Pages

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Nghị sĩ Mỹ đề nghị dự luật gia tăng sức ép về nhân quyền Việt Nam

mediaThuwojng nghị sĩ Chris Smith (giữa) trong một phiên họp năm 2012 về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Washington cần gia tăng sức ép để Việt Nam cải thiện về nhân quyền trước khi đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại song phương. Đó là nội dung một dự luật trình lên Quốc hội Hoa Kỳ ngày 30/04/2015.





Đúng vào lúc Việt Nam kỷ niệm 40 chấm dứt chiến tranh, các dân biểu Mỹ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã trình lên Quốc hội dự luật mang tên "Luật về Nhân Quyền Việt Nam 2015".
Gắn liền vấn đề nhân quyền với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, dự luật khuyến cáo chính quyền Washington trong tiến trình đàm phán với Hà Nội, « đừng vì những lợi ích kinh tế, thương mại mà quên những hồ sơ nhậy cảm, như nhân quyền ».
Dân biểu Christopher Smith của đảng Cộng Hòa giải thích :" Hạ viện Mỹ cần nhanh chóng thông qua dự luật về nhân quyền Việt Nam 2015", vì trong năm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam có triển vọng kết thúc đàm phán về hiệp định TPP.Hiệp định đó mở ra triển vọng đem lại nhiều lợi ích thương mại cho phía Việt Nam. Washington cũng đang tăng cường hợp tác về an ninh với chính quyền Hà Nội.
Christopher Smith là chủ tịch tiểu ban đặc trách về vấn đề nhân quyền, trực thuộc Ủy ban đối Ngoại của Hạ viện Mỹ. Ông ghi nhận : « tình trạng nhân quyền tại quốc gia này còn rất tồi tệ ». Dân biểu Mỹ kết luận : « Đảng Cộng sản không phải là tương lai của Việt Nam (…) người Mỹ không thể bảo lãnh cho những hành vi tra tấn, bắt giam phóng viên, các nhà lãnh đạo tôn giáo, giới bảo vệ người lao động, các tiếng nói bảo vệ dân chủ hay bảo vệ quyền tự do trên mạng ».
Theo bảng xếp hạng về tự do nhân quyền của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, cho tới giữa tháng 2/2015 có tới 34 blogger của Việt Nam đang bị bắt giữ.
Dự luật vừa được đại biểu Quốc hội Mỹ, Christopher Smith trình lên Hạ viện đã được đảng Dân Chủ ủng hộ. Dự luật này không nhắm vào các hoạt động hợp tác mang tính nhân đạo, các chương trình hợp tác khắc phục hậu quả chất động da cam hay phòng chống HIV.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét