Pages

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Có phải sự sụp đổ của Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã được sắp đặt? (Phần 2)

(Ảnh: smcp.com)
                                        
  Làn sóng đầu cơ được định hướng bởi nhà nước

Tiếp theo  Phần 1

Các thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đã đạt mức đỉnh điểm vào giữa tháng 6; chỉ số Chứng khoán Thượng Hải đã tăng hơn gấp đôi kể từ 1/8/2014 cho đến 12/6/2015, trong khi chỉ số Chứng khoán Thâm quyến tăng gần gấp 3.

Làn sóng đầu cơ diễn ra trong khi không có bất kỳ sự thay đổi nào về các yếu tố cơ bản của nền kinh tế và trong tình hình tăng trưởng đang giảm, là do Bắc Kinh thiết kế.

Hình ảnh được nhúng đến liên kết cố định
Ảnh: Cảnh sát bán quân sự đứng bảo vệ phía trước Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh, ngày 8/7.

Vô số các bài xã luận và những lời hô hào từ chiến dịch tuyên truyền của các nhà chức trách, tất cả đều tìm cách chứng tỏ cho người dân Trung Quốc thấy rằng ném tiền vào thị trường chứng khoán là một việc làm không bao giờ bị thua lỗ.

Mục đích của tất cả những việc này đã rõ ràng: một thị trường tăng trưởng mạnh sẽ dẫn dắt niềm tin về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, hãng thông tấn xã nhà nước, nhận định: “Niềm tin gia tăng trên thị trường chứng khoán đã kích thích niềm tin của toàn xã hội về tăng trưởng, và nó cho phép người dân nhìn nhận hiện tượng mới theo quy chuẩn mới, yên tâm và lạc quan hơn”.

Khủng hoảng chứng khoán Trung Quốc: Một vụ sụp đổ có dàn xếp?

Trong khi bản thân thị trường, và làn sóng đầu cơ gần đây là do nhu cầu chính trị của ĐCSTQ thao túng, thì rất có thể vụ sụp đổ thị trường chứng khoán cũng là một thủ đoạn chính trị.

Quan điểm này, về cơ bản cho rằng có một âm mưu bè phái đằng sau vụ sụp đổ của thị trường, nghe có vẻ gượng gạo nếu xét trên các các khái niệm tài chính tiêu chuẩn của các nước phương Tây có thị trường vốn phát triển.

Nhưng ở Trung Quốc, đó là một quan điểm được các nhà phân tích đáng tin cậy và có kinh nghiệm tán thành, và nó cũng được củng cố bởi bản chất chính trị ăn sâu vào mọi thứ ở đất nước này.

Ông Wang Jiangou, một giáo sư của Trường Quản lý Quan Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh, đã đăng đàn với quan điểm này trong một loạt bài viết mạnh mẽ trên tài khoản Sina Weibo hồi đầu tháng 7. Bài bình luận đã không được truyền thông nước ngoài chú ý.

“Toàn bộ âm mưu giống như một chuỗi các vòng có liên kết với nhau. Hoàn toàn không thể tiến hành một “cuộc đảo chính tài chính” ở quy mô đáng kinh ngạc như vậy nếu thiếu một kế hoạch hoàn hảo hay sự hiểu biết về điểm yếu và sự non kém về tài chính của đối thủ một cách rõ ràng đến như vậy”, ông viết.

“Tuyên truyền, đòn bẩy tài chính… cùng được thực hiện một cách bất ngờ và thời gian tấn công thị trường ăn khớp với nhau. Sự ranh ma cực độ của phe này và sự kiêu ngạo của phe kia đã đồng bộ làm nên những gì chúng ta thấy”.

Ông Wang không nói rõ về những phe phái mà ông đề cập đến, mặc dù trong 3 năm qua trên chính trường Trung Quốc, chỉ có các phe nhóm chính trị quan trọng được nhắc đến, đó là các nhóm xung quanh cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân, và lãnh đạo đương thời là ông Tập Cận Bình.

Phe láu cá có thể là của ông Giang Trạch Dân, đang sử dụng vụ sụp đổ tài chính đã được sắp đặt để tấn công phe kiêu ngạo của ông Tập Cận Bình, phe đã thành công 2 năm gần đây trong việc triệt phá phần lớn phe ông Giang.

Ông Giang đã nắm quyền kiểm soát ĐCSTQ từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, và thôi giữ chức vụ vào năm 2002 – nhưng trong thập kỷ sau đó, ông ta vẫn là lực lượng thống trị chính trường Trung Quốc. Chỉ dưới thời ôngTập Cận Bình thì sự kiểm soát của Giang trên các lĩnh vực an ninh và quân sự mới bị giật lại – tuy nhiên lĩnh vực tài chính thì ông ta vẫn nắm giữ.

Trong loạt bài viết của ông Wang Jiangou trên Weibo có bình luận này: “[Sự sụp đổ] hủy hoại cả người Trung Quốc lẫn nhóm lãnh đạo Đảng hiện nay. Cuộc tấn công lén lút được thực hiện khi Thủ Tướng đang ở nước ngoài – thật là nham hiểm!

“Nền kinh tế Trung Quốc đã gần như bị họ hủy hoại… họ tích cực hiệp lực và âm mưu hủy diệt nền kinh tế Trung Quốc”
– ông Wang cho biết.

Ông Lý Khắc Cường đã lên đường tới Châu Âu vào ngày 28/6 và trở về nước vào ngày 13/7.

Làm thế nào mà việc thao túng này có thể diễn ra? Có nhiều quan điểm khác nhau, liệu thị trường chứng khoán Trung Quốc chủ yếu là địa hạt của các nhà đầu cơ ngắn hạn – nơi những người bán mì dạo địa phương đến tiêu khiển – hay chủ yếu bị kiểm soát và thao túng bởi tầng lớp thượng lưu và các nhóm lợi ích.

Nếu trường hợp này là kịch bản thứ 2, thì phạm vi thao túng có thể lớn hơn.

Tờ Thời báo Tài chính (The Financial Times) gần đây đã đăng một bài phân tích cho rằng những nhà đầu tư nhỏ lẻ “chiếm khoảng 5% hoặc ít hơn lượng vốn hóa thị trường”.

Trong cuốn sách “Tư hữu hóa Trung Quốc” (Privatizing China), các ông Carl Walter và Fraser Howie đã dẫn chứng một trường hợp thao túng thị trường chứng khoán khi một ông Lu Liang nào đó cho thấy là đã kiểm soát 1.575 tài khoản của các nhà đầu tư cá nhân để thổi giá cổ phiếu của một mã chứng khoán trước khi bán phá giá cổ phần của mình để kiếm một món lợi kha khá.

Tổng cộng, số tài khoản ma được dùng trong âm mưu này có thể lên tới 14.000 tài khoản, tác giả viết.

‘Giải cứu thị trường’

Liêu vụ sụp đổ đã được thiết kế như một phần của cuộc tấn công chính trị vào ông Tập Cận Bình – một kịch bản công phu, phù hợp với sự hiểu biết của nhiều người Trung Quốc như một cuộc chiến tương tàn của ĐCSTQ – hay đơn thuần đây chỉ là một sự xì hơi tự nhiên, mặc dù bất ngờ, của bong bóng đầu cơ quá nóng, buộc chính phủ phải một lần nữa can thiệp mạnh để che chắn.

Trong những tuần sau vụ sụp đổ, gần một nửa thị trường bị đóng băng, nghĩa là một nửa số mã cổ phiếu niêm yết bị cấm mua bán. Một loạt các biện pháp khác đã được thiết lập “để … thực chất là cấm cổ đông lớn bán cổ phần của họ, cùng với nhiều hạn chế chưa từng có khác về giao dịch trên thị trường chứng khoán”, ông Gordon Chang, một tác giả và là nhà bình luận về Trung Quốc nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Các nhà chức trách cũng đã công bố việc thành lập một quỹ có giá trị 20 tỷ USD để hỗ trợ thị trường, theo sau đó, các ngân hàng và công ty chứng khoán cũng tuyên bố là sẽ nhất trí sát cánh với lãnh đạo trung ương.

Ngày 9/7, Tân Hoa Xã công bố rằng ông Mạnh Khánh Phong (Meng Qingfeng), Thứ trưởng Bộ Công an, đã đến Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cùng đoàn tùy tùng, qua đó gây dựng niềm tin rằng thị trường đã chạm đáy.

Tân Hoa Xã viết: “Họ sẽ làm việc cùng với Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc trong việc điều tra những người cầm đầu việc bán tháo các chứng khoán hiểm ác làm ảnh hưởng tới các chỉ số chứng khoán trong vài tuần gần đây. Điều này cho thấy các cơ quan giám sát sẽ giáng một cú mạnh lên tất cả những hành vi bất hợp pháp và bất thường”.

Theo đó, tất cả sự giả tạo về việc tự chủ của thị trường chứng khoán Trung Quốc khỏi hệ thống chính trị đã bị lột bỏ.

Matthew Robertson & Paul Huang , Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Thu Hiền biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét