Pages

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

H.R.W: Công an Trung Quốc thường xuyên tra tấn để bức cung

mediaÔng Trần Quang Phục, anh của nhà ly khai Trần Quang Thành chỉ cho thấy các dấu vết tra tấn trên người ông. Ảnh chụp ngày 23/05/2012.REUTERS/David Gray
Hiện tượng công an Trung Quốc tra tấn những người bị bắt vẫn đang rất phổ biến. Human Rights Watch hôm nay 13/05/2015 tố cáo như trên, khẳng định« đã nghe thấy nhiều câu chuyện khủng khiếp », khác hẳn với tuyên bố tôn trọng Nhà nước pháp quyền của Bắc Kinh.






« Mặc dù đã có những cải cách trong vài năm qua, công an Trung Quốc luôn luôn tra tấn những nghi can để bức cung, và tòa án thì kết án những bị cáo phải nhận tội do bị nhục hình ». Đó là tóm tắt bản báo cáo dài 147 trang của bà Sophie Richardson, giám đốc nghiên cứu của tổ chức Human Rights Watch, công bố tại Hồng Kông.
Để thực hiện bản báo cáo mang tên « Ghế cọp và trưởng buồng giam : Các vụ tra tấn của công an đối với những nghi phạm tại Trung Quốc », tổ chức phi chính phủ HRW dựa vào hàng trăm bản án của các tòa án nước này, và phỏng vấn 48 người mới bị bắt, cũng như thân nhân họ, các luật sư và cựu viên chức.
HRW nêu ra các trường hợp tù nhân bị giam nhiều ngày trong tình trạng bị trói vào « ghế cọp » - tức những chiếc ghế sắt dùng để tra tấn, trói cổ tay và treo lên, hoặc bị « trưởng buồng » - tức các tù nhân được công an giao nhiệm vụ giám sát, bức hại.
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay phản bác toàn bộ cáo buộc, tuyên bố : « Trung Quốc là một Nhà nước pháp quyền. Luật pháp cấm việc bức cung, với những từ ngữ rất rõ ràng. Chúng tôi đã có những nỗ lực để cải thiện hệ thống tư pháp, chính là để các công dân có thể hưởng được công lý và bình đẳng trong tất cả các hồ sơ ».
Nhưng đối với Human Rights Watch, nếu các biện pháp mới này « dường như giúp giảm đi một số vụ lạm dụng, chẳng hạn như xét xử ngay trong các trại giam của công an hay các nghi can bị bắt giam tùy tiện, các công an viên đã cố tình né tránh những quy định mới bằng cách đưa người tù ra khỏi các trại giam để thẩm vấn, hoặc sử dụng các biện pháp tra tấn không để lại dấu vết ».
Theo HRW : « Các vụ thẩm vấn có ghi hình luôn bị lạm dụng. Chẳng hạn thay vì quay lại toàn bộ buổi hỏi cung, một số điều tra viên đưa nghi can ra khỏi trại tạm giam để tra tấn, rồi mới đưa họ trở lại để quay phim lời nhận tội. Trong khi nghi phạm chưa thể có được luật sư bên cạnh lúc hỏi cung cũng như các biện pháp bảo vệ căn bản khác, và công an không phải chịu trách nhiệm trong việc dùng cực hình, thì các biện pháp mới không thể loại trừ được tình trạng lạm dụng việc tra khảo ».

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét