Pages

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Jonathan London - Vì quyền lợi của ai?

Gần đây tôi có đọc hai bài báo thứ vị về chính trị xã hội Việt Nam hiện nay. Dù hai bài này đề cập những vấn đề khác nhau, khi để cả hai bên cạnh nhau làm cho tôi nghĩ đến một số cụm từ được dùng thường xuyên ở Việt Nam đương đại. Đó chính là những cụm từ “lợi ích” và “nhóm lợi ích.”

Bài thứ nhất có tiêu đề Hình sự hóa “lợi ích nhóm”: Bất khả thi.” Là bài phỏng PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP.HCM. Bài được đăng trên báo Người Lao Động. Trong bài “lợi ích” và “lợi ích nhóm” được hiểu là những hiện tượng liên quan đến suy thoái đạo đức, tham nhũng, v.v. Như nhà báo “Cát Tường” (người thực hiện phỏng vấn) nêu ở đầu bài: “Những hành vi “tự chuyển hóa”, “suy thoái đạo đức lối sống” hay “lợi ích nhóm”… vừa được đề xuất hình sự hóa khi góp ý cho dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi). Đề xuất này khiến dư luận ngạc nhiên vì “lạ”. Lạ vì “hình sự hóa” một thái độ ích kỷ là khó. Thay vì đó phải để ý đến việc ngăn chặn những hành vi vi phạm mà có thể xuất phát từ những thái độ và hành ích kỷ đó. PGS.TS. Ngọc Điện cho rằng:

Để ngăn chặn, hạn chế sự hoành hành của các nhóm lợi ích, điều quan trọng là phải đẩy mạnh dân chủ hóa và minh bạch hóa việc hoạch định và thực hiện chính sách, luật pháp để nhóm lợi ích không có điều kiện, cơ hội lũng đoạn.

Bài thứ hai được đăng lại trên tờ báo Việt Nam Thời Báo và mang tên  “Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới từ blog Cầu Nhật Tân. Trong bài phân tích chính trị này, tác giả dùng cụm từ “lợi ích” một cách khác, để nói đến một “phe” chính trị. Cụ thể, tác giả đang cố gắng vận dụng ngôn ngữ để phân biệt sự khác nhau giữ “phe lợi ích” và “phe Đảng trị.”

Dù thế bài cũng rất thú vị, tôi bất bình một chút với một số hàm ý của bài. Nếu một “phe lợi ích” thực sự tồn tại, thì điều đó có nhgĩa là “phe Đảng trị” là không có “nhóm lợi ích”? Theo tôi được biết, trong chính trị, ở bất cứ nước nào cũng tồn tại những “lợi ích” và nhóm lợi ích từ mọi phía, thậm chí trong những hệ thống chính trị đạo đức nhất hay những chế độ cực quyền như chế độ của Stalin, chẳng hạn.

Là một người nghiên cứu về Việt Nam tôi cũng biết đã có rất nhiều bài về lợi ích nhóm. (Chỉ tìm Goolge thấy khoảng 480,000 trang cho riêng từ “lợi ích nhóm.”). Hơn nữa, tôi thấy cả hai bài này đều có những giá trị.

Cả hai bài đều phản ánh một số thực tế khách quan về xã hội Việt Nam ngày nay: Hiện nay, hai khái niệm “lợi ích” và “lợi ích nhóm” thực sự đang thu hút sự chú ý của nhiều người; phần lớn người ta cho rằng “chính trị lợi ích” và “lợi ích nhóm” đang ảnh hưởng xấu đến cả chính trị lẫn đời sống hàng ngày của đất nước; và nhiều người cho rằng Việt Nam muốn phát triển mạnh hơn nữa phải giảm sự ảnh hưởng của hiện tượng “lợi ích nhóm” v.v.. Tôi cũng không phủ định những quan điểm này.

Song, tôi thấy Việt Nam đang mắc phải một số vấn đề về khái nhiệm, đặc biệt khi lộn xộn khái niệm “lợi ích” với khái niệm “quyền lợi”. Cụ thể chúng ta nên để ý hoặc đề ý hơn nữa sự khác biệt giữa hai khái niệm “lợi ích” và “quyền lợi”.

Ở bên ngoài Việt Nam, những từ “lợi ích” và “lợi ích nhóm” (nếu được dịch là “interest” hay là “interest groups”) cũng được hiểu và dùng gần như ở Việt Nam: Cả hai được dùng để chỉ những nỗ lực của một số thành phần trong xã hội mà thường nỗ lực để tối đa hóa những lợi và đặc lợi của họ, và như vậy hàm ý những thái độ và hành vi tiêu cực. Song, không phải là tất cả “lợi” đều là bất chính đáng.

Đã đến lúc Việt Nam nên suy nghĩ về vấn đề “lợi ích” trong một bối cảnh rộng hơn để chúng ta có thể nhận thức rõ ràng hơn về khái niệm “quyền lợi” và khái niệm “nhóm lợi ích”. Nếu khái niệm “quyền lợi” được cho là chính đáng thì đâu là biên giới? Tất nhiên, ở đây “quyền lợi” không có nghĩa là ai cũng đống ý, chẳng hạn, về cái dì là trong quyền lợi khách quan của người dân, v.v. Chúng ta vẫn có thể tranh cãi chứ. Nhưng vẫn thế có một sự khác biệt. Có phải “lợi ích nhóm” là khi “quyền lợi” của dân chúng được hy sinh để cho một số nhóm tối đá hóa lợi của họ?

Trên thực tế, biên giới này nhiều khi là khó xác định. Ở bất cứ xã hội nào, trong bất cứ khuôn khổ chính trị, kinh tế nào cũng có sự cạnh tranh giữa những “quyền lợi” hay những “quyền lợi nhóm” khác nhau. Trong đó, cũng có những “lực lượng” tìm “lợi ích” riêng của họ. Là biên giới giữa quyền lợi công và quyền lợi tư, phải? Ở Mỹ vấn đề này ghê lắm nhưng vẫn còn một số cơ chế mà giúp hạn chế hiện tượng này.

Một trong những câu hỏi đáng nhớ nhất của Karl Marx “nhà nước thống trị vì quyền lợi của ai?” Trong bất cứ nền chính trị nào dù ở Trung Quốc, Mỹ hay Braxil đều có những quyền lợi cạnh tranh nhau. Ở đó, cũng có những “lợi ích nhóm”. Vấn đề là “lợi ích nhóm” ảnh hưởng đến quyền lợi công như thế nào?

Các nhà nước ở những nước như Na Uy, Thuỵ Điển v.v. Nếu nhìn từ góc độ phúc lợi xã hội thì những nước này bảo vệ quyền lợi của dân lao động hơn ở Mỹ. Lý do là những đảng xã hội dân chủ, dù không còn mạnh như trước, đã khá thành công và những xã hội này cũng có chế độ pháp quyền rất mạnh. Chẳng có ai trên luật pháp và sự ảnh hưởng của những nhóm đặc lợi đã được hạn chế, rất khác so với Mỹ, chưa cần nói gì về Nga của Putin.

Vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện khi ông nói “phải đẩy mạnh dân chủ hóa và minh bạch hóa v.v…” Tôi thấy, trong một xã hội dân chủ (ở đây tôi không nói về Mỹ đâu) cũng nên xác định rõ ở đâu là “quyền lợi” và ở đâu là “lợi ích”. Mặt khác, tôi không nghĩ là chúng ta nên giả định nền chính trị của Việt Nam bao gồm một “phe lợi ích” và “một phe đảng trị” vì trong xã hội và ngay trong bộ máy (của bất cứ nước nào trong đó có Việt Nam) đều có những quyền lợi, nhóm quyền lợi, và nhóm lợi ích các loại.

Ở Việt Nam ngày nay, có nhiều người với những quan điểm khác nhau muốn một Việt Nam dân chủ, minh bạch, văn minh. Vậy, tôi cũng thế. Nhưng tôi cho rằng muốn có một Việt Nam như vậy người dân phải có thông tin đây đủ, phải có điều kiện để nói, viết và thảo luận một cách công khai về những “quyền lợi”, “quyền lợi nhóm” và “nhóm lợi ích đang cạnh tranh trong xã hội, kể cả trong “nội bộ” của bộ máy nhà nước, đặc biệt nếu người ta chấp nhận câu “Đóng thuế là quyền lợi của dân.”

Minh bạch, báo chí có độ độc lập cao không chỉ là việc bình thường ở các nước dân chủ văn minh (như Hàn Quốc, Đài Loan, v.v.) mà còn là cần thiết (nếu chưa đủ) nếu   muốn hướng tới một trật tự xã hội thật dân chủ. Do đó, việc hướng tới một xã hội dân chủ không chỉ yêu cầu việc nói về “dân chủ hóa và minh bạch hóa” mà yêu cầu một tinh thần cởi mở và đa nguyên.

Vấn đề cốt lõi của một nền chính trị là nhà nước thống trị vì quyền lợi của ai. Chúng ta nên hiểu chính trị của Việt Nam bao gồm nhiều quyền lợi khác nhau và trong đó có không ít “lợi ích nhóm”. “Phe đảng trị” (nếu là đúng từ chưa rõ) có thể được xem là một “nhóm quyền lợi” nhưng trong đó chắc cũng có những “nhóm lợi ích.” Trong khi đó, những ai thường được giả định đang nằm trong “phe lợi ích” cũng nên được hiểu một cách tương tự, mà không chỉ đại diện cho những “nhóm lợi ích”. Tôi không chắc từ ‘phe’ là đúng hay không nhưng hãy tìm một cách gán khách quan hơn, liệu là “kinh doanh nhà nước” hay là “nhóm thông điệp đầu năm 2014″. Cũng có những “yếu tố khác” trong nền chính trị của Việt Nam trong và ngoài bộ máy chính quyền.

Tôi không có ý “gây chia rẽ” mà chỉ miêu tả những gì tôi thấy. Về tinh thần, tôi cũng ủng hộ một nền chính trị dựa vào một “đồng thuận xã hội” dân chủ. Tôi cũng ủng hộ đạo đức trong chính trị ở mọi nơi trên thế giới. Xin đề nghị chúng ta chấp nhận việc ở nước nào cũng có những quyền lợi nhất định mang tính cạnh tranh. Đó là thực tế khách quan. Những quyền lợi đó luôn cạnh tranh nhau để quyết định xu hướng và tương lai của mỗi nước, quyết định nhà nước sẽ phục vụ quyền lợi của ai. Có một công luận và báo chí độc lập hơn thì nâng cao tính dân chủ của đất nước và khi đó đề cập đến vấn đề lợi ích nhóm mới là khả thi.

JL

(Blog Xin Lỗi Ông)

Không có nhận xét nào: