Pages

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Ảo Ảnh Những Huyền Thoại Cộng Sản Từ Cách Mạng Đến Dân Tộc

Phan Văn Song


 Tuần nầy  xin mời quý vị cùng chúng tôi phân tách những  từ ngữ « huyền thoại » được hệ thống truyền thông và tuyên truyền Cộng Sản cầm quyền trong nước « thời đại hóa » lại và thường được lợi dụng sử dụng khá bừa bãi nói đúng hơn lạm dụng để mỵ dân.

Ta chỉ thử lấy thí dụ hai từ ngữ : Cách Mạng  và  Dân Tộc thôi.



Cả hai được người Cộng sản sung công để diển tả những « hứa hẹn », những chương trình, hay những thay đổi, kề cả những thay đổi tầm thường nhứt. Người Cộng sản còn « cường điệu » hơn không ngần ngại « dao to búa lớn » dùng cả một từ ngữ dài lòng thòng  "Dòng thác Cách Mạng", để chỉ những thay đổi lớn, những xu hướng, hay hướng đi  do phát triển khoa học  kỹ nghệ tạo thành những thay đồi tập tục xã hội, hoặc hướng đi kinh tế và hướng suy nghĩ của nhơn loại

Những xu hướng mà họ tin rằng nhơn loại đang theo đuổi để toàn cầu hóa chủ nghĩa vô sản chuyên chính. Thế nhưng, thực tế con người không đi những gì họ vẽ ra mà « lại tự động » đi những hướng đi riêng, dẹp, vượt qua những chướng ngại vật, mà chính chủ nghĩa Cộng sản là một rào cản khổng lồ.

Ngày hôm nay, những xu hướng mới của thời đại buộc chúng ta phải nghĩ đến việc tham gia vào « thay đổi ». Phải, chúng ta đang sống trong một thời đại mà thay đổi do phát triển khoa học, thay đổi do nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa, thay đổi do những giòng giao lưu văn hóa, giao lưu tin tức đã thay đổi toàn bộ những tập tục suy nghĩ, tập tục văn hóa các địa phương, ẩm thực, ăn mặc, phục sức, trang điểm... tất cả nhờ và do toàn cầu hóa đã biến một loại con người rất toàn bộ « toàn cầu » qua phong cách trang sức, y phục, ẩm thực... tóc nhuộm mầu, áo sơ mi bó,áo thun đầy chữ quảng cáo, quần jean denim, giầy vãi Nike, ăn sandwich MacDo, uống Coca Cola, nghe nhạc Rap,... là một trong những thí dụ đầy điển hình.

Tham gia vào thay đổi chưa đủ, những người trí thức, những người có tay nghề,  có kiến thức khoa học có thểtham gia tiên tri được những thay đổi, có một cái nhìn viễn tượng trong thay đổi.

Tương lai của một quốc gia như Việt Nam, muốn thoát Nghèo, thoát Đói phải làm sao có một đội ngũ trí thức, một đội ngũ kiến thức khoa học để tiên tri được thay đổi. Hiện nay số đông các quốc gia đang « đi lên », chỉ làm được việc là thuần túy chạy theo thay đổi, gọi là « thích hợp với thay đổi » thôi.

Các dân tộc các quốc gia đang đi lên đó chỉ, cũng như người Việt Nam chúng ta, đến ngày hôm nay, chỉ chú trọng đến thích nghi với thay đổi, nghĩa là chỉ biết tận dụng bản năng Thích Ứng, Hội Nhập để Sanh Tồn thôi ! Và đó là một hành động, một tinh thần, rất thụ động. Thế giới của các quốc gia « thích hợp với thay đổi khoa học, thích nghi với đời sống do các xứ tiên tiến đề nghị họp lại thành hoặc là một cái chợ, chỉ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ thôi, và hoặc là nếu may mắn là một cái xưởng lắp ráp thi công nhờ giá cả công nhơn rẽ., nhờ đó tạo công ăn việc làm cho nhơn dân mình ! 

I - Cách Mạng :

Tinh thần thụ động ấy – kiểu « cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem con tạo xoay vần đến đâu ? » (Nguyễn Du Kim Văn Kiều) - dùng cho cá nhơn có thể tạm được, nhưng áp dụng cho một quốc gia chỉ mang lại từ tụt hậu đến lỗi thời.

Và đó là sự thật ngày nay của  toàn quốc gia Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam sau 40 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam !

Thế mà người Cộng Sản Việt Nam đã dùng từ Cách Mạng để định nghĩa cái tinh thần của cái xã hội tương lai họ đề nghị tặng cho người dân Việt Nam ! Và cường điệu hơn nữa, người Cộng sản Việt Nam dùng từ ngữ Cách mạng để định nghĩa tất cả những sản phẩm của người Cộng sản và lý thuyết Cộng sản, từ Chế độ,  Cơ chế, Định Chế, thậm chí đến cả Con Người Cộng sản kể luôn cả Thời đại Cộng sản : « Chánh quyền Cách mạng », « Cơ quan cách mạng », « Con người Cách mạng »  và cả  thời đại « Cách mạng » hay cả văn hóa « Cách mạng » hay đạo đức « Cách mạng » (quái vật nào đây?)... Nhưng tiếc thay, những loạt từ Cách mạng ấy không tránh qua được  những tiêu cực của những « thay đổi », những « đổi đời »  Cách mạng đưa dân  miền Nam Việt Nam từ chết đến bị thương. Gia đình « đổi đời » đuổi ra khỏi thành phố để sống « đời sống mới cách mạng » con cái làm thanh niên xung phong đi đào kinh dẫn thuỷ nhập điền (ở một vùng kinh rạch đầy rẩy thuộc đồng bằng sông Đồng Nai hay sông Cửu Long mà đào kinh thì khác chỉ chở củi về rừng), vợ cùng con trẻ đi khai hoang « vùng kinh tế mới », chồng, quân cán chính chế độ phe thua cuộc, cũng « đổi đời » tù nhơn lao động ở những vùng sâu nước độc,  trong những trại tập trung  « goulag sô viết hay laogay trung cộng » ! Và cái mẫu Cách mạng đổi đời nầy, đến ngày hôm nay chẳng những không quy phục được mà cũng không thuyết phục  được dân chúng miền Nam và cuối cùng người miền Nam  phải liều chết vượt biên.

Thật vậy, qua những tiêu cực của những loạt hay đợt chánh sách Cách mạng khác nhau, kể cả Chánh sách Cách mạng Đổi mới hay Đời mới (dám) bỏ Kinh tế Bao cấp Cộng sản Chủ nghĩa để đi sang Kinh tế Thị Trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa – lại một con quái vật khác  - của Nhà Cầm quyền Cách Mạng tuy có  đem tới vài phát triển nho nhỏ, có phần hơn thời bao cấp, nhưng cũng không khá hơn bao nhiêu, so sánh với  chánh sách kinh tế tài chánh thời Việt Nam Cộng hòa, mặc dù        trong thời chiến ! Trái lại, vì chỉ chú trọng lo « làm ăn kinh tế thị trường » quên xây dựng tương lai đất nước nên để « định hướng Xã hội Chủ nghĩa » tiêu cực, chôm chỉa, mánh mun, ăn chia, phong bì tham nhũng, chạy chọt áp phe, của cơ chế xin cho Cộng sản làm tụt hậu  gia tài văn hóa đạo đức của con người Việt Nam ngày nay.

Trước xu thế quá thay đổi của thời đại. trước sự thay đổi quá nhanh do sáng tạo khoa học kỹ thuật của thế giới, Nhà Cầm quyền Cộng sản Hà nội chỉ biết đi xin Tây, xin Mỹ giúp đở cầu viện xin tiền để được có dịp bớt ngắt, cắt xén chia chỉa, cò còm tham nhũng, bòn mót làm giàu. Việt Nam đất vàng, đất bạc, rừng vàng, biển bạc, nhưng dân chúng Việt Nam nghèo rớt mồng tơi, chỉ có cán bộ là giàu có thôi.

1/ Thiển Cận, Thủ Cựu, U Mê, do Truyền Thống hay do Cộng Sản ?

Từ thời xa xưa, cuối thế kỷ thứ 19, khi văn minh Âu Tây nhập đến Việt Nam, triều  đình Nhà Nguyễn cũng như các xã hội Á đông khác cũng lâm vào khủng hoảng của Việt Nam ngày nay trước những thay đổi của thời đại. Nước đến thì mới làm đê, đấp bờ, chánh sách của triều đình Nhà Nguyễn là nhượng bộ để cố giữ lấy hòa bình, chỉ biết ký những hòa ước mà không có một phương kế nào lâu dài. Ở Trung Hoa càng tệ hơn, khi các liệt cường lăm le xâu xé, triều đình Mãn Thanh vẫn cứ tiếp tục những xa hoa của xã hội phong kiến, giao việc đối ngoại cho ba tất lưỡi ngoại giao của Lý Hồng Chương. Ngày hôm, Nhà Cầm quyền Công sản Hà nội cũng đâu làm gì khác hơn ? Cũng vẫn dùng những công du, thăm viếng, làm phương kế « ngoại giao  cầu viện »,  hết đi sứ « khấu đầu dưới trướng » Tàu, lại du hành « cầu viện » Mỹ, tìm những trợ dược bên ngoài, trông vào ngoại viện, trông vào đầu tư ngoại quốc, thậm chí bán đất, bán rừng, bán đảo, bán biển, bán dân - con trai nam nhi lực lưởng thì coolie, cửu vạn nô lệ, nôm na dưới mỹ từ rất hàng hóa kinh tế thị trường « xuất khẩu lao động », gái nữ nhi đẹp đẻ thì xuất cảng là vợ các trai già độc thân các quốc gia phương Bắc « trai thừa gái thiếu » mua về  làm nô lệ tình dục, ... Tất cả chỉ để mong trước là cứu vãn một quốc gia suy sụp, xóa đói giảm nghèo, sau kiếm tý tiền «còm » chấm mút, làm giàu cho Đảng, làm lợi cá nhơn. Còn chuyện quốc gia, nhìn vào thực tế, cải cách thực tiển tận gốc tận rễ ? Sau tôi là trận hồng thủy – après moi, le déluge !

2 /Thời đại tin học, xã hội mới, văn hóa mới, con người mới :

Trong nhiều năm nay, thế giới đã đi vào một kỷ nguyên mới : thế giới to rộng nay đã biến thành một cái làng nhỏ. Con người không còn là những phần tử rời rạc nữa, mà là một phần tử của cộng đồng nhơn loại. Với tin học, với mạng lưới  thông tin quá hữu hiệu, một biến cố nhỏ ở một góc của địa cầu chẳng chốc truyền lan cùng khắp thế giới. Trong cuộc chiến Việt Nam trước đây, cái mà người Cộng sản tự hào là sáng tạo, thần thánh vô địch . .. thật sự chỉ dựa trên sự bưng bít, sự ngu dân,  và vũ khí to lớn nhứt của họ là sự thiếu hiểu biết của quần chúng. Trái lại, miền Nam chúng ta sở dĩ thất bại là thông tin và dư luận biết quá nhiều. Ngày hôm nay, chúng ta phải nói rõ rằng chúng ta thua là do nhóm ký giả Tây Phương « đâm sau lưng chiến sĩ » và ngay tại Tòa Bạch ốc. 

Nhưng vì sự thật vẫn không che dấu được là chúng ta chiến đấu để bảo vệ con người, bảo vệ tinh thần con người tự do, muốn được tự do, khao khát trân quý tự do, và bảo vệ cái văn hóa, và cái văn minh của một Quốc Gia Việt Nam Tự do, yêu chuộng Tự do, lựa chọn một chế độ Tự do.   

Nhờ vậy mà ngày nay, yếu điểm của Nhà cầm quyền Cộng sản là cũng sẽ  do thông tin và mạng lưới thông tin, người dân sẽ biết quá nhiều. Sự hiểu biết, do kinh  nghiệm bản thân của dân miền Nam truyền sang dân miền Bắc, nguồn giao lưu văn hóa đã giúp dân Bắc sau 20 năm sống trong tăm tối mở mắt nhìn được ánh sáng ở cuộc sống miền Nam. Thống nhứt dân nước là cái sai lầm nhứt của bọn Cộng sản. Một đât nước hai chế độ, mở cửa từ từ may ra Cộng sản kiểm soát được. Ngay những ngày đầu đến đất Nam, dân Bắc đã thấy rằng họ là « cán ngố, họ là lý Toét, Xã Xệ, họ là Mán ra thành phố ».

Dân Bắc  nghèo đói từ miếng ăn, miếng uống, từ văn chương, chữ nghĩa, dốt từ cái sử dụng hằng ngày, từ cái sơ đẳng nhứt, không biết giấy vệ sanh đi cầu, không biết băng vệ sanh cho phụ nữ, không biết đồng hồ mang tay, không biết cây bút nguyên tử, không biết cái bàn cầu vệ sanh, vì chỉ biết vệ sanh ra đồng, nâng niu cục phân để dùng lại bón rau bón cây để giúp canh tác lương thực,... cho đến cái thượng từng kỹ thuật.
Ông bạn Võ Hoài Nam, nhà văn Tiểu Tử, kỹ sư, cựu Giám đốc Kho Xăng Shell Nhà Bè trước Ngày Mất Nước, phải được nâng cấp đi từ Giám Đốc lên hàng « công nhơn tài tử nghiệp dư » sau khi Quân đội Cách Mạng vào Giải Phóng Sài gòn. Một hôm được công tác làm « tua gai » giới thiệu những bồn xăng  của Kho Xăng Nhà Bè. Khi anh Tiểu Tử nói các bồn to « bành ky » đều do các công nhơn miền Nam đóng, thì được ông cán bộ cao cấp Đinh Đức Thiện, chỉnh lại : «   Anh nói láo, làm gì có, bồn xăng to nhưng thế nầy chỉ có Mỹ làm cho các anh thôi, ngoài Bắc chúng tôi giỏi như thế, mà những bồn to thế nầy chỉ có anh Trung Quốc anh Liên Sô làm thôi ! ».

Kể câu chuyện nầy để nói rõ tại sao ngànay văn hóa của Nhà đương quyền Cộng sản là văn hóa cầu viện, văn hóa ăn xin. Nó đã biến thành cái tập tục !

Cá nhơn chúng tôi, trách nhiệm một Xí nghiệp lớn Hảng Bia và Nước Đá Quốc tế (BGI-Brasseries et Glacières Internationales) chúng tôi thấy rõ cái kém cỏi về kỹ thuật của văn hóa Cộng sản vì làm việc hằng ngày dưới sự quân quản và kiểm soát của quân thắng trận chiếm đóng.

Việt Nam ngày nay cũng vậy, chúng tôi đọc đâu đó một bài viết hãnh diện con trẻ Việt Nam học Toán rất giỏi ? Và tự hào có cả Ngô Bảo Châu với cải Giải Thưởng Field về Toán Học ( tương đương với Giải Nobel). Phải, đúng, người Việt ta học giỏi,
học thuộc lòng, kiểu học chữ Nho, vì bị hán hóa từ ngày xưa nên những cái gì  thuyết người Việt Nam đều có thể giỏi. Nhưng khi áp dụng ? Khoa Học thực tiển ? Khi cấn phải vào Khoa học áp dụng thì không thấy người Việt Nam. Có chăng là các công dân ngoại quốc gốc Việt, vì họ được nuôi dưởng trong một môi trường tự do, vượt giáo điều, tìm cái mới, tìm cái thay đổi mà không cần phải « dao to búa lớn » cho rằng ấy là « cách mạng, ấy là đỉnh cao trí tuệ loài người » !

Nhưng sau Ngày Quốc Hận của miền Nam, nhờ giao lưu (một chiều) Nam Bắc, nhờ vào Nam đội đồ về Bắcmà người miền Bắc dần dần văn minh hơn, biết xem đồng hồ, biết nghe Đài Phát Thanh thế giới, nhờ bê mấy cái « Đài » kiểu hiệu Zénith, nhận tin tùm lum, không cách chi Công An kiểm soát nổi.

Dân Bắc vào Nam chừng độ một năm, chúng tôi lúc ấy còn ở Sài gơn chưa « đi tù » đã chứng kiến dân Bắc nghe lén BBC rồi ! Và họ sung sướng nghe vì đây là những cửa sồ đầu tiên sau 20 năm sống trong đáy giếng bưng bít. Vì trước đây, sống trong bưng bít, chỉ nghe Đài tuyên truyền Hà Nội, tưởng ta là cái rốn của vũ trụ, nghe nghe BBC mở lòng, mở tai, mở mắt, thông thoáng nhưng lúc ấy chưa dám Mở Mồm ! Và ngay cả ngày hôm nay, có dám mở mồm, mở miệng đi nữa cũng phải hạn chế ngó trước nhìn sau !

Đúng là Hội Chứng « Con người vừa ra khỏi Hang » của Platon. Thật là ếch nằm đáy giếng. Ngồi với nhau trong Hang Pác Bó suy luận chuyện đời, điếc không sợ súng, xua đoàn dân công ăn độn bửa đói bửa no,  - sanh Bắc tử Nam - thì người lính Cộng sản chỉ có hoặc chết hoặc thắng trận thôi ! Được viện trợ dồi dào súng đạn, vũ khí giết người, nhưng chỉ với lương thực cầm hơi (lương khô Trung Cộng), người lính Việt Cộng là những con người máy, với một chương trình giết, chỉ phải thắng phải giết mới có ăn, mới có gạo trắng canh ngon, hay dở lắm cũng cơm sấy, thịt lon, nước trái cây ! Vì vậy, ngày nay, chúng ta người Việt Tự do chớ hỏi tại sao người lính Việt Cộng tàn sát đồng bào ở Huế năm 68, cũng đừng hỏi tại sao Việt Cộng nhẫn tâm  pháo vào thường dân tỵ nạn ở quốc lộ 1 năm 1972, hay bình thản pháo vào dân trên Con đường 19 từ Kontum đi về Qui Nhơn năm 1975 ! Văn hóa Giết, Cách Mạng là Giết  lầm hơn tha lầm. Anh bạn Đoàn Thanh Liêm vừa viết một bài kể chuyện Việt Minh sát hai những người không Cộng sản, đã từng cùng kháng chiến chống Pháp với họ, năm 1945.  Họ sát hại vì không cùng chủ thuyết Cộng sản với họ thôi ! Họ giết tất cả gần 3000 người Cao Đài vùng Quảng Ngãi miền Trung, họ giết tất cả các lãnh tụ các Đảng phái không Cộng Sản, quý vị Trương Tử Anh, Lý Đông A. Họ giết những người không đồng chánh kiến, Cu Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng, nhà cách mạng Tạ Thu Thâu, Cụ Chu Bá Phượng một cựu Bô trưởng của Chánh phủ Liên hiệp do chính Hồ Chí Minh cầm đầu. Trong Nam, các cán bộ Cộng sản Nguyễn Bình, Trần Văn Giàu, Nguyễn Trấn cho bắt, thủ tiêu, giết sạch cả các người Cộng sản, tuy cùng lý thuyết nhưng khác hệ phái, phe Đệ Tứ Quốc tế (4ème Internationale thường gọi là Trotskiste vì đứng về phía Trotsky, khác phe Lê Nin và Staline) như Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh Hồ Văn Ngà Trần Văn Thạch.. Cũng trong Nam họ giết cả các người có uy tín, có tên tuổi đề trừ hậu hoạn sau nầy có thể chống họ, kể cả những nhà ái quốc chống Pháp nhơn sĩ Bùi Quang Chiêu, vợ chồng Bác sĩ Hồ Vĩnh Ký, luật sư Dương Văn Giáo... hay cả Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ của Phật Giáo Hòa Hảo. Nói tóm lại, ai không Cộng sản là họ giết. Bộ máy Giết, chương trình Giết được ca tụng được  đưa lên hàng văn hóa, và đó là Cách Mạng. Với những nhận định do chính tay Hồ Chí Minh qua chữ ký CB (tức là Của Bác ) để cắt nghĩa tại sao phải giết Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm là người Ơn của Cách Mạng, là Mẹ nuôi của Cách Mạng. Giết biến thành thơ, Giết biến thành Vè, với bài thơ Giết của Tố Hữu (tởm quá không nhớ nổi!), của Huy Cận, của cả Văn Cao (tuy là một nạn nhơn tương lai) trong bài quốc Ca « Đường Vinh Quang xây xát Quân Thù ». …

Chế độ Cách mạng là chế độ bưng bít, chế độ thủ tiêu, chế độ dẹp tất cả những rào cản đề cướp chánh quyền, chỉ chừa lại ngu dân, chừa lại dân nô lệ để xây đường Trường Sơn xâm lăng Nam Việt, chỉ chừa lại ngu dân biến thành những robot con người máy sanh Bắc tử Nam. Chế độ  nầy là chế độ cương quyết, chế độ quyết liệt giết người để cướp đât, là chế độ hiện nay cầm quyền tại nước Việt Nam với cái tên hoa mỹ Chế độ Cách Mạng, là một chế độ không do Dân, không vì Dân, chẳng phải của Dân mà là của Cộng sản quốc tế ngày nay biến thành Cộng sản Tàu do Công Sản Tàu, vì Cộng Sản Tàu và thuộc Cộng Sản Tàu.

Đó là Cách Mạng theo định nghĩa của người Cộng sản Việt Nam.

 II -  Dân Tộc:

Lịch sử Việt Nam đã dạy cho chúng ta những bài học dân tộc.

Từ các vị anh hùng kháng chiến chống Bắc thuộc đến các Vua của thời độc lập, tất cả đều dựa vào dân tộc để chống ngoại xâm. Từ những quan niệm đất nước lãnh thổ nhỏ hẹp, Giao Châu, Giao Chỉ thời Bà Trưng Bà Triệu, Bố cái Đại Vương, Mai Hắc Đế, đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân gom giang sơn về một mối, hay Ngô Quyền, và đặc biệt Nhà Lý với Câu nói « Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư » của danh tướng Lý Thường Kiệt, phân định rõ ràng Lãnh thổ, và Dân tộc phía Nam khác hẳn rõ ràng với quân dân Hán ở phía Bắc.

Nhà Lý, với tên nước Đại Cồ Việt, hay Đại Việt, nhấn mạnh rõ ràng Dân tộc Việt. Như vậy với Nhà Lý, người Việt ta đã có khái niệm Dân tộc rồi.

Quên sao câu nói của Vua Quang Trung là chúng phải đánh Tàu để « Giữ răng đen, để giữ mặc váy » !

Dỉ nhiên thời phong kiến, chiên tranh, xung khắc không dựa vào Dân tộc mà  dựa vào Thần dân.  Dân là thần dân, trung thành với Vua với Triều đại. Các cuộc chiến trong lịch sử Tàu nđều là những nội chiến, giữa người Hán đánh nhau. Những thần dân của Nước Ngụy Tào Tháo đánh nhau với thần dân các nước chung quanh Sở, Vệ, hay cả Hán mà hậu duệ phải đi tìm đất sống là Lưu Bị... Dỉ nhiên Truyện Tàu qua tiểu thuyết Tam Quốc cho người đọc chúng ta, là văn viết, nên ta có cảm tưởng dân Hán (hay đuới cái tên dân Hán – Tàu là một – nói một ngôn ngữ, như người Việt ta) Thật sư, dân Tàu là một dân tộc không đồng nhứt ngôn ngữ. Lục địa Tàu cũng nhiều sắc dân khác nhau, nhiều Dân Tộc khác nhau. Dân vùng Beijing (cựu đất của Tào Tháo) khác hoàn toàn dân của Tôn Quyền, dân Quảng Đông, Quảng Châu ngày nay, một bên nói bốn âm, một bên nói sáu âm.
Một người bạn Tàu, gốc Hồng Kông, Quảng Đông,nói với chúng tôi rằng đừng tưởng chúng tao là một dân tộc Hán, Chúng tao nhiều Dân Tộc khác nhau, tao người Quảng Đông, nói Sáu âm, ăn cơm trắng gạo nước. Bọn Bắc Kinh là dân ăn lúa mì (bắnh bao) nói bốn âm. Dân Thành Đô (Cheng Du) là dân Tứ Xuyên nói khác hẳn tụi tao và Bắc Kinh, nên nhớ Tứ Xuyên là Tây Thục , nước của Lưu Bị. Về sau Tần Thủy Hoàng gom lại thống nhứt đất nước, sơn hà, nhưng dân Tàu vẫn là dân Tàu nghĩa là Quảng Đông, Phước Kiến, Hẹ Hakka, vân vân... Và anh bạn Tàu mình mơ nói Nước Tàu tụi tao phải làm một Liên Hiệp Tàu ( Union des Pays Chinois – anh nói chuyện  bằng tiếng Pháp). Chúng tôi tưởng anh phát biểu sai bèn sửa lại «  Mầy muốn nói Liên Bang – une Fédération?) Anh trả lời không «  Tụi tao mơ có một Union (Liên Hiệp) comme l'Union Européenne – Liên Âu ! ). Tất cả thành phần sẽ là những quốc gia độc lập ». Hoan hô anh bạn Tàu của tôi, và mong giấc mơ ấy thành tựu và chỉ có như vậy Việt Nam ta mới sống yên ổn với anh Tàu.
Như vậy chúng ta tạm kết luận là không có Dân tộc Hán !
   
Nhà Trần, với Vua Trần Nhân Tông.  Vua Trần Nhân Tông là một vị vua anh hùng, đánh thắng quân Tàu và bảo vệ đất nước, là một vị vua nhân từ, không trả thù giặc và đối xử đàng hoàng với đối phương trong nước. Ông có công chấn hưng Phật giáo và xiển dương văn học. Quan trọng hơn hết, ông là người xây dựng một nước  Đại Việt cường thịnh và bảo vệ sự vẹn toàn của tổ quốc. Ông còn nổi tiếng với câu nói Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau.” 
Và Nhà Trần đã cho chúng ta có khái niệm Tổ Quốc và Lãnh thổ đất đai bờ cỏi, biên giới.
Rất tiếc là ngày nay trong những người cầm quyền trong Nước, có còn mấy ai nhớ đến lời căn dặn của Vua Trần Nhân Tông ? Có mấy ai nhớ lời Lý Thường Kiệt ?

Lịch sử Việt Nam, sống còn, giang sơn gấm vóc tròn vẹn, mở mang đều dựa vào Dân Tộc.
Người Cộng sản Việt Nam, khi nổi lên cướp chánh quyền cũng kêu gọi Dân tộc, cũng dựa vào Dân tộc. Nhưng quan niệm Dân tộc của họ là quan niệm Dân tộc Đại đồng Cộng sản. « Trung với Đảng »
Người Việt Tự do thường dich từ Nation, là Quốc gia, đúng hơn một Đất Nước gồm biên giới, với một thể chế, một dân chúng, gồm một sắc tốc hay nhiều sắc tộc chấp nhận sống chung với nhau, cùng nhau xây dựng một xã hội với một tương lai,  một sự nghiệp, chia sẻ một giá trị xã hội, tạo thành một văn hóa đặc biệt...
Dân tộc Việt Nam, và giá trị xã hội của dân tộc Việt Nam thành hình từ lúc nào, tự cấu tạo từ lúc nào là cả một sự phức tạp, chúng tôi không chuyên về lịch sử học cũng chẳng là xã hội học nên không dám múa rìu qua mắt các thợ chuyên nghiệp. Nhưng với cái chắc chắn, rằng dù người Việt ta cũng như người Nhựt bổn và người Đại Hàn cùng chia sẻ với người Tàu một ngưồn gốc văn hóa Không Tử , nhưng mỗi Dân tộc có cái đặc biết và sắc thái hoàn toàn riêng biết. Người Việt và người Tàu đặc biệt trong Nam sống chung đụng láng giềng trong nhiều thế hệ, trên 100 năm, nhưng Tàu Việt là hai cộng đồng có hai sắc thái đời sống xã hội hoàn toàn khác nhau.
Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng ở một thời điểm nhứt định nào đó, giá trị xã hội định nghĩa một dân tộc là kết quả của một trình cấu tạo lâu dài dựa trên những yếu tố thực tế cuộc sống hằng ngày. Một cái « Đạo Việt » để định nghĩa một Dân tộc Việt rất cần thiết cho một Việt Nam Tương lai. Vì ngày hôm nay, sau 70 năm ở miền Bắc Việt Nam, sau 40 năm ở miền Nam Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã biến Dân tộc Việt Nam thành một cộng đồng không đồng nhứt về mặt văn hóa. Tiếng nói vẫn còn giữ, với những biến chế khá lạ với những người Việt còn ráng giữ một phần linh hồn dân tộc, những khía cạnh khác cũng bị biến dạng, từ đạo đức, văn hóa, dền cung cách đối xử, cư xử...
Thật vậy, lịch sử Việt Nam cận đại là một chuổi dài tranh chấp, phân hóa, hận thù, giết chóc điêu linh. Cách đây hơn 100 chiếc bình sứ chạm trổ tinh vi quý giá, cổ xưa  của tổ tiên Việt Nam Đông phương đụng phải chiếc tàu chiến bằng sắt thép Tây Phương vỡ tan thành nhiều mãnh. Một số ít những mãnh vụn Đồng Phương được hàn gắn, dán lắp với nhau để tạo thành một mãnh sứ đẹp,  tuy không trọn vẹn bình sứ, nhưng cũng được giữ lại một phần thân thể để làm mẫu... Các mãnh vụn khác của chiếc bình xưa đều được gắn vào các bình khác, ngoại nhập,  phát xuất từ cái ngưởng mộ của sức mạnh của kẻ chiến thắng, bái phục văn minh của cái đại bác đã bắn tan thành trì cổ kính của cha anh của mình.
Và người ta cho rằng phải cương quyết dứt khoát với quá khứ, với truyền thống, để đi tìm cái mới,  nói rằng đó là Cách Mạng Dân tộc ! Thê nhưng, người Âu Tây lắm trường, nhiều phái, và các anh học trò thuộc địa phe ta quờ quạng, mò mẫm theo may rủi, tùy cơ ứng biến.
Có lắm kẻ thông minh chữ nghĩa bôn ba du học, kẻ Đông du, người Tây học, Pháp  du, mong thành bác học, kỹ sư, cử nhơn, hàn lâm, tiến sĩ, ngõ hầu dùng văn học chữ nghĩa, luật lệ đấu tranh theo pháp luật hiến định tìm đường cứu nước, thoát khỏi thuộc địa, tìm lại Độc lập nước nhà.
Nhưng cũng có người, dốt đặc cán mai, nhưng mưu mô, quỷ quái, ma lanh, xuống tàu làm phụ bếp, lên bờ làm phụ họa, sửa hình – retoucheur, chỉ vì thất vọng, giận thằng Tây cà chớn, hận đời đen bạc, đen như mỏm chó, chỉ vì đơn nộp xin học trường thông ngôn thuộc địa bị thằng Tây bị bác*, nên bèn bỏ Marseille lên Paris để đến nấu cơm cho bốn du học sanh ái quốc. Nể tình đồng hương, cùng đấu tranh cho nền Độc lập đất nước bốn cậu trí thức cho anh cựu bồi tàu, chuyên sửa hình sửa ảnh nhập bọn cùng đấu tranh tự đặt tên là nhóm Ngũ Long, cùng ký tên Nguyễn Ái Quốc  để viết bài chống  Chế độ Thuộc địa Pháp.  Bài viết “Những yêu sách của người Việt Nam- Les Revendications du Peuple annamite gửi Hòa hội Versaille và chính khách nhiều nước tham dự để đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ tại nước ta do Nguyễn Ái Quốc ký tên. Và vì Nguyễn Tất Thành hay anh Ba chỉ là một tên không có thế, nên cụ Thành ta nhận và tỏm luôn cái tên  Nguyễn Ái Quốc. Nhờ có công, điếc không sợ súng, đứng mùi chịu sào trước sức ép của Mật Thám tây.
Nhờ cái liều, nhờ cái « trên trăng dưới dế », « không có gì để mất-il n'y a rien à perdre ! » vì ngoài cái nghể retroucheur, tối ôm cục gạch « sưởi » để ngủ,** tay Nguyễn Tất Thành không mất cái gì cảtrong khi các cụ Du học Sanh kia từ Phan Văn Trường, đến Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh hay Nguyễn Thế Truyền cần sự yên ổn để xong cái học về nhà cứu nước. Họ nghĩrằng nhờ cái học họ có cái thế, cái tiếng để « nói với chánh quyền thuộc địa » !
Cũng để yên ổn, Nguyễn Ái Quốc, phải gia nhập những Hội Thợ Hồ-Francs Maçons
 những Đảng Xã Hội Pháp- Parti Socialiste Français SFIO để dễ hoạt động và được sự che chở của phái tả Pháp. Trong khi bốn vị kia phải tránh tiếng đề cón trở về nước hoạt động. Lịch sử về sau quý vị đều biết, Nguyễn Ái Quốc – từ nay, Nguyễn Ái Quốc từ bí danh trở thành tên thiệt nhập Đệ Tam Cộng sản để biến thành tay agit-prop – xác động tuyên truyền chuyên nghiệp của Komintern-Cộng sản Quốc tế, bán linh hồn cho Quỷ Đỏ, trở về nước dưới tên Hồ Chí Minh để bán cả Việt Nam và Nhơn dân Việt Nam cho quỷ Đỏ !
Dân tộc Việt Nam từ đấy nhập bọn vào Cộng Sàn và biến thành Dân tộc Cộng sản ;
Đó là Dân Tộc theo nghĩa Cộng sản.
Và Giá trị Xã hội theo nghĩa Cộng sản.
Dân Tộc Việt Nam từ nay phục vụ Đảng Cộng sản, Giá trị Xã hội ngày nay, là giá trị theo thước đo của chủ nghĩa Cộng sản. Trung với Đảng. Phục vụ Đảng.

Thế nhưng, để thay lời kết

Tuy nhiên dù có muốn hay không Đảng Cộng sản đương quyền vẫn không cản nổi những sanh lực đang nảy nở, phát sanh theo một tốc độ nhanh. Và với nhịp độ ấy và trong một tương lai rất gần hay có thể nói, là đã và đang bắt đầu phát triển để trở thành những động lực chánh để, đã, đang và sẽ thay đổi hoàn toàn quốc gia Việt Nam và con người Việt Nam.
Đó thật sự mới là những « dòng thác Cách mạng thay đổi, phát triển mà con người (Việt Nam) chỉ có thể thuận chứ không thể chống lại được !

Ngọn gió đã đổi chiều. Một dòng thác Cách Mạng của Dân tộc Việt Nam khao khác Tự Do, khao khác Dân Chủ đang thành hình tại Việt Nam.
Tiềm năng là sự giao lưu giữa hai cộng đồng người Việt. Một cộng đồng Hải ngoại, vượt biên tỵ nạn Cộng sản, cần cù, làm lại cuộc đời, dành dụm vốn liếng, làm ngày làm đêm tạo tương lai cho con cái hậu duệ, tạo thêm hiểu biết, tạo thêm cơ sở kiến thức, nghề nghiệp, trí tuệ đưa giòng tư tưởng thông thái, dân chủ hiểu biết trở về với công đồng người Việt ở lại trong gông cùm Cộng sản. Nhờ dư âm của « tý » dân chủ còn lại, của « tý » tập tục phóng khoáng ngày xưa, nhờ mạng lưới tin học càng ngày càng tinh vi, những bức  tường bưng bít sức mạnh của Đảng Cộng sản càng ngày càng rạn nức, thậm chí phá vỡ, rơi rụng từng mảng, người dân Việt Nam trong nước, ngày nay hết còn sợ, hết còn tin, hết còn mê, vì các huyền thoại, từ lý thuyết đến con người, đều bị hạ bệ. Khi một chế độ không còn huyền thoại để che đậy, khi những lớp sơn son thếp vàng bị rơi rụng lả chả, khi những bức tường anh hùng dân tộc đều là những giả tạo,  « Dân tộc thiệt » » sẽ vùng lên, với những Giá trị Xã hội thiệt ». Khi những bằng cấp dỏm rơi rụng, lòi ra cái giả, thì những cái thiệt sẽ thành công.
Ngày mai đã bắt đầu, và ngày mai một Cuộc Cách Mạng (thiệt) Dân tộc (thiệt) sẽ thật sự làm lại Việt Nam.
Hãy dẹp bỏ, chế độ giả tạo, dỏm, đầy huyền thoại dỏm đề những người Việt Nam thiệt cầm quyền
Vì thế những gì chúng ta trông đợi vào Việt Nam, không từ Mỹ, không từ Nga, không từ Âu Châu, cũng không từ Tàu, Nhựt, Asean hay ai cả mà ngay từ người Việt Nam trong nước. Người Việt Nam thiệt, yêu nước thiệt. Người Việt tỵ nạn dám đi bưng phở, rửa chén, quét nhà, lau nhà, bán chợ trời, để xây lại cái tổ gia đình nuôi con cái ở Hải ngoại hôi nhập với đất nước người, thì người Việt trong nước cũng có thể đập bỏ cái cơ chế Cộng sản, xây lại căn nhà Việt Nam tử tế, từ cái móng, cái nền, cái thành cái vách để hôi nhập với thế giới.
Giòng giao lưu trong ngoài sẽ gặp nhau và tương lai hậu duệ dân miền Nam thua trận  sẽ trở về giúp đở hâu duệ dân miền Bắc nô lệ Cộng sản xây lại căn nhà Việt Nam.
Cách Mạng là đó. Dân tộc Việt Nam cũng là đó vì cái Đạo Việt được gìn giữ bảo tồn nơi đất người sẽ trở về cấy lại trên quê cha đất tổ.

Hồi Nhơn Sơn, Ngày Quân Lực thứ 50
Phan Văn Song

Ghi Chú :
 * Nguyễn Tất Thành đến Pháp  làm đơn xin đi học Trường Thuộc địa nhưng đơn bị bác.
 ** Chuyện huyền thoại được truyền tụng trong Đảng. Bác nhà ta làm nghề sử hình – ngày xưa khi chụp hình đen trắng, sau khi rửa, sanh hình xong, thợ chụp hình dùng bút chì sửa , cho bóng, nghề ấy gọi là retoucheur. Trở về Bác ta, Bác ta huyền thoại nghèo lắm, tục truyền rằng mùa đông Bác gởi lò bán mì đầu hẻm Compoint quận 17 một cục gạch. Tối đi làm về Bác lấy ra quấn vãi để ôm ngủ khôi lạnh. Đầu thế kỷ thứ 21, một phái đoàn sư học Việt Nam đến Pháp hành hương trên đường cứu nước của Bác, đến hẻm Compoint. Ngày nay, từ năm1994, hẻm -impasse Compoint đổi thành Villa Compoint, sang trọng. Bác tra xưa năm 1921 ở số 9.. Hội sử học Việt Nam hành hương tìm nhà số 9, tìm lò bánh mì nơi Bác ta gởi cục gạch, hỏi chung quanh, bổng gặp một bà rất già đang ngồi phơi nắng, bèn nỉ non hỏi chuyện và hành diện kể huyền thoại cũc gạch. Bà già bổng nổi giận «  Cái thằng nói láo, gạch chó gì, tao là cục gạch đây ». Hết chuyện, miễn bàn. Toàn là huyền thoại, toàn là bưng bít, toàn là Nói lái. Ôi văn hóa Việt Cộng, Đểu, láo Dỏm .


 Nguồn : Tiếng Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét