Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cố gắng ổn định thị trường tiền tệ, với cam kết đưa ra hôm 25/8/2015, sẽ không hạ giá đồng tiền Việt Nam thêm nữa cho đến cuối năm. Thế nhưng báo chí nhà nước lại công khai bày tỏ sự thiếu tin tưởng với cam kết của Ngân hàng Nhà nước.
Trang điện tử của báo Lao Động tối 26/8/2015 đưa lên mạng bài ‘Tin vào cam kết của Ngân hàng Nhà nước?’ kèm theo một dấu hỏi lớn trên tựa bài. Tờ báo nhắc lại sự kiện Thống đốc Bình từng cam kết trong năm 2015 sẽ không hạ giá đồng Việt Nam quá 2% so với đồng đô la Mỹ. Nhưng cho đến nay tỉ giá chính thức đã được điều chỉnh lên 3% và biện độ tỷ giá cũng được nới hai lần trong vòng 1 tuần mà thị trường vẫn chưa lặng sóng.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi hôm 25/8, chuyên gia Bùi Kiến Thành, người có nhiều năm hoạt động trong thị trường tài chính phương tây hiện sống và làm việc ở Hà Nội cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nói là nói như thế thôi, nếu xét về tình hình kinh tế của Trung Quốc thì từ giờ tới cuối năm Trung Quốc sẽ phá giá đồng bạc thêm bao nhiêu nữa là điều chưa rõ. Ông nói:
“Từ trước tới giờ Trung Quốc phát triển là nhờ đầu tư của nước ngoài và đầu tư trong nước nâng lên và phát triển, chứ thị trường của Trung Quốc là xuất khẩu chứ thị trường nội địa không bao nhiêu. Nếu cả thế giới giảm nhập khẩu hàng Trung Quốc vì chính sách chung, thì dĩ nhiên nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lâu dài chứ không thể là nhất thời được. Và nếu như Trung Quốc từ giờ đến cuối năm mà phá giá đồng nhân dân tệ 5%-10% nữa thì làm sao mà Ngân hàng Nhà nước cam kết, quả quyết từ giờ đến cuối năm sẽ không phá giá đồng bạc Việt Nam.
Bởi vì chưa biết tình hình thế giới sẽ như thế nào thì khó thể nói một cách như đinh đóng cột là không điều chỉnh tỷ giá, nó tùy theo nền kinh tế, thứ nhất trong nước sức khỏe mình nó như thế nào.
- Chuyên gia Bùi Kiến Thành
Bởi vì chưa biết tình hình thế giới sẽ như thế nào thì khó thể nói một cách như đinh đóng cột là không điều chỉnh tỷ giá, nó tùy theo nền kinh tế, thứ nhất trong nước sức khỏe mình nó như thế nào. Tôi chưa thấy dấu hiệu nào chứng tỏ sức khỏe nền kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn. Ngoài ra tôi cũng chưa thấy tín hiệu nào là tình hình Trung Quốc sẽ tốt hơn, cũng chưa thấy tín hiệu nền kinh tế như Mỹ sẽ phát triển tốt hơn…từ đây sắp tới, trong một tháng nữa, vài tuần nữa chúng ta sẽ thấy thị trường chứng khoán của cả thế giới bị ảnh hưởng vấn đề tuột dốc của nền kinh tế Trung Quốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc.”
Theo lời ông Bùi Kiến Thành, thị trường chứng khoán Trung Quốc đang tụt dốc nhanh chóng và là hệ quả tất nhiên. Ông dẫn chứng trên thế giới không có thị trường chứng khoán nào mà hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu là 60 lần. Ở Mỹ được mười mấy lần đã là rất cao rồi. Với giá bị đẩy lên cao như thế thì sẽ phải đi xuống, trong trường hợp thị trường chứng khoán lao dốc mà Trung Quốc không can thiệp được, thì nó ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Vẫn theo ông Bùi Kiến Thành, nền kinh tế Trung Quốc đã tới ngưỡng phải ổn định lại, tức là không thể tăng trưởng cao với tỷ lệ 7%-8% nữa mà sẽ phải sụt giảm xuống, tùy theo Trung Quốc tái cơ cấu nền kinh tế như thế nào.
Nhiều diễn biến khó lường
Báo chí Việt Nam hoài nghi, thiếu tin tưởng cam kết giữ vững tỷ giá của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là hoàn toàn có cơ sở. Bởi vì cùng ngày 25/8/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Chính phủ lường trước kịch bản xấu nhất với nền kinh tế. Theo VnExpress, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói như vừa nêu khi chủ trì phiên họp của thường trực Chính phủ để đánh giá những biến động mới đây của nền kinh tế thế giới, bao gồm giá dầu thô sụt giảm và Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, qua đó tính toán tác động đến Việt Nam. Tuy cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước phá giá tiền đồng và hai lần mở rộng biên độ tỷ giá trong một tuần là kịp thời và phù hợp nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý là hiện vẫn còn những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Giới quan sát cho rằng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng cam kết và không giữ lời, cho nên có thể hiểu là ông Bình không nói chuyện tỷ giá như một nhà kinh tế thuần túy mà mang tính cách trấn an thị trường.
Đáp câu hỏi của chúng tôi, là đánh giá thế nào về việc Ngân hàng Nhà nước khẳng định không tiếp tục thực hiện điều chỉnh tỷ giá cho đến cuối năm. Cũng như để kềm tỷ giá thì Ngân hàng Nhà nước có thể làm giảm bớt quỹ dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. TS Nguyễn Đức Thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định:
“Tôi nghĩ việc Việt Nam muốn tỷ giá ổn định hơn thì đấy là sự mong muốn. Vì tỷ giá ổn định tốt cho hoạt động kinh doanh, mua bán, xuất nhập khẩu v..v sau khi Việt Nam đã điều chỉnh mấy điểm tỷ giá…Thế nhưng thực sự như thế nào thực hiện được hay không, với tình trạng thay đổi mạnh mẽ của thế giới như hiện nay thì tôi nghĩ chính sách của Việt Nam sẽ linh hoạt chứ không thụ động; còn lại việc can thiệp hay không can thiệp, dừng hay bỏ, mà có thể làm giảm dự trữ ngoại hối thì tôi nghĩ là hiện nay chính phủ Việt Nam rất tỉnh táo, có nghĩa là thực tế và họ sẽ gút là phải làm gì trong từng hoàn cảnh một.
Mọi cam kết có thể chẳng được ai tin, nhưng nếu các ngân hàng có thể mua ngoại tệ thoải mái thì đương nhiên thị trường sẽ hạ nhiệt. Thời báo kinh tế Việt Nam bản tin trên mạng ngày 27/8 ghi nhận thị trường đã bớt căng thẳng, sau những ngày tỷ giá lên hết biên độ cho phép tức 22.547 đ/USD và đô la chợ đen lên tới hơn 22.900đ/USD. Tờ báo trích lời ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank nói rằng, Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ can thiệp với số lượng lớn để hỗ trợ thanh khoản, thị trường đã có chuyển biến tích cực trong hai ngày gần đây.
Cùng thời gian Ngân hàng Nhà nước đưa ra cam kết không tăng tỷ giá đến cuối năm, ngày 25/8/2015 TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh đã phát biểu trên VnEconomy theo nguyên văn: “Chẳng ai dại gì giữ USD 7-8 tháng để được nửa điểm phần trăm cả, trong khi lãi suất tiền Việt đang rất tốt.”
Tiền đồng Việt Nam mất giá
Tuy vị chuyên gia từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính và Tiền tệ Quốc gia lập luận như vậy. Nhưng các số liệu chính thức cho thấy từ năm 2008 đến nay tiền đồng Việt Nam đã mất giá 30% so với đồng đô la Mỹ. Tính toán lãi suất gởi ngân hàng bằng tiền đồng hay đô la Mỹ là bài toán có đáp số rất khác nhau tùy theo mốc thời gian.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, nhận định về khả năng tỷ giá sẽ không tăng thêm nữa sau đợt điều chỉnh vừa qua, TS Lê Xuân Nghĩa phát biểu:
“Chỉ điều chỉnh nhỏ không điều chỉnh lớn sẽ dẫn tới expect (kỳ vọng) của thị trường rất là mạnh. Người ta sẽ nghĩ là Việt Nam phải điều chỉnh một lần nữa vào dịp Mỹ tăng lãi suất, tới chừng đó người ta lại bảo Việt Nam sẽ điều chỉnh một lần nữa vào đầu năm. Càng expect (kỳ vọng) như vậy thì người ta giữ ngoại tệ lại không bán ra khiến thị trường khan hiếm ngoại tệ và Ngân hàng Trung ương buộc phải bán dự trữ ngoại tệ ra. Chính vì vậy người ta điều chỉnh một lần thật là mạnh rồi sau đó sẽ kéo dài thời gian ổn định, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ.”
Theo tình hình như mấy ngày qua, rõ ràng Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ để ổn định thị trường. Lượng ngoại tệ rất lớn để hỗ trợ thị trường mà ông Phạm Thanh Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank tiết lộ với báo chí không rõ là bao nhiêu. Nhưng ngay trước ngày có quyết định phá giá 1% và hai lần mở rộng biên độ tỷ giá, báo chí đưa tin một ngân hàng quốc doanh đã mua được nửa tỷ USD của Ngân hàng Nhà nước với giá cũ.
Chỉ điều chỉnh nhỏ không điều chỉnh lớn sẽ dẫn tới expect (kỳ vọng) của thị trường rất là mạnh...Càng expect (kỳ vọng) như vậy thì người ta giữ ngoại tệ lại không bán ra khiến thị trường khan hiếm ngoại tệ và Ngân hàng Trung ương buộc phải bán dự trữ ngoại tệ ra.
- TS Lê Xuân Nghĩa
Được biết quỹ dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tính đến cuối tháng 7 là 37 tỷ USD và 10 tấn vàng tính chung là 40 tỷ USD. Theo các chuyên gia số lượng này đủ cho 12 tuần nhập khẩu, là mức khá nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên những xáo động tiền tệ trong tuần qua và việc Ngân hàng Nhà nước tung ngoại tệ ra để hỗ trợ thanh khoản đã ít nhiều làm suy giảm quỹ dự trữ. Trong tình hình này, nếu Chính phủ tiếp tục áp lực để vay 30.000 tỷ đồng tương đương gần 1,4 tỷ USD của quỹ dự trữ để hỗ trợ ngân sách, thì thực tế chưa rõ thế nào.
Sự hoảng loạn của thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua đã hạ bớt nhiệt. Tính từ đầu năm đến ngày 24/8 tiền đồng VN mất giá -5,2% so với USD; trong khi của Myanmar là -24,9%, Malaysia -19,2%, Indonesia là -12,5% Thái Lan là -8,5%, Singapore -6,2% Philippines -4,4%. Hai đồng nội tệ mất giá chưa tới 1% trong cùng thời gian là riel Campuchia và Kip của Lào.
Dựa vào những số liệu do Ngân hàng Phát triển Á châu công bố, những người có tinh thần lạc quan thì tự an ủi, sự mất giá của đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ cũng chỉ ở mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á mà thôi
.
.
MẤY BỐ QUÊN HẾT RỒI SAO ?THẰNG BÌNH RUỒI CÓ QUA TRƯỜNG LỚP NÀO ĐÂU NHỜ GIẶT QUẦN SỊP MÁU CHO VỢ THẰNG DŨNG ,NÓ ĐƯA LÊN CHỨ KG TÀI CÁN GÌ .LỜI TTTHIỆU VẪN LÀ CHÂN LÝ MÀ. TỚI NGÀY GIỜ TÀU.VIỆT CỘNG CÁO CHUNG RỒI .ĐƯỢC MỸ DẠY CHO TRỒNG CÂY TIÊU ,ĐIỀU HẾT RỒI CHỜ NHÂN DÂN TIÊU DIỆT THÔI.
Trả lờiXóa