Pages

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Ku Búa - Lời tự thú của một cựu học viên Cảnh Sát Nhân Dân: vì sao Cảnh Sát Nhân Dân vô cảm

Ku Búa
Giới thiệu: bài viết này là một lợi tự thú của một cựu học viên Trường Sĩ Quan Cảnh Sát. Nó cho người bên ngoài biết và hiểu vì sao Cảnh Sát Nhân Dân Việt Nam lại vô cảm và ác độc với người dân như hiện tại.
Những gì các bạn đang được xem, đang được đọc từ những hình ảnh này hoàn toàn không mang tính chất cá nhân như nội dung mà các bạn tưởng. Đây là một phần của chương trình đạo tạo ra người ‘Sĩ Quan Công An Nhân Dân’ đang ngày đêm gìn giữ cho cuộc sống của bạn được “bình yên” đấy!
Chắc hẳn không ít người vẫn còn nhớ vụ scandal học viên của Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân (CSND) đăng tải loạt album treo cổ chó vào năm 2011. Đó cũng là một phần của chương trình đạo tạo. Nội dung và mục đích của những chương trình này là gì? Tôi sẽ trình bày cho các bạn rõ.

Mạng người không khác mạng chó
Đầu tiên, tôi xin được trình bày về nội dung của bài thực hành ‘Quan Sát & Khám Nghiệm Hiện Trường’. Mục đích của bài thực hành đúng như tên gọi của nó, nhằm đào tạo cho các sĩ quan tương lai có những kinh nghiệm đầu tiên về việc quan sát tử thi, biểu hiện của tử thi qua nhiều kiểu chết khác nhau. Điểm đáng chú ý của bài học này là các học viên không thực hành với những xác chết thật mà thay vào đó là… những con chó còn sống. Khi tham gia bài học này các học viên phải tự tay giết chết vật mẫu là những chú chó vô tội. Nguồn chó từ đâu mà có thì đó lại là một câu chuyện khác nữa.
Trong quá trình thực hành, học viên phải trải nghiệm mọi phương pháp giết người bằng cách trực tiếp hành hình những con chó, còn trong tâm trí phải tưởng tượng đó là người. Đây là lệnh.
Ngoài mục đích chính phía trên thì thông qua bài học này, các học viên còn đạt được kỹ năng tra khảo tội phạm mà không phải chùng tay. Giờ thì các bạn hiểu lý do vì sao có những cái chết bất thường khi nghi phạm bị hỏi cung rồi chứ? Vì trong tâm trí những chiến sĩ Công An, mạng người không khác mạng chó.
Kiểm soát tư tưởng giới trẻ
Đây là một mục đích được ẩn giấu đằng sau những mỹ từ như “truy tìm và ngăn ngừa nguy cơ phạm tội công nghệ cao”. Những học viên CSND được giao nhiệm vụ sử dụng các mạng xã hội như Zalo, Ola, Facebook, Wechat, vân vân, để thâm nhập vào đời sống mạng. Họ được đào tạo để nhập vai những chàng trai, cô gái cuồng dâm, sau đó kết bạn và mồi chài những đối tượng có tư tưởng bất mãn với chế độ nhằm tạo bằng chứng để uy hiếp hoặc xa hơn nữa là hủy hoại danh dự của đối tượng.
Nhưng rất tiếc không phải học viên nào cũng đủ bản lĩnh giữ vững lập trường khi tham gia công việc này. Đây là một con dao hai lưỡi, nếu thành công thì lập công với chế độ, còn nếu sa ngã thì hậu quả chỉ có bản thân học viên gánh chịu. Còn hàng loạt nạn nhân của các học viên này nữa chứ.
Liệu bao nhiêu chàng trai trong bộ quân phục cảnh sát tránh được sự mê hoặc từ khả năng mồi chài mà họ được đào tạo? Sẽ có bao nhiêu cô gái trở thành con mồi của những “Chiến Sĩ Công An Nhân Dân”?
Hãy xem lại loạt ảnh chụp kèm, hãy đọc những gì mà học viên này viết. Tại sao anh ta có cái gan công khai những nội dung bỉ ổi như vậy? Anh ta không sợ bị đuổi khỏi trường hay sao? Không, anh ta không bị đuổi! Vì anh ta đang nhân danh luật pháp để răn đe những trẻ vị thành niên lạc lối. Sếp của anh ta – sĩ quan đào tạo anh ta sẽ làm ngơ để anh ta làm điều đó!
Những cô gái, những chàng trai đã, đang và sẽ là nạn nhân từ các nick ảo của các hv cảnh sát. Tương lai của họ sẽ chìm trong những ham muốn dục vọng, những mối quan hệ mờ ám. Tâm trí của họ chỉ quan tâm đến những gì liên quan đến tình dục, thế giới bên ngoài bất công ra sao, thể chế chính trị tồi tệ như thế nào đối với họ không liên quan nữa. Con virus dâm loạn cứ thế sẽ lan truyền trong giới trẻ.
Lời kết
Tôi không biết thế hệ những người công an lớn tuổi có trải qua những bài học này hay không nhưng đây là những gì mà các thế hệ cảnh sát trẻ đang được dạy. Hy vọng các bạn không còn phải thắc mắc vì sao Công An, Dân Phòng lại vô cảm và tàn ác với nghi phạm và người dân như hiện tại.
Lời chia sẻ của một cựu học viên Trường Sĩ Quan Cảnh Sát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét