Pages

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Trung Quốc hạn chế du khách trong nước sang Hồng Kông sau những cuộc biểu tình

Hundreds of protesters march to the New Town Plaza, a shopping mall in the town centre of Shatin during a rally against parallel-goods trading on February 15, 2015 in Hong Kong.  (Lam Yik Fei/Getty Images)
Hàng trăm người biểu tình tại New Town Plaza, một trung tâm mua sắm tại quận Sa Điền trong một cuộc tuần hành phản đối loại giao dịch song song. Ảnh chụp ngày 15 tháng 2, năm 2015 ở Hồng Kông. (Lam Yik Fei/Getty Images)

Trung Quốc sẽ hạn chế số lượng du khách từ thành phố phía nam của Thâm Quyến đến gần đặc khu Hồng Kông. Nhưng các nhóm hoạt động tại địa phương vẫn còn hoài nghi rằng động thái này chưa chắc giải quyết được hết những căng thẳng ở các thị trấn gần biên giới của họ.

Vào chiều thứ Bảy tuần trước, những người sử dụng WeChat – một dịch vụ gửi tin nhắn qua điện thoại di động của người dân Trung Quốc đã nhận được thông báo nội bộ từ Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh Thâm Quyến với thông tin rằng chính phủ sẽ giới hạn các cư dân thường trú của thành phố mỗi tuần chỉ có một lần được đến Hồng Kông, và chính thức sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày thứ Hai, theo tờ báo Apple Daily của Hồng Kông. Thông tin này sau đó đã được xác nhận bởi các chính trị gia và từ các phương tiện truyền thông địa phương.

“Điều này chắc chắn sẽ xảy ra”, ông Điền Bắc Thần – nhà chính trị ủng hộ Bắc Kinh ở Hồng Kông và cũng là đại diện của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc – Hội đồng lập pháp của ĐCSTQ phát biểu với Reuters: “Tôi biết được điều này vì có được nguồn tin rất đáng tin cậy từ chính phủ”.

Theo phán quyết mới, trước 1 tuần khi muốn sang Hồng Kông, cư dân Thâm Quyến phải nộp đơn xin giấy phép nhập cảnh. Những người này phải mang theo visa có giá trị sử dụng từ 1 năm, nhiều năm hoặc không giới hạn  –  và họ vẫn được phép giữ chúng cho đến khi thị thực hết hạn.

Kể từ năm 2009, khi chính quyền Thâm Quyến cho phép người dân nhập cảnh nhiều lần, người dân Thâm Quyến đã thực hiện các chuyến du lịch nhiều ngày để đi đến các thị trấn biên giới gần trung tâm tài chính quốc tế này, nhằm mua lại các sản phẩm như sữa bột và tã lót để bán lại cho người tiêu dùng ở Trung Quốc đại lục, một hiện tượng gọi là “giao dịch song song”. Lo ngại vì thương nhân đại lục đang phá vỡ cuộc sống của người dân địa phương, vì vậy tháng 2 và tháng 3, người Hồng Kông (sống tại thị trấn biên giới này) đã phản đối và khởi đầu những cuộc đối đầu gay cấn với những khách mua sắm trong các cuộc biểu tình hàng tuần.

Trong khi Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh của nhà cầm quyền Trung Quốc dự kiến sẽ cắt giảm số lượng du khách từ Thâm Quyến đến Hồng Kông, ước tính chỉ còn 4,6 triệu người/ năm (trong số gần 47 triệu du khách đến từ Trung Quốc đại lục trong năm 2014, thì có khoảng 15 triệu người đến từ Thâm Quyến), thì các nhóm biểu tình vẫn hoài nghi về tính hiệu quả của nó trong việc giảm bớt những căng thẳng tại địa phương này.

Thông báo của nhà chức trách Thâm Quyến có thể gây ra tình trạng “nhiều người ồ ạt đổ xô vào Hồng Kông để thực hiện việc giao dịch song song trước khi visa của họ hết hạn”, Ronald Leung – đồng sáng lập của nhóm North District Parallel Imports Concern Group đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Hiện tượng giao dịch trên cũng sẽ không kết thúc ngay cả khi chính sách mới có hiệu lực vì “các tiểu thương Trung Quốc sẽ bỏ tiền để thuê những người Hồng Kông hoặc nhiều người từ đại lục hơn nữa đến để thực hiện việc mua sắm này”, ông Leung nói.

Trong khi có những lo ngại rằng động thái này sẽ làm tổn thương nền kinh tế của Hồng Kông – theo số liệu thống kê của chính phủ Hồng Kông thì doanh số bán lẻ đã giảm 2% trong 2 tháng đầu năm, và dự đoán trong những tháng kế tiếp, nó sẽ tiếp tục rơi tư do – ông Leung cho rằng những cửa hàng chuyên phục vụ cho các tiểu thương Trung Quốc cần phải bị buộc đóng cửa.

Điều này thực sự rất tốt cho người dân Hồng Kông. Ông nói: “Thậm chí nó có thể có một tác động tốt đến nền kinh tế địa phương vì nó sẽ cho phép nhiều cửa hàng mới và khác cùng tham gia thị trường”.

Larry Ong, Epoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: