Pages

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Vì sao Kim Jong Un hủy chuyến xuất ngoại đầu tiên tới Matxcơva?

mediaKim Jong Un tới dự Hội nghị các sĩ quan huấn luyện quân đội Bắc Triều Tiên. Ảnh do KCNA phát hành ngày 1/5/2015.REUTERS/KCNA
Thông báo hủy chuyến đi Matxcơva của Kim Jong Un dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức vào ngày mùng 9/5 tới đây được Kemlin đưa ra với lý do là vì « những vấn đề đột xuất trong nước » lại khiến dư luận quốc tế đặt nhiều dấu hỏi xung quanh chế độ Nhưỡng.






Tuy nhiên phần đông giới phân tích cho rằng quyết định của Bình Nhưỡng liên quan đến vấn đề hình ảnh của vị lãnh tụ trẻ của họ nhiều hơn là khả năng tình hình nội bộ bất ổn.
Với một đất nước khép kín và nhiều bí mật như Bắc Triều Tiên thì cụm từ « công việc đột xuất trong nước » vẫn thường làm người ta liên tưởng, suy đoán về những bất ổn trong nội bộ chế độ.  Nhất là khi chuyến đi của Kim Jong Un đã được quyết định từ tháng Giêng năm nay và thông báo hoãn chỉ được đưa ra có vài hôm trước ngày khởi hành chuyến xuất ngoại đầu tiên của lãnh tụ trẻ Bắc Triều Tiên.
Tuy vậy, trong quyết định đột ngột này của Bình Nhưỡng, dường như khả năng bất ổn nội bộ không thuyết phục những chuyên gia về Bắc Triều Tiên. Ông Andrei Lankov, Giáo sư đại học Kookmin tại Seoul , một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, không tin vào lý do có biến trong nội bộ lãnh đạo Bình Nhưỡng vì « Kim đã thay thế nhân sự cao cấp trong quân đội và vị thế của ông ta bây giờ rất vững ».
Khi Kim Jong Un nhận lời mời đến Matxcơva dự lễ kỷ niệm chiến thắng Phát xít, giới quan sát chính trị đã đánh giá đây là một động thái ngoại giao quan trọng của chế độ Bình Nhưỡng. Không ít ý kiến đánh giá theo hướng chuyến đi là dấu hiệu Bắc Triều Tiên muốn thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc ngả dần về Nga để .
Đây là chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của lãnh tụ trẻ Kim Jong Un sau khi lên kế tục quyền lực của người cha, Kim Jong Il hồi tháng 12/2011. Nếu tới Matxcơva trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức tới đây, lãnh tụ Bắc Triều Tiên sẽ có dịp tiếp cận lần đầu với các nguyên thủ quốc gia nhiều nước. Ngoài tổng thống Nga Putin, Kim Jong Un chắc chắn sẽ phải bắt tay chào hỏi xã giao hoặc tiếp kiến với các nhân vật lãnh đạo như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ, Nerendra Modi hay Chủ tịch Cuba Raul Castro....
Như vậy, những cử chỉ, động thái tiếp xúc của lãnh đạo Bắc Triều Tiên ở Matxcơva sẽ được giới truyền thông cực kỳ để ý.
Trong khi đó, các hoạt động ngoại giao của Kim Jong Un từ khi lên nắm quyền vẫn chỉ loanh quanh diễn ra tại Bình Nhưỡng, với một vài quan chức chính trị Trung Quốc là chính và nội dung, hình ảnh cũng không được phổ biến. Hoạt động tiếp khách ngoại quốc của Kim Jong Un được phổ biến rộng rãi nhất đó là lần đón ngôi sao bóng rổ Mỹ, Dennis Rodman, thần tượng của lãnh tụ Bắc Triều Tiên.
Hơn nữa từ trước tới nay, những cử chỉ, hình ảnh hay phát biểu của các lãnh tụ Bắc Triều Tiên đều được hệ thống truyền thông nước này trau chuốt, cân nhắc từng ly từng ti trước khi phổ biến sao cho có tác động tuyên truyền cao nhất.
Một khi đến Matxcơva dự lễ, lãnh tụ của Bình Nhưỡng không thể tránh được các tiếp xúc với các quan khách xa lạ, mà trong đó người ưa, kẻ ghét đều có. Biết đâu chẳng có người thẳng thắn bày tỏ thái độ không thân thiện với Bình Nhưỡng. Vì thế, theo các nhà phân tích,  thì chế độ Bình Nhưỡng có thể đã nhìn thấy ở đó một « cái bẫy thực sự »  làm tổn hại đến hình ảnh Kim Jong Un và của chế độ Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên dưới các triều đại nhà họ Kim, mới chỉ có Kim Nhật Thành, nhà sáng lập chế độ, là đã nhiều lần công du nước ngoài, nhưng các chuyến đi của ông cũng chỉ giới hạn trong khối cộng sản cũ. Đến đời con, khi khối Xô Viết sụp đổ, cộng thêm vào hội chứng sợ máy bay, các chuyến công du ngoại quốc của Kim Jong Il chỉ giới hạn đến 2 nước Trung Quốc và Nga bằng đường sắt, trên đoàn tàu bọc thép đặc biệt.
Bắc Kinh, đồng minh chống lưng cho Bình Nhưỡng cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế, vậy thì sự lựa chọn tất yếu cho chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của Kim Jong Un sẽ phải là Trung Quốc. Cho dù sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dành chuyến đi đầu tiên đến bán đảo Triều Tiên lại là Hàn Quốc, thì chế độ Bình Nhưỡng của Kim Jong hiện nay cũng không thể dễ gì vì thế mà quay lưng lại với Bắc Kinh được.
Nhà nghiên cứu Paik Hak-Soon thuộc Viện nghiên cứu chính trị Sejon Hàn Quốc nhận định dù gì thì cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên của Kim sẽ phải là với lãnh đạo Trung Quốc, vì « đó là nước duy nhất có thể trợ giúp kinh tế cho miền Bắc và Kim Jong Un hiểu rõ điều đó ».
Chuyến xuất ngoại đầu tiên của Kim Jong Un đến Matxcơva ngay sau khi được thông báo hồi đầu năm nay đã từng gây không ít phán đoán, phân tích và chờ đợi của giới quan sát. Cuối cùng, chuyến đi bị hủy sát ngày. Một lần nữa chế độ Bình Nhưỡng lại gây thêm bất ngờ, kích thích trí tò mò và suy đoán của dư luận chính trị quan tâm đến bán đảo Bắc Triều Tiên .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét