Pages

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN ( phần 3)

Kính Hòa, phóng viên RFA

Công an, côn đồ đàn áp giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình tại thành phố Hà Nội hôm 18/11/2011, để đòi hỏi nhà nước giải quyết quyền lợi chính đáng.

Công an, côn đồ đàn áp giáo dân, tu sĩ giáo xứ Thái Hà và giáo dân của giáo phận Hà Nội biểu tình tại thành phố Hà Nội hôm 18/11/2011, để đòi hỏi nhà nước giải quyết quyền lợi chính đáng.
 File photo



Từ khi VN tiến hành cải cách về kinh tế vào năm 1986, cho dù nền kinh tế đã phần nào phát triển. Tuy vậy trước việc chính quyền VN tiếp tục, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ và tôn giáo, thì đến nay vẫn có một làn sóng ngầm không ít những người đấu tranh tìm đường trốn khỏi VN để xin tỵ nạn vì lý do chính trị và tôn giáo.

Trong phần một và hai thông tín viên Anh Vũ tại Bangkok và Tường An từ Paris đã đến với các bạn câu chuyện nơi dừng chân Thái Lan và những người tị nạn tại châu Âu và Úc. Trong phần cuối này là câu chuyện tại Bắc Mỹ của Kính Hòa từ Washington.
Triệt đường sống
Năm 2008 xảy ra vụ án Thái Hà, trong đó có việc tranh chấp tài sản đất đai giữa giáo hội công giáo và chính quyền Việt nam. Luật sư Lê Trần Luật là người đại diện cho Giáo hội công giáo. Sau phiên tòa, cơ quan an ninh đã gặp ông Luật và khuyên ông không nên theo đuổi những vụ án chính trị. Sau đó ông Luật bị cho là đã lợi dụng phiên tòa để tuyên truyền chống phá nhà nước.
Người ta đã tước bằng luật sư của ông Luật, và ông thường xuyên bị cơ quan công an mời làm việc. Theo ông nhớ lại thì trong khoảng thời gian 7 năm ông phải gặp cơ quan an ninh đến hơn 300 lần. Khi bị buộc phải chấm dứt hành nghề luật sư và cũng không tìm được việc làm nào khác, ông Luật lâm vào tình trạng rất khốn khó.
Khi biết được tình trạng này, cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ đề nghị rằng ông có thể xin đi tị nạn chính trị. Đứng trước tương lai không sáng sửa của gia đình và bản thân ông Luật chấp nhận xin đi cứ trú chính trị tại Mỹ.
Năm 2007 blogger Uyên Vũ và những người đồng chí hướng sáng lập câu lạc bộ nhà báo tự do với mong muốn cổ võ cho tự do ngôn luận. Lặp tức ông và những người khác rơi vào tầm ngắm của cơ quan an ninh. Cuộc sống của hai vợ chồng blogger Uyên Vũ cũng bắt đầu rơi vào tình trạng như luật sư Lê Trần Luật. Ông Vũ kể lại:
Chúng tôi gặp vô vàn khó khăn, tôi bị áp lực đến nỗi phải bỏ việc, ông giám đốc bị hăm dọa và không dám cho tôi tiếp tục làm việc nữa. Tôi cố gắng tìm một công việc nhưng không tìm được một công việc nào khác. Gia đình của chúng tôi là cha mẹ, anh chị thì cũng nhận những lời đe dọa của công an.”
Ông Uyên Vũ không còn con đường nào khác là quyết định xin đi tị nạn chính trị. Sau nhiều khó khăn ngăn trở từ phía nhà nước Việt nam ông đến Hoa Kỳ vào năm 2014 và hiện sống tại San Diego, California.
Chúng tôi gặp vô vàn khó khăn, tôi bị áp lực đến nỗi phải bỏ việc, ông giám đốc bị hăm dọa và không dám cho tôi tiếp tục làm việc nữa. Tôi cố gắng tìm một công việc nhưng không tìm được một công việc nào khác. Gia đình của chúng tôi là cha mẹ, anh chị thì cũng nhận những lời đe dọa của công an
blogger Uyên Vũ
Chuyện ra đi của ông Luật cũng không được dễ dàng. Cơ quan an ninh tìm nhiều biện pháp để xóa bỏ một hình ảnh tù chính trị và họ thường xuyên tuyên bố rằng ở Việt nam không có đàn áp chính trị. Ông Luật kể lại:
Họ nói là nếu mà tôi muốn đi Mỹ thì họ sẽ tạo điều kiện cho tôi đi, bằng cách là họ cấp hộ chiếu và để tôi lên sân bay thoãi mái, với điều kiện là tôi muốn đi Mỹ chứ không phải tôi bị đàn áp về mặt chính trị.”
Luật sư Lê Trần Luật (trái) và blogger Uyên Vũ
Luật sư Lê Trần Luật (trái) và blogger Uyên Vũ
Ông Luật từ chối điều này. Cuối cùng thì cơ quan an ninh Việt nam cũng cấp hộ chiếu và để gia đình ông lên đường sang Mỹ với lời nhắn gửi là đừng hoạt động gì ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà nước Việt nam nếu muốn trở lại Việt nam sau này.
Để đối phó với những người mang quan điểm chính trị khác biệt, nhà cầm quyền Việt nam đã huy động một bộ máy an ninh khổng lồ. Ông Luật kể lại câu chuyện cơ quan an ninh điều tra nhân thân ông:
“Có những chuyện lâu rồi trong cuộc đời mình cách 10 hay 15 năm gì đó, mình đã quên, mà họ nhắc lại, chứng tỏ họ tìm hiểu về mình rất kỹ, họ có thể về cả quê nội quê ngoại của mình, để tìm hiểu cái động cơ mục đích, cũng như lý lịch của mình. Họ có thể bỏ ra hàng giờ hàng ngày để tiếp cận với bạn bè cũ, hồi học tiểu học, trung học của mình để tìm hiểu về cá tính, sở thích của mình.”
Ông Luật hiện sống tại thành phố Portland, tiểu bang Oregon.
Vượt biên
Có những người tị nạn chính trị khác không thể lên máy bay từ Việt nam, họ phải chọn con đường vượt biên trái phép sang Campuchia, rồi Thái Lan, rồi từ đây họ được chấp nhận qui chế tị nạn để sang Bắc Mỹ.
Có những chuyện lâu rồi trong cuộc đời mình cách 10 hay 15 năm gì đó, mình đã quên, mà họ nhắc lại, chứng tỏ họ tìm hiểu về mình rất kỹ, họ có thể về cả quê nội quê ngoại của mình, để tìm hiểu cái động cơ mục đích, cũng như lý lịch của mình
Luật sư Lê Trần Luật
Anh Đặng Chí Hùng hiện sống tại Toronto, Canada là một trong số những người như vậy. Anh Hùng sinh ra trong một gia đình cả cha mẹ đều là đảng viên cộng sản. Tuy vậy anh có một nguyên nhân khá lý thú đã thúc đẩy anh trở thành một nhân vật bất đồng chính kiến với chế độ cộng sản. Điều này nằm ngay trong những thông tin tuyên truyền về sự vĩ đại của ông Hồ Chí Minh, và sự phủ nhận nền âm nhạc của miền Nam Việt nam trước năm 1975. Anh Hùng đặt ra câu hỏi là tại sao một nhân vật như vậy lại được hết lời ca ngợi, và một nền âm nhạc như vậy lại bị chế độ hắt hủi.
Nhưng sự kiện quan trọng làm cho anh Hùng có một quyết định chính trị chống lại chủ nghĩa cộng sản là những cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược bị đàn áp. Anh kể lại:
Anh Đặng Chí Hùng ngày đến Canada
Anh Đặng Chí Hùng ngày đến Canada
Khi Mỹ chuẩn bị đánh Iraq thì cộng sản Việt nam bắt bọn tôi phải xuống đường đi biểu tình chống Mỹ, nếu không đi biểu tình chống Mỹ thì sẽ trừ hạnh kiểm. Thật là kỳ lạ là tại sao Iraq thì lại biểu tình, còn người dân Việt nam mình bị Tàu giết thì không được đi biểu tình.”
Một người tù chính trị trẻ tuổi khác là anh Trương Quốc Huy. Anh Huy bị bắt giam sáu năm vì những bài viết bày tỏ chính kiến chính trị, cũng như tố cáo sự nhũng lạm của các quan chức địa phương. Anh kể lại hoàn cảnh của mình sau khi ra tù vào năm 2011:
Tôi ra khỏi tù thì họ không cấp giấy chứng minh nhân dân cho tôi, luôn kềm kẹp phía trước nhà tôi. Tôi không đi làm được vì không có giấy tờ, họ kéo dài cái tình trạng đó rất lâu. Mà khi ra tù thì tôi cũng cần phải sinh sống.”
Anh Trương Quốc Huy, cũng như anh Đặng Chí Hùng đã chọn con đường đào thoát sang Thái Lan. Ở đây họ bị chính quyền Thái bắt giam theo yêu cầu từ phía Việt nam. Ngoài ra Hà nội cũng yêu cầu Thái Lan trục xuất họ về Việt nam. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của các tổ chức nhân quyền cũng như là Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, chính quyền Thái lan đã phải cân nhắc và cuối cùng trả tự do cho họ để lên đường đi tị nạn chính trị.
Cuộc sống và quê hương
Cuộc sống của những người tị nạn chính trị mới tại Bắc Mỹ được nhìn nhận với những góc độ vui buồn khác nhau. Anh Trương Quốc Huy, ông Uyên Vũ thấy rằng mình hòa hợp với cuộc sống mới khá dễ dàng. Một người tị nạn chính trị trẻ tuổi là anh Nguyễn Xuân Thủy, đến Mỹ tháng 6/2015 cũng bằng con đường vượt biên sang Thái Lan kể với chúng tôi ấn tượng của anh về cuộc sống mới từ Houston:
Nó làm cho mình có cảm giác rằng tự do và khoáng đạt. Con người mình không bị để ý bị xoi mói nhiều, không bị đàn áp, tất nhiên là không bị công an đến nhà (cười.) Cảm thấy rất thoãi mái ở bên này.”
Cái điều bất hạnh nhất là khi chúng ta không còn được sống trên quê hương chúng ta, nơi chôn nhao cắt rốn của mình. Quê hương nó luôn nằm trong lòng của mình, thành ra khi ình sống bên này thì điều kiện có thể tốt hơn khá hơn, nhưng nó không bao giờ bằng đất nước của mình quê hương của mình hết
Anh Trương Quốc Huy
Luật sư Lê Trần Luật hiện đang làm việc tại một nhà máy ở Portland nói rằng:
Anh cứ tưởng tượng khi một người tị nạn đến Hoa kỳ hay bất cứ một đất nước nào, thì họ giống như người mới sinh ra, tức là công việc làm thì không có, xe cộ thì không biết đi, đường sá cũng không biết, ngôn ngữ không nói được, cũng không nghe được.”
Tuy nhiên cái nhìn của họ về quê hương đã bỏ lại sau lưng khá giống nhau. Ông Uyên Vũ nói rằng không biết bao giờ ông mới trở về Việt nam trong căn cước của một người tị nạn chính trị, nhưng khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ ở Việt nam làm ông cứ mang hình ảnh Việt nam trong tâm khảm ngay trong cuộc sống hiện nay tại miền Nam California.
Anh Trương Quốc Huy rất xúc động khi được hỏi về Việt nam:
Cái điều bất hạnh nhất là khi chúng ta không còn được sống trên quê hương chúng ta, nơi chôn nhao cắt rốn của mình. Quê hương nó luôn nằm trong lòng của mình, thành ra khi ình sống bên này thì điều kiện có thể tốt hơn khá hơn, nhưng nó không bao giờ bằng đất nước của mình quê hương của mình hết.”
Họ đều mong muốn sẽ quay về.
Anh Nguyễn Xuân Thủy, hiện đang chuẩn bị học đại học tại Texas nói:
Mình không thể quay mặt đi được, mình không thể làm ngơ được, cái đó là cái nghĩa vụ, cái trách nhiệm tôi nghĩ là của tôi. Tôi chắc chắn là sẽ quay về, được như thế nào thì tùy ở sức lực của mình.”
Anh Đặng Chí Hùng thì nói là anh không phải là một nhà hoạt động chính trị, anh sẽ tìm kiếm một nghề để kiếm sống, nhưng hoạt động nhằm thay đổi Việt nam là một hoạt động đương nhiên mà mọi người như anh phải làm.
Còn cựu luật sư Lê Trần Luật nói khi kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi rằng ông mong về Việt nam càng sớm càng tốt. Ông mong rằng Việt nam phải đổi thay để có thể đón tất cả những người tị nạn chính trị trở về với đất mẹ
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét