Pages

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Chính sách quốc phòng mới của Trung Quốc dựa trên lừa dối và chiến tranh chính trị

Các quan chức quân đội của chính quyền Trung Quốc tham dự Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vào ngày 8/3/2015, tại Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc đã công bố chiến lược quân sự mới, trong đó kêu gọi “phòng thủ chủ động.” (Lintao Zhang / Getty Images)
Các quan chức quân đội của chính quyền Trung Quốc tham dự Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vào ngày 8/3/2015, tại Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc đã công bố chiến lược quân sự mới, trong đó kêu gọi “phòng thủ chủ động.” (Lintao Zhang / Getty Images)

Chiến lược quân sự mới được công bố của chính quyền Trung Quốc đang che đậy tham vọng xâm lược và bành trướng bằng cách cáo buộc các quốc gia khác xâm lược và bành trướng.

 Theo Viện Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ, báo cáo trên là sách trắng công khai đầu tiên về Chiến lược Quân sự của Trung Quốc, trong đó vạch ra một chính sách mới “phòng thủ chủ động”. Báo cáo này được Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố vào ngày 26/5.

Adm. Guan Youfei, director of the Foreign Affairs Office under the Chinese Defense Ministry, announcing  China's new military strategy in Beijing on May 26, 2015. (mod.gov.cn/Sun Zhiying)
Đô đốc Guan Youfei, Giám đốc Sở Ngoại vụ thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, công bố chiến lược quân sự mới của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 26/5/2015. (mod.gov.cn/Sun Zhiying)

Bản báo cáo bắt đầu với ngôn từ cao cả, tuyên bố rằng để “thực hiện Giấc mơ Trung Hoa trẻ hóa dân tộc vĩ đại”, người Trung Quốc mong đợi “chung tay với phần còn lại của thế giới để duy trì hòa bình, theo đuổi phát triển và chia sẻ sự thịnh vượng.”

Thế nhưng, cũng như hầu hết các chính sách trong lịch sử nhằm bành trướng ra toàn cầu để hiện thực hóa lợi ích quốc gia, đều có những nước gây rắc rối khác đứng ra cản đường.

Báo cáo này khẳng định chính quyền Trung Quốc “sẽ kiên định theo con đường phát triển hòa bình” thông qua một chính sách “về bản chất là phòng thủ”. Tuy nhiên, vào cùng thời điểm bản báo cáo này được công bố, chính quyền Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách chỉ phòng thủ của họ, và lệnh cho các khí tài trên Biển Đông chuyển sang thế tấn công.

Trong báo cáo có một tuyên bố rằng chính quyền Trung Quốc “sẽ không bao giờ muốn làm bá chủ hay bành trướng” – điều trái ngược với tinh thần chung của chính báo cáo này.

China's new Military Strategy released on May 26. (mod.gov.cn/Sun Zhiying)
Chiến lược quân sự mới của Trung Quốc được công bố vào ngày 26/5/2015. (mod.gov.cn/Sun Zhiying)

Ngay sau đó, báo cáo khẳng định “Trung Quốc có một nghĩa vụ gian khổ là bảo vệ sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển.” Báo cáo này nói rằng chính quyền Trung Quốc đang đối mặt với một “môi trường bên ngoài nhìn chung thuận lợi” mang lại cho nó một “giai đoạn quan trọng với các cơ hội chiến lược cho sự phát triển, một thời kỳ có thể đạt được nhiều điều.”

Báo cáo này đột ngột chuyển sang các xung đột ngày càng gia tăng với các quốc gia khác. Nó nói rằng chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, và các chính sách quân sự được sửa đổi của Nhật Bản (cả hai là phản hồi cho nhận thức về tính gây hấn ngày càng gia tăng của chính quyền Trung Quốc) đã “gây quan ngại sâu sắc giữa các quốc gia khác trong khu vực.”

Chính quyền Trung Quốc dường như chỉ nêu được dẫn chứng về chính nước này cho những “mối quan ngại sâu sắc” trên. Ngược lại, tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 4 vừa qua, các quốc gia bao gồm Việt Nam, Philippines, và Malaysia đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và nghiêm trọng về sự gây hấn ngày càng gia tăng của chính quyền Trung Quốc.

Chiến lược mới trên giờ đây lật ngược lại vấn đề, nói rằng về các vấn đề “liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc”, một số quốc gia láng giềng của chính quyền Trung Quốc đang có “các hành động khiêu khích và tăng cường sự hiện diện quân sự của họ trên các rạn san hô và hải đảo của Trung Quốc mà họ đã chiếm đóng bất hợp pháp.”

Bằng cách nói này, chính quyền Trung Quốc đang cố gắng che đậy hoạt động lấn chiếm của họ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông bằng cách cáo buộc các quốc gia khác về điều mà họ đang bị cáo buộc.

Chính quyền Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo ở vùng biển cách gần 1.300 dặm tính từ đất liền của nước này. Chính quyền Trung Quốc đã và đang thiết lập các vành đai phòng thủ xung quanh vùng lãnh thổ tự tạo này, và cáo buộc các quốc gia khác có “các hành động khiêu khích” đáp trả các hành động khiêu khích của Trung Quốc.

Chinese dredging vessels are in the waters around Mischief Reef in the disputed Spratly Islands in the South China Sea in this still image from video taken by a P-8A Poseidon surveillance aircraft on May 21, 2015. (U.S. Navy)
Các tàu nạo vét Trung Quốc ở vùng biển quanh đảo Vành Khăn thuộc quần đảo tranh chấp Trường Sa trên Biển Đông, ảnh lấy từ video của máy bay giám sát Poseidon P-8A vào ngày 21/5/ 2015. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)

Chính quyền Trung Quốc đang sử dụng một dạng thức cổ điển của chiến tranh pháp lý cho tuyên bố này. Họ tạo ra các luật lệ riêng để hợp thức hóa các hành động của riêng họ và biến các hành động của đối thủ trở thành bất hợp pháp. Như chúng ta đã được thấy việc chính quyền Trung Quốc tạo ra một khu vực phòng thủ trên không ở Biển Hoa Đông vào tháng 11 năm 2013, chính quyền này cũng sẵn sàng tạo ra các luật lệ mới để tuyên bố các hành động của các nước khác là bất hợp pháp.

Sau đó, bản báo cáo chuyển từ các mối xung đột ở xa sang các mối xung đột ở gần chính quyền Trung Quốc hơn.

Trái ngược với tuyên bố “sẽ không bao giờ muốn làm bá chủ hay bành trướng”, chính quyền này tuyên bố một số vấn đề lớn nhất của họ là “các lực lượng ly khai vì “nền độc lập của Đài Loan” cũng như “các lực lượng ly khai vì ‘nền độc lập của ‘Đông Turkistan’ và ‘nền độc lập của Tây Tạng’”.

Chiến lược quân sự mới này vạch ra kế hoạch của chính quyền Trung Quốc nhằm tiếp tục đàn áp những người bất đồng quan điểm, tiếp tục thúc đẩy nhằm giành lấy Đài Loan và các vùng lãnh thổ mới ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Để làm mất thanh danh của các nhóm chống lại vi phạm của chính quyền Trung Quốc, chính quyền này dùng một phương pháp quen thuộc, họ trộn lẫn danh tính của Đảng cầm quyền với danh tính của Trung Quốc, qua đó sáp nhập danh tính của Đảng với dân tộc Trung Hoa. Họ gọi các nhóm đối lập với chính quyền Trung Quốc là “các lực lượng chống Trung Quốc.”

Xét về toàn thể, chiến lược quân sự mới này vạch ra kế hoạch của chính quyền Trung Quốc nhằm tiếp tục đàn áp những người bất đồng quan điểm, tiếp tục thúc đẩy nhằm giành lấy Đài Loan và các vùng lãnh thổ mới ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, theo một cách nào đó, chiến lược quân sự của chính quyền Trung Quốc đã được nêu rõ ràng: được xây dựng dựa trên sự lừa dối chiến lược, thao túng các văn bản luật của họ để hợp pháp hóa hành động được xem là bất hợp pháp ở những nước khác, và dựa trên đánh tráo nhận thức để hợp thức hóa tham vọng bành trướng của họ và cáo buộc những phản hồi từ các quốc gia khác.

Joshua PhilippĐại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Mai Lan biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét