở cũ chia sẻ trong nước mắt: “lúc đầu nhà nước hứa hẹn nhiều điều, thế nhưng sau khi nhận tiền đền bù thì số tiền đó không đủ để dựng nhà dựng cửa, cuộc sống trở nên túng thiếu khi không có việc làm, không có thu nhập. Vì thế, chúng tôi phải quay về để tiếp tục nghề cũ để kiếm sống.Nếu ở trên đó (nơi TĐC) thì chỉ có chết đói cả nhà mà thôi.” – Chị Mai Thị Hoà
Một gia đình giấu tên chia sẻ cuộc sống của những gia đình nơi ở TĐC mới: “hầu hết mọi người không có công ăn việc làm nên sinh ra nhậu nhẹt, bài bạc, trộm cắp,…Vì thế mà cuộc sống của những người TĐC vô cùng khó khăn. Ai cũng muốn quay về quê hương nhưng về đâu khi chính quyền đã cho xe Cẩu đến phá nát nhà tan hoang đổ nát.”
Trước những khó khăn và tồn tại như vậy nên những hộ dân còn lại không muốn rời bỏ xứ sở để đến một vùng đất mới không có tương lai. Vì thế, chính quyền huyện Kỳ Anh đã dùng nhiều biện pháp để cưỡng chế người dân thôn Đông Yên chuyển lên khu TĐC mới. Tuy nhiên, 158 hộ dân còn lại quyết bám trụ quê hương đến cùng cho dù có phải mất tính mạng đi chăng nữa.
Chính quyền huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh đã dùng đến biện pháp không cho các con em của 158 hộ gia đình còn ở lại được tiếp tục đi học ở trường THCS Kỳ Lợi. Với sự chỉ đạo của cấp trên, ban giám hiệu nhà trường đã chuyển danh sách của 155 em học sinh trong độ tuổi mầm non và THCS Kỳ Lợi lên nơi TĐC mới cách nhà 30 -40 km. Trong khi gia đình của các em vẫn còn bám trụ lại cuộc sống nơi đây thì mỗi ngày các em làm sao có thể vượt 30-40 km để tới trường?
Những Ước Mơ Của Các Em Nhỏ
Hiện giờ, toàn bộ 155 em học sinh đều phải ở nhà vì các em không được tới trường THCS Kỳ Lợi để cùng bạn bè học tập.
Tình cờ, tôi gặp một toán em nhỏ đang ngồi nhặt đá trước đống đổ nát của cảnh vật xung quanh và hỏi thăm về ước mơ của các em sau này sẽ làm gì?
Em Đậu Thị Tú Anh 13 tuổi chia sẻ: “Em muốn sau này sẽ trở thành Bác Sỹ để có thể giúp đỡ mọi người.”
Em Đậu Thị Mỹ Thương 12 tuổi nói lên mơ ước của mình: “em muốn sau này mình sẽ trở thành một Nữ Tu
Và mong ước hiện giờ của các em là sẽ được cắp sách tới trường như bao bạn bè, được học tập, được vui chơi, được thầy cô và bạn bè yêu mến, được ở lại trên mảnh đất thân thương này.
Nhìn những ánh mắt thơ ngây và hồn nhiên của các em không ai không suy nghĩ: “liệu rồi tương lai của các em sẽ về đâu khi không được học hành? Và tương lai của Đất Nước sẽ như thế nào khi tuổi trẻ được ươm mầm trong một môi trường xã hội như thế này?”
Kết
Đất Nước của chúng ta sau này như thế nào là tuỳ thuộc vào các thế hệ của tương lai. Vì thế mà Trẻ Em cần được chăm sóc và dạy bảo trong những điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên, chính quyền Hà Tĩnh đã dùng “chính sách ngu dân” đối với 155 em học sinh thuộc xóm Đông Yên – xã Kỳ Lợi – huyện Kỳ Anh để ép những hộ dân còn lại phải ra đi đến nơi ở TĐC mới. Việc làm này hoàn toàn sai trái với Pháp Luật hiện hành và còn ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của các em học sinh.
Vì vậy, chúng tôi tha thiết kêu gọi những tổ chức bảo vệ nhân quyền tiếp tục theo dõi và lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người có liên quan. Nhất là đối với 155 em học sinh không được tiếp tục cắp sách tới trường.
CTNLT Chu Mạnh Sơn
CHÓ SĂN ĐẢNG LẠI RƯỚC DÂN TÀU SANG LẬP LÀNG MẠC RỔI CHỨ GÌ NÊN NÓ CHƠI TỚI CHIÊU MẤT DẠY CUỐI CÙNG NÀY ĐẨY DÂN ĐẾN CHỖ PHẢI CẦM GIÁO MÁC ĐỨNG LÊN TIÊU DIỆT QỦY CON ĐẾN QỦY LỚN THÔI .
Trả lờiXóa