Pages

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Hiện tình di dân tại Việt Nam

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

034_2372229.jpg

Dân nhập cư bán hoa mùa Tết ở Hà Nội.
 AFP photo



Hiện tình di dân và các vấn đề mục vụ liên quan di dân là một nội dung quan trọng được các giám mục Việt Nam bàn thảo tại Hội nghị Thường niên kỳ 1 năm 2015 vừa kết thúc hôm ngày 16 tháng 4 vừa qua.

Gia Minh phỏng vấn giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn Giáo phận Vinh, nơi có nhiều tín hữu phải ra đi khắp nơi để tìm kiếm công ăn việc làm.

Hoạt động mục vụ di dân

Trước hết giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp cho biết:
GM Nguyễn Thái Hợp: Đây là vấn đề rất là bức xúc. Nó có hai vấn đề: di dân trong nước và di dân đi ra nước ngoài. Sở dĩ có những chuyện như vậy mà nguyên gốc sâu xa hơn thì chúng tôi nói về hoạt động mục vụ di dân. Coi đó như là một bổn phận. Và cũng kêu gọi cộng đồng những nơi mà người di dân đến thì làm sao phải đón nhận, tạo cơ hội để người di dân có thể hòa nhập. Chính vì vậy, chúng ta phải đổi thái độ: không coi như người di dân; Nhìn người di dân với cặp mắt ác cảm mà với cặp mắt huynh đệ.
Đây là vấn đề rất là bức xúc. Nó có hai vấn đề: di dân trong nước và di dân đi ra nước ngoài. Sở dĩ có những chuyện như vậy mà nguyên gốc sâu xa hơn thì chúng tôi nói về hoạt động mục vụ di dân.
-GM Nguyễn Thái Hợp
Về phương diện nào đó thì tất cả những chính sách phát triển của đất nước đều có sự đóng góp của người di dân. Họ đóng góp rất nhiều và đa số họ được lãnh nhận lại với mức lương và điều kiện sống khắc nghiệt hơn. Tất cả những thành phố đã phát triển, nếu không có sự hiện diện và đóng góp của người di dân thì chúng ta thấy rằng vấn đề phát triển sẽ không được duy trì. Một vài thành viên trong hội đồng có nói một ví dụ. Chẳng hạn như thành phố HCM trong dịp tết thì thấy vắng vẻ hẳn, ngay cả những sinh hoạt vì không còn người di dân bởi vì họ đã đi về những nơi khác. Bây giờ, mục vụ của Giáo hội Công giáo rất để ý đến người di dân. Coi đó như là bổn phận. Trong Cựu ước thì  người Do thái là một dân tộc di dân và có người cũng nói Đức Gie-su cũng là người di dân. Vì vậy, thái độ đối người di dân được nhìn với cái nhìn khác.
Gia Minh: Vâng, ngoài những kêu gọi đối với cộng đồng và các cơ quan chức năng thì như Giám mục vừa mới nói là Giáo hội cũng phải có nhiệm vụ. Vậy cụ thể những nhiệm vụ được đề ra trong công tác di dân này trong thời gian hiện nay cũng như sắp đến như thế nào, thưa Đức Giám mục?
GM Nguyễn Thái Hợp: Thật sự ra nói rất nhiều mà thấy rằng chưa thực hiện được bao nhiêu. Trước hết là phải làm gì cho người di dân - người di dân trong nước và di dân đi ra nước ngoài. Chúng tôi đã có dịp đi ra một số nước có nhiều người di dân Việt Nam, chẳng hạn như Đài Loan, Mã Lai và một số nước nữa, thì thấy đó là thảm cảnh của người di dân. Chính vì vậy kêu gọi cộng đồng Việt Nam nên ý thức về tình trạng đó. Rất nhiều người di dân, những người đang ở Đài Loan và Nam Hàn, nhiều khi họ đi ra mà không được thông tin đầy đủ. Hầu như họ đi theo thông tin của những người trong cùng thôn xóm. Hơn nữa, một số người di dân bị rao bán như là những món hàng qua những hình ảnh dán để người nào có thể  kết hôn với những người đó. Rất nhiều người di dân rơi vào tình trạng bị bóc lột. Hôm nay, có lẽ nhờ cái mục vụ đã làm cho một số nơi đỡ hơn.
nguoi-gia-622.jpg
Một Cụ Bà bán bánh tráng tại Sài Gòn, ảnh minh họa.
Tuy nhiên, tình trạng của người di dân Việt Nam rất là thê thảm. Đặc biệt, những cô gái ra đi từ đồng bằng sông Cửu Long sang những nơi khác để làm vợ và nhiều khi phải phục vụ tất cả những người đàn ông trong gia đình. Có rất nhiều trường hợp đi đến tử vong. Có nhiều trường hợp bị đối xử tàn tệ và trở thành phế nhân. Vấn đề cuối cùng đặt ra “Tại sao có di dân như vậy?”. Vấn đề không phải chỉ nằm trên bình diện nhỏ và tương giao của mục vụ mà vấn đề đặt ra trên một diện lớn hơn. Cơ chế, hệ thống kinh tế của chúng ta, vấn đề phát triển của chúng ta như thế nào mới đẩy những người Việt Nam ra bên ngoài như vậy để tìm việc trong điều kiện thê thảm như vậy. Tại sao cho những người môi giới hoạt động hoành hành, công khai một cách trắng trợn như vậy. Chính những người đó đẩy người di dân vào những thảm trạng. Chúng ta biết rằng người di dân bị bóc lột rất nhiều bởi những tổ chức môi giới như vậy.
Vì vậy, nếu họ làm việc theo hợp đồng trong 2,3 năm thì họ không đủ tiền để trả tiền cho người môi giới. Do vậy, đa số di dân Việt Nam ra ngoại quốc phải chấp nhận vào hoàn cảnh là bên ngoài luật pháp; Phải trốn đi để ở tiếp một thời gian thì lúc đó mới có đủ tiền để mà trả và có cái gì để mà đem về cho gia đình. Thảm trạng nằm ở đó. Làm sao có những cơ quan ý thức những chuyện đó để cho người di dân đi ra nước ngoài được chính thức, được cơ quan bảo trợ chứ không rơi vào tay những tổ chức môi giới bóc lột người di dân như vậy. Đó là những vấn đề được đặt ra.
Kêu gọi cộng đồng những nơi mà người di dân đến thì làm sao phải đón nhận, tạo cơ hội để người di dân có thể hòa nhập. Chính vì vậy, chúng ta phải đổi thái độ: không coi như người di dân; Nhìn người di dân với cặp mắt ác cảm mà với cặp mắt huynh đệ.
-GM Nguyễn Thái Hợp
Gia Minh: Đặt vấn đề cũng có nghĩa là cũng có những đề xuất cho cách giải quyết vấn đề phải không, thưa Đức Giám mục?
GM Nguyễn Thái Hợp: Đây là lần đầu tiên được đặt vấn đề một cách công khai và hy vọng trong tương lai sẽ nghiên cứu dần dần. Ban di dân sẽ làm việc với các ban khác để tìm một số câu trả lời cho vấn đề đó. Như anh nói, đặt vấn đề là đã nhận ra vấn đề nhưng mà giải quyết vấn đề như thế nào thì không phải chỉ nằm trong khả năng, phạm vi của tiểu ban di dân hay các ủy ban khác của hội đồng Giám mục mà trên phạm vi rộng lớn hơn của đất nước, của các cơ quan, các tổ chức; Nhất là các tổ chức bảo vệ và tranh đấu quyền lợi cho người lao động.
Gia Minh: Thưa Đức Giám mục, tại hội nghị, đại diện thường trú của Đức Giáo hoàng cũng có đề cập đến vấn đề truyền giáo ở các thành phố lớn. Hiện nay, việc này đương nhiên cũng cần phải mở rộng nhưng ở những vùng sâu, vùng xa thì vẫn có sự cách biệt về vấn đề này. Theo Đức Giám mục thì điều này đã được hội đồng đưa ra như thế nào?
GM Nguyễn Thái Hợp: Vấn đề đó đòi hỏi đã đến lúc người Công giáo Việt Nam phải ý thức được điều Thánh Phao-Lo nói  “Khốn cho tôi nếu tôi không loan  báo tin mừng” Loan báo tin mừng vừa là trách vụ, vừa là căn tính, vừa là niềm vui. Đặc biệt là Đức Thánh Cha Phan-Xi-Co nói rất nhiều mời gọi phải lên đường, phải dấn thân, phải ra khỏi cái tôi ích kỷ của mình, phải ra khỏi hình thức giữ đạo mà bây giờ phải sống đạo và loan báo tin mừng. Loan báo tin mừng như thế nào thì Giáo hội đề cập phải luôn có sáng kiến mới, có nhiệt thành mới, phương pháp mới, ngôn ngữ mới. Sáng kiến, nhiệt thành, ngôn ngữ cách thế đó thì tùy thuộc vào những hoàn cảnh khác nhau. Không thể loan báo tin mừng ở một nước hoàn toàn tự do như là một nước mà vấn đề tự vẫn chưa được nhìn nhận, chưa được phát triển, cũng như anh nói, ở thành phố khác hơn ở nông thôn hay ở nông thôn bình thường khác hôn ở miền núi. Chính vì vậy đòi hỏi người loan báo tin mừng hôm nay phải ý thức được sứ vụ của mình và ý thức về cái cách thế, cái phương tiện, cái ngôn ngữ mà mình phải sử dụng trong những hoàn cảnh một cách khác nhau
Gia Minh: Xin chân thành cảm ơn Đức Giám mục đã có những chia sẻ về một số nội dung chính của hội nghị thường niên của hội đồng Giám mục Việt Nam vừa mới kết thúc ngày 16 tháng 4
.

Không có nhận xét nào: