Pages

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Đình công, biểu tình gia tăng tại Trung Quốc

mediaCông nhân nhà máy sản xuất thiết bị xây dựng ở Tiêu Tác (Jiaozuo), tỉnh Hà Nam (Henan). Ảnh chụp ngày 12/03/2015REUTERS/China Daily
Năm 2014, có 1 379 vụ tranh chấp lao động tại Trung Quốc, so với 185 vụ vào năm 2011. Thông tin này được tổ chức bảo vệ người lao động China Labour Bulletin (CLB) công bố ngày hôm nay, 15/04.




Hiện tượng này xuất hiện cùng thời điểm với việc kinh tế Trung Quốc đang chững lại, từ 10,4% vào năm 2010 xuống còn 7,4%. Trong giai đoạn này, các đối tác xuất khẩu quan trọng của Trung quốc, như Hoa Kỳ và Châu Âu, cũng bị suy thoái kinh tế.
Theo Georffrey Crothall, người phát ngôn của CLB, hầu hết các căng thẳng gần đây liên quan tới việc nợ lương, đóng cửa nhà máy và sự thất bại của các dự án bất động sản. Ông cho biết : « Đặc biệt, vào dịp Tết, trung tuần tháng Hai vừa qua, chúng tôi thấy rất nhiều người biểu tình đòi lương bị nợ từ nhiều tháng, thậm chí từ nhiều năm nay ». Trước đó, họ đã lên tiếng phản đối do không nhận được tiền trợ cấp và tiền bảo hiểm xã hội. Tỉnh giầu có ở phía Nam này chiếm đến 20% tổng số các vụ đình công biểu tình ở Trung Quốc vào quý bốn năm ngoái, tăng gấp ba lần so với cùng thời kỳ trước đó.
Tổ chức CLB nhận thấy các cuộc biểu tình tăng mạnh tại các thành phố, sau đó lan sang người lao động trong các lĩnh vực vận tải và công nghiệp dịch vụ. Lý do giải thích sự tăng đột biến này là nhờ điện thoại thông minh giá rẻ ngày càng phổ biến và việc bùng nổ các trang mạng xã hội tại Trung Quốc.
Hơn nữa, người lao động thay đổi thái độ do họ cảm thấy có vị thế đàm phán mạnh hơn, có tổ chức hơn và bị thôi thúc bởi cảm giác bất an trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Cùng với các vấn đề trên, chủ doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình hình cạnh tranh căng thẳng, chi phí sản xuất tăng, trong khi lợi nhuận lại giảm.
Mới đây, tỉnh Quảng Đông thông báo tăng mức lương tối thiểu sau hai năm giữ nguyên mức lương này. Từ ngày 01/05, lương hàng tháng sẽ dao động từ 1 210 đến 1 895 tệ (259-406 đô la), tùy từng địa phương nơi người lao động làm việc.

Không có nhận xét nào: