Pages

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Tàu tác chiến Mỹ-Trung chạm trán trên Biển Đông

mediaTàu USS Fort Worth (LCS-3) trên đường tới dự triển lãm hải quân IMDEX Asia tại căn cứ Changi, Singapore, 18/05/2015REUTERS/Edgar Su
Trong một cuộc tuần tra gần đây trên Biển Đông, tàu tác chiến của Mỹ và Trung Quốc đã sử dụng các quy tắc mà hai nước đã thỏa thuận cho các cuộc gặp nhau bất ngờ trên biển.



Hãng tin Bloomberg News hôm nay, 20/05/2015 trích lời Đô đốc Michelle Howard, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, cho biết là tàu tác chiến tuần duyên USS Fort Worth gần đây đã gặp một tàu quân sự của Trung Quốc ở khu vực gần quần đảo Trường Sa.
Đô đốc Howard cho biết là Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Trung Quốc về việc sử dụng các quy tắc ứng xử cho những cuộc gặp bất ngờ trên biển để tránh xảy ra đụng độ giữa hai bên. Những quy tắc đó đã được hai tàu tác chiến nói trên sử dụng khi gặp nhau trong lúc tuần tra.
USS Fort Worth là chiếc tàu tác chiến tuần duyên đầu tiên của Mỹ được điều đến Biển Đông để tuần tra tại vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa, nơi mà nhiều nước, chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, đang tranh chấp chủ quyền.
Nhưng nữ Đô đốc Mỹ không nói rõ là chiếc USS Fort Worth đã đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) chung quanh quần đảo Trường Sa hay không. Bà cũng không cho biết chi tiết của vụ chạm trán giữa hai tàu tác chiến Mỹ-Trung.
Những quy tắc về gặp nhau bất ngờ trên biển chắc chắn là sẽ được sử dụng nhiều hơn, bởi vì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chủ trương mở rộng tuần tra trên vùng Biển Đông, kể cả khu vực trong phạm vi 12 hải lý chung các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên quần đảo Trường Sa.
Kế hoạch này là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và là một chiến dịch mà Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành. Năm ngoái, Mỹ đã tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » đối với 19 quốc gia, trong đó có Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Theo Bloomberg News, nữ Đô đốc Howard, phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên chỉ huy một chiến hạm của Hải quân Mỹ, cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải giải thích rõ mục tiêu của các công trình bồi đắp, mở rộng đảo ở Biển Đông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét