Pages

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Nguyễn Hữu Bính - Thư ngỏ của người Việt hai ngoại gửi tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Hữu Bính
Kính gửi ông Nguyễn Phú Trọng,
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt nam.
Thưa Ông,
Là người Việt sống xa quê hương, đang nhìn về Biển Đông với bao điều lo nghĩ, vì dân tộc chúng ta - kể cả hơn ngàn năm Bắc thuộc - chưa bao giờ phải đối diện với họa diệt vong hiểm nguy bằng lúc nay. Kẻ đang dùng mọi thủ đoạn nham hiểm chiếm nước ta hiện nay, tuy vẫn là kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc, nhưng lần này là bọn theo Chủ nghĩa Thực dân Cổ điển: Giết hết dân bản xứ, di dân từ nước chúng sang để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía nam. Mà trước đây đã nhiều lần, hễ gặp Việt nam đều bị chặn lại. Nay với thơi cơ thuân lợi, với đủ mọi mưu kế thâm độc, với quyết tâm cao, với sức mạnh đáng nể sợ, bọn bành trướng phương Bắc đang tìm đủ mọi cách xóa sổ dân tộc Việt cản đường tiến của chúng.

Nên cái họa Phương Bắc hiên nay là diệt chủng, không phải là đồng hóa như những lần trước. Trên quê hương những ai còn sống sót, sẽ bị đẩy vào rừng thành một thứ “ Mọi da đỏ ”. Những ai chạy thoát được ra nước ngoài, trở thành kẻ vô tổ quốc, xếp hạng công dân bậc mấy ở nước tạm dung, có khi còn thấp hơi cả chó mèo.
Cuộc diệt chủng dưới thời Polpot ở Campuchia và các thuộc địa của đế quốc Anh ở thế kỷ 19 đã chứng minh những luận cứ trên đây là thực tế. Biển Đông mới chỉ là điểm khởi đầu, chưa phải là cái đích cuối cùng của tham vọng bá quyền Đại Hán.
Dân tộc chúng ta lại đang chia rẽ trầm trọng. Nội bộ đảng cầm quyền đang tìm mọi cách loại trừ nhau, giữa kẻ thân và chống Trung Quốc. Bầu cử Đảng theo cơ chế “ trên cử dưới bầu”, hạn chế đề cử ứng cử, chỉ được bầu theo danh sách theo tiêu chuẩn có sẵn. Nên coi đảng viên chỉ như bầy con nít. Tự hạ nhục, tự làm ô danh Đảng chỉ để duy trì quyền lực phe nhóm.
Những mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc do cuộc chiến 30 năm huynh đệ tương tàn để lại, chưa được hóa giải nên hận thù vẫn còn. Quốc - Cộng vẫn đang tìm đủ mọi cách tiêu diệt nhau.
Thế mất nước đang chờ chờ ra đó. Nếu để thảm họa này xảy ra, ai phải chịu trách nhiệm về sự diệt vong tới đây của dân tộc?
Theo chúng tôi: Không chỉ những người đang nắm quyền cai trị, mà tất cả người dân Việt đều phải chịu trách nhiêm về thảm họa này. Tuy mức độ có khác nhau.
Đó là lý do thôi thúc chúng tôi viết thư này gửi đến ông. Như trách nhiệm của người dân, làm bổn phận của mình với đất nước đang lâm nguy.
Kính thưa ông Tổng bí thư,
Lịch sử bốn ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc Việt đã chứng minh:
1 - Những lần dân tộc ta để ngoại bang chiếm mất nước đều do:
Đất nước này đã bị chính người Việt với người Việt, tranh nhau chiếm làm của riêng.
Nên: Dân tâm ly tán. Dân khí bạc nhược. Dân trí vô cảm. Vì thế nội lực bị suy yếu.
Những lần đất nước được xác định là của chung toàn dân. Dân tộc chúng ta đã đánh thắng quân xâm lược hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần.
Vì người dân ý thức được đất nước là của chung toàn dân, nên trên dưới một lòng chung sức chống ngoại xâm. Chiến đấu cho quyền lợi sống còn của dân tộc, nên sẵn sàng chấp nhận hy sinh gian khổ. Tổ Quốc là niềm tự hào và là mái nhà chung của toàn dân tộc, nên người dân tự nhận lấy trách nhiệm của mình khi Tổ quốc lâm nguy.
Ngược lại khi đất nước bị phe nhóm chiếm làm của riêng. Quyền lợi của phe nhóm trọng hơn quyền lợi của dân tộc, nên vướng mắc vì thế không dứt khoát trước hành động ngang ngược của ngoại xâm. Chính quyền cũng không còn là của dân, do dân và vì dân, mà trở thành công cụ của giai cấp thống trị dùng để áp bức giai cấp bị trị, như Mác khẳng định. Vì thế tinh thần vì nước vì dân không còn, đảng đứng trên nhà nước, cái quái thai “ Tổ Quốc Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ”, chiếm nốt Tổ Quốc của toàn dân. Không một thứ vũ khí tối tân nào thay được sức mạnh toàn dân đoàn kết. Nhưng đảng cầm quyền đã đánh mất chính danh, nên không dám tin dân, không dám dựa vào dân. Vì thế không tổ chức dân thành lực lượng toàn dân, toàn diện chung sức chống ngoạu xâm như thời đầu Cách mạng Tháng 8/45. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Mà lại dựa vào tình đồng chí của kẻ xâm lăng để giữ chính quyền. Đàn áp dân khi họ xuống đường bầy tỏ quyết tâm chống ngoại xâm Vì sợ quần chúng đoàn ngũ hóa, sẽ tạo nên sức mạnh quần chúng. Điều tối kỵ của thể chế Đảng trị.
Nên sức mạnh toàn dân đoàn kết thành một khối vững chắc chống ngoại xâm như thời Trần, nay không có. Mất nước là điều không tránh khỏi.
2 - Người làm cách mạng chân chính, sau khi dành được độc lập cho dân tộc, phải trao trả đất nước lại cho dân. Nếu không cuộc cách mạng này chỉ đổi chủ: Từ ngoại xâm sang nội xâm. Mà không đổi đời: Dân nô lệ vẫn hoàn nô lệ.
Vì người dân sống trên đất nước mình, nhưng mất quyền làm chủ đất nước, cũng chỉ là dân nô lệ, bất kể kẻ thống trị là người ngoại bang hay đồng chủng.
Nên cái gì phi dân tộc, không sớm thì muộn thế nào cũng sẽ phản lại dân tộc. Vì đó là bọn con buôn cách mạng, không vì lợi ích dân tộc, nhưng lại mượn danh dân tộc để có sức mạnh cướp chính quyền. Khi nắm chắc được quyền hành trong tay, chúng vất bỏ cái mượn danh để thực hiện cái phi dân tộc. Nên những người đi theo đảng vì yêu nước bị thanh trừng, người dân bầy tỏ lòng yêu nước chống ngoại xâm cũng bị đàn áp.
3 - Lịch sử cũng chứng minh: Cuộc chiến nào cũng vậy, său khi kết thúc, kẻ thắng phảỉ nghĩ ngay đến việc hòa giải dân tộc, xã hội mới sớm ổn định. Chiến tranh mới thực sự chấm dứt cả trên chiến trường và trong lòng người. Nếu còn mải mê trả thù, chỉ tạo thêm hố chia rẽ làm suy yếu dân tộc, tạo thuận lợi cho mưu đồ chia để trị của kẻ xâm lược.
Vì thế, trước nguy cơ đất nước có ngoại xâm, Đảng phải trả đất nước lại cho dân và thực hành hòa giải dân tộc. Đấy là hai nhu cầu cấp bách cho sự sống còn của đân tộc.
Chống lại những nhu cầu này là tạo lợi thế đục nước béo cò cho kẻ xâm lược.
Nên chúng tôi chân thành đề nghị với ông Tổng Bí thư:
1 - Hãy thành tâm trao trả quyền làm chủ đất nước cho dân không thể chỉ nói suông. Quyền lãnh đạo của đảng có được là nhờ thông qua các đảng viên tham chính được dân bầu chon. Đảng và các ban bệ của đảng chỉ là các đoàn thể quần chúng, chịu sự quản lý của luật pháp, không phải là một thứ chính quyền. Đó là xu thế của thời đại không cấm được đâu (Ng: T. Dg)
2 - Hãy can đảm vất đi cái chủ nghĩa Mác Lê nin, mà thực chất chỉ là chiêu bài của đế quốc Nga, dùng nó để mở rộng Liên bang Xô viết tới Thế giới Đại đồng. Chủ nghĩa ấy xóa đi tình dân tộc “ Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn ”, để thay bằng tình đồng chí “ Phá tan biên cương, loài người sống thân yêu ”. Xóa đi tình nghĩa họ hàng ruột thịt mắu chẩy ruột mềm, thay bằng tình giai cấp dựa trên lợi nhuận.
Những lần Liên xô mang quân vào các nước Đông Âu thế kỷ trước đàn áp các cuộc nổi dậy của chính người cộng sản, đã phơi bầy mặt thật của chủ nghĩa này. Bây giờ là thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ chi thức, cục đá cũng biết suy nghĩ. Dân tộc Việt nam đâu còn 80% mù chữ như hồi đầu Cách mạng Tháng 8. Nên chiêu bài Giải phóng giai cấp, không còn lừa bịp được ai. Vì giai cấp cần lao ở tất cả các nước Xã hội Chủ nghĩa vẫn là giai cấp nghèo khổ nhất trong xã hội. Lao động với đồng lương rẻ mạt nhất, năng suất lao động thấp nhất so với các nước tư bản. Chính giai cấp cần lao này, mà người cộng sản tự nhân là đại diện, đã phá tan khối Xã hội Chủ nghĩa và làm sụp đổ Liên xô.
Hãy vất đi những cái phi dân tộc để trở về với dân tộc, thì sẽ trường tồn với dân tộc. Để cùng dân tộc mang hết khả năng chung sức xây dựng một nước Việt hùng mạnh, đủ sức tự lực tự cừng chống ngoại xâm. Mới không bí các nước khác cậy lớn bắt nạt. Mới dám nhận sự trợ giúp của bè ban khắp năm châu để đủ sức tự vệ, mà không sợ bị nước đàn anh quở mắng.
3 - Hãy nghĩ đến hòa giải dân tộc để có sức mạnh chống ngoại xâm. Để chấm dứt cuộc chiến 30 năm huynh đệ tương tàn. Cuộc chiến ấy đứng về phe nhóm thì có kẻ thắng người thua, nhưng nhìn về đại cuộc, dân tộc ta là người thua cuộc. Cuộc chiến ấy chỉ là cuộc chiến ủy nhiệm, không các gì chối cãi được. Vì cả hai phe cộng sản và tư bản đều đã giải mật những âm mưu bẩn thỉu của cuộc chiến ấy. Khác nhau chỉ ở mức khôn khéo hay vụng dại mà thôi.
Muốn thực sự hòa giải dân tộc trước hết phải thành tâm: Vì nhu cầu sống con của dân tộc trước họa ngoại xâm, nên không tranh thắng, cái thắng thuộc về dân tộc. Phải có đối thoại để từng bên nói lên những bức xúc của mình. Phải đối thoại trên tinh thần sám hối. Sám hối là thước đo của sự thành tâm. Hòa giải trên tinh thần sám hối cũng là sằng phẳng với qua khứ, để các oan hồn bị lừa gạt trong chiến tranh được ngậm cười nơi chín suối. Nhưng trước khi hòa giải, các nguyên nhân gây nên hận thù phải được hóa giải, để hòa giải khác với chiêu hồi.
Trên đây là những lời bộc trực dễ làm mếch lòng người nhưng xây dựng, tự đáy lòng của người dân đang quan tâm đến sự sống còn của dân tộc. Với hy vọng lòng Dân và ý Đảng chỉ còn là một, để có sức mạnh toàn dân đoàn kết, trên dưới một lòng chống ngoại xâm.
Cũng nhân đây, chúng tôi chân thành chúc chuyến thăm Mỹ lần này của ông Tổng Bí thư gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp./.
Kính thư,
Nguyễn - hữu Bính
Địa chỉ: 607 N Euclid St # A
Santa Ana – Ca. 92703 – U. S. A.
Tác giả gửi tới Dân Luận

1 nhận xét:

  1. Rất đúng Hỡh những lão thành lãnh đạo hãy suy nghĩ vì sự Tồn vong của dân tộc

    Trả lờiXóa