Pages

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

TRẦN VĂN MINH - NHỮNG SỰ DỐI TRÁ ÁC ĐỘC CỦA TRUYỀN THÔNG VỀ VIỆT NAM CUỐI CÙNG ĐÃ BỊ PHƠI BÀY

Một câu chuyện làm bừng mắt cuối cùng nói lên sự thật vềchiến tranh gây tranh cãi nhất của Mỹ
WND (25-03-2015)
Tác giả: Chelsea Schilling
Người dịch: Trần Văn Minh
1
Vào ngày 11 tháng 6 năm 1963, một nhà sư Phật giáo Đại thừa Việt Nam tự thiêu tại một ngã tư đông người ở Sài Gòn.
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan của Nam Việt Nam, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam, tử hình một du kích Việt Cộng vào ngày 01 tháng hai năm 1968.
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan của Nam Việt Nam, Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam, tử hình một du kích Việt Cộng vào ngày 01 tháng hai năm 1968.
Những hình ảnh đáng kinh ngạc đã mãi mãi in sâu vào tâm trí của người Mỹ trong thập niên 1960.
Một nhà sư tưới đầy xăng lên mình và tự thiêu đến chết trên một con đường tấp nập ở Sài Gòn.
Một cảnh sát trưởng của Nam Việt Nam chĩa súng vào đầu của một tù nhân và sắp sửa bóp cò.
Một bé gái trần truồng khóc lóc và đang chạy khỏi một cuộc tấn công bom napalm của Mỹ khiến cô bị phỏng nặng.
Đó là chiến tranh Việt Nam như được miêu tả qua ống kính thiên lệch của giới truyền thông Mỹ.
Lính Mỹ bị coi là kẻ điên khùng giết trẻ em và nghiện ma túy, và những kẻ giết người. Đồng minh Việt Nam của Mỹ Việt cũng không tốt hơn; họ thường được miêu tả là tham nhũng, hèn nhát và không xứng đáng với sự hy sinh của quân đội Mỹ.
Trang nhất của nhật báo Plain Dealer tường trình vụ lính Mỹ giết hại hàng loạt thường dân Nam Việt Nam vào ngày 16 tháng 3 năm 1968.
Trang nhất của nhật báo Plain Dealer tường trình vụ lính Mỹ giết hại hàng loạt thường dân Nam Việt Nam vào ngày 16 tháng 3 năm 1968.
Nhưng phải chăng những hình ảnh và cảnh tượng này – nhảy múa trên truyền hình và báo chí Mỹ – thực sự tiêu biểu cho câu chuyện có thật ở Việt Nam và sứ mạng ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản?
Phó giám đốc Richard Botkin và giám đốc Fred Koster có một cái nhìn khác biệt về chiến tranh Việt Nam và các binh sĩ từng chiến đấu, trong bộ phim tài liệu mới, “Ride the Thunder: Một câu chuyện chiến tranh Việt Nam về chiến thắng và sự phản bội”, sẽ được phát hành vào ngày 27 tháng 3 tại Westminster, California. Bộ phim miêu tả những câu chuyện đầy cảm hứng mà các phương tiện truyền thông đã bỏ quên – một câu chuyện về tình bạn, lòng dũng cảm, lòng yêu nước và sự hy sinh.
Botkin nói, thẳng thắn mà nói, người Mỹ đã bị lừa.
“Những người phục vụ ở Việt Nam trong mọi khía cạnh đều tuyệt vời như cha chú của họ, những người phục vụ trong Thế chiến thứ Hai”. Ông nói với trang tin WND, thêm rằng “có hàng ngàn sĩ quan cấp úy phục vụ trong thủy quân lục chiến và lục quân, nhưng chỉ một cái tên duy nhất được nhắc tới là Trung úy William Calley”, một cựu sĩ quan quân đội Mỹ bị kết tội giết chết 22 thường dân Nam Việt Nam không có vũ khí trong tay tại Mỹ Lai vào ngày 16 tháng 3 năm 1968.
Botkin nói: “Chúng ta phải thay đổi điều đó”.
Sau nhiều năm chiến tranh kết thúc, cựu Tổng thống Richard Nixon than rằng: “Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ bị hiểu lầm nhiều hơn là chiến tranh Việt Nam. Khi đó nó được tường trình sai. Bây giờ nó được ghi nhớ không đúng cách”.
“Ride the Thunder”: binh sĩ thủy quân lục chiến ở Việt Nam
“Ride the Thunder”: binh sĩ thủy quân lục chiến ở Việt Nam
Ông Botkin cho biết, nhiều bộ phim phổ biến về Việt Nam – như “Apocalypse Now”, “The Deer Hunter”, “Good Morning, Việt Nam”, “Rambo” và “Full Metal Jacket” – phục vụ giải trí thật tuyệt vời, nhưng chúng thường bóp méo quá đáng sự thực về các chiến sĩ, là những người đã chiến đấu dũng cảm để ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.
Richard Botkin
Richard Botkin
Ông Botkin nói, “Họ miêu tả những người lính Mỹ là những kẻ nghiện ngập, lường gạt, là một nạn nhân, đi vào chiến tranh vì lý do sai lầm. Và khi người lính ấy trở về, anh ta chắc chắn sẽ bị đẩy qua bên lề và tùy lòng thương xót của hệ thống hành chánh quân sự. Và đồng minh Việt Nam của chúng ta được miêu tả tệ hại hơn. Họ được cho là tham nhũng, không hiệu quả, không muốn chiến đấu, không xứng đáng để được [Mỹ] bảo vệ”.
Nhưng Botkin – người cũng là tác giả cuốn sách của WND dẫn tới bộ phim “Ride the Thunder”, và đã đi xem lại các chiến trường xưa ở Việt Nam và ghi lại những câu chuyện về thủy quân lục chiến Việt Nam và các cố vấn Mỹ của họ – nhất quyết khẳng định rằng “các điều mô tả đó là hoàn toàn sai”.
Ông nói, “Bộ phim là nỗ lực của chúng ta để cố gắng sửa chữa lại các sai lầm lịch sử, để giữ lại một hồ sơ tích cực hơn về người lính Mỹ và cũng như đồng minh Việt Nam của chúng ta. Cộng sản là kẻ ác. Chúng ta phản đối là đúng”.
Vào đầu thập niên 1970, theo chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống Richard Nixon, cuộc chiến được chuyển cho miền Nam Việt Nam. Phim của ông Botkin kể về câu chuyện ít được biết đến của một số chiến sĩ thủy quân lục chiến Mỹ và Việt Nam, kẻ đã chiến đấu dũng cảm để ngăn chặn cuộc xâm lăng của Cộng sản – gần như giữ vững được Nam Việt Nam – trong đợt tổng tấn công của Bắc Việt từ vùng Phi Quân sự [vĩ tuyến 17], được biết đến với tên Chiến dịch Xuân Hè 1972.
Trong một câu chuyện có thật, bộ phim cho thấy như thế nào khi quân đội Bắc Việt với 20.000 binh sĩ và 200 xe tăng liên tục tiến đến cầu Đông Hà, cuộc tấn công của họ đã bị một lực lượng nhỏ với hơn 700 thủy quân lục chiến Việt Nam và cố vấn quân sự Mỹ chặn lại.
Mặc dù các binh sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam gần như thắng trận, họ sẽ phải chịu đựng kinh khủng, đói khát và trải qua nhiều năm lao động khổ sai sau chiến tranh dưới tiến trình cải tạo của cộng sản.
Diễn viên Joseph Hiếu đóng vai đại úy thủy quân lục chiến Việt Nam Lê Bá Bình (thứ hai từ trái sang), người bị giam tại một trại cải tạo của cộng sản trong bộ phim, "Ride the Thunder"
Diễn viên Joseph Hiếu đóng vai đại úy thủy quân lục chiến Việt Nam Lê Bá Bình (thứ hai từ trái sang), người bị giam tại một trại cải tạo của cộng sản trong bộ phim, “Ride the Thunder”
Trung tá Lê Bá Bình ở Quảng Trị trước khi bị thương lần thứ 9, năm 1972
Trung tá Lê Bá Bình ở Quảng Trị trước khi bị thương lần thứ 9, năm 1972
Bộ phim theo chân đại úy thủy quân lục chiến Lê Bá Bình, nhân vật chính do Joseph Hiếu thủ vai, trong thời gian ở trại giam của cộng sản ở Nam Hà vào năm 1979.
Ông Botkin giải thích, “Chúng tôi bắt đầu với ông trong một trại cải tạo và với tất cả những sự hồi tưởng. Trong lúc hồi tưởng, chúng tôi đi đến Việt Nam, sau Thế chiến thứ II, với anh ta như một cậu bé. Chúng tôi đi đến tất cả người Mỹ và người Việt Nam, những người được phỏng vấn và kể lại một cách thích đáng câu chuyện thông qua kinh nghiệm cuộc sống của Bình”.
Bình, một người khó có đối thủ trong sự nghiệp chiến đấu, đã phục vụ 13 năm ở các chiến trường hạng nặng và 11 năm trong các trại tù. Mặc dù có rất nhiều vết thương chiến tranh và đồng đội bị tử nạn, ông đã cho thấy sự can đảm vững chắc trước những khó khăn khôn cùng. Ông đã bị thương chín lần và được giải thưởng Huy chương bạc của Mỹ.
Ông Botkin giải thích, “Khi người Mỹ đến Việt Nam, họ thường ở khoảng 12 hoặc 13 tháng, nhưng Bình đã ở đó thường xuyên. Nhờ ông mà chúng tôi kể lại câu chuyện, hy vọng sẽ làm cho người Mỹ thấy rằng sự hy sinh của họ là hợp lý”.
​"Ride the Thunder": trại giam cải tạo của cộng sản
​”Ride the Thunder”: trại giam cải tạo của cộng sản
Khi chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân Việt Nam di tản chạy trốn cuộc xâm lược của cộng sản. Những người dân vô vọng đã phải đối mặt với tù tội và tử hình. Vào sáng ngày 30 Tháng Tư năm 1975, thủy quân lục chiến Việt Nam không còn tồn tại sau 21 năm chiến đấu.
Dàn diễn viên của bộ phim bao gồm nhiều người tỵ nạn Việt Nam. Thực ra, địa điểm của buổi chiếu phim ra mắt, miền Nam California, là nơi ở của khoảng 370.000 người Mỹ gốc Việt, nhiều người trong số họ là những người di dân thế hệ đầu tiên, người tỵ nạn hay cựu chiến binh của miền Nam Việt Nam trước đây. Gần 200.000 người Mỹ gốc Việt sinh sống tại Quận Cam.
Ông Botkin nói, “Đối với họ, kể câu chuyện này đòi hỏi nhiều hơn là một việc làm. Điều này thực sự là một cái gì đó họ nhiệt tình tin tưởng. Tất cả những người này chống cộng manh mẽ. Họ nhiệt tình, bởi vì họ đã phải chịu đau khổ dưới bàn tay của người cộng sản. Gia đình của họ đã bị giết hoặc bị tra tấn dã man. Họ đã mạo hiểm rất nhiều và phải trả một giá cao cho sự tự do của họ. Tôi không thể không tôn trọng họ”.
“Ride the Thunder”: trại cải tạo của cộng sản
“Ride the Thunder”: trại cải tạo của cộng sản
Ông Botkin cho biết, đối với sứ mạng của Mỹ tại Việt Nam, nỗ lực của Mỹ đã mua thời gian cho phần còn lại của Á Châu đang phát triển xây dựng tự do mà không bị ảnh hưởng của cộng sản.
Ông nói, “Khi chúng tôi đặt chân lên bờ vào năm 1965, đã có những cuộc nổi dậy của cộng sản ở Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Các nỗ lực của Mỹ – cùng với tất cả những sai sót mà người ta chỉ ra – đã chặn đứng sự lan rộng của cộng sản và giúp cho các nền kinh tế đó thời gian để phát triển. Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ thắc mắc gì về các nỗ lực đúng đắn của chúng ta”.
Đối với uy tín của Mỹ ngày hôm nay, ông Botkin nói, “Chúng ta đang chiến đấu cho linh hồn của quốc gia. Người ta nghĩ rằng nước Mỹ xấu. Nhưng Mỹ là ánh sáng soi đường cho thế giới. Chúng ta là người tốt”.
“Chúng ta là những người tốt trong Thế chiến II. Chúng ta là những người tốt trong chiến tranh Triều Tiên. Và không ngờ rằng, chúng ta là những người tốt ở Việt Nam”.
​“Ride the Thunder”: chiến thắng gần cầu Đông Hà
​“Ride the Thunder”: chiến thắng gần cầu Đông Hà
Về tác giả: Chelsea Schilling là một biên tập viên tin tức và bình luậncho tuần báo WND và một cựu chiến binh quân đội Mỹ. Cô có bằng cử nhân báo chí và cũng là người soạn tin tức cho USA Radio Network và là một phóng viên tin tức cho nhật báo SacramentoUnion.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét