Pages

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Khi Trung Quốc bị 'chết máy', các nước đang phát triển bị tuột dốc

Cảnh một công trường xây dụng ở Giang Tô, Trung Quốc ,. Ảnh 5/08/ 2015.REUTERS/Aly Song
Châu Âu đối diện với làn sóng nhập cư tìm đất sống, kinh tế Trung Quốc phơi bài thực chất, tổng thống Pháp chơi sang giảm thuế cho 9 triệu gia đình nghèo dù cha Noel đã cạn tiền, du lịch Pháp phấn chấn tinh thần, tội ác chồng chất của thánh chiến Hồi giáo ở Trung Đông là những thông tin chiếm các trang lớn của báo chí Pháp hôm nay.


Trung Quốc bị « pan »


Le Monde với các đường biểu diễn minh họa khẳng định : Trung Quốc bị ăn « pan », các nước đang trổi dậy lao dốc. Xuất khẩu và sản xuất công nghiệp Trung Quốc bị thụt lùi làm cho các nước bán nguyên liệu cho Bắc Kinh , trong đó có Nga, bị thiệt hại nặng, trừ Ấn Độ.


 Cụ thể là Việt Nam đã phải phá giá đồng bạc lần thứ ba kể từ đầu năm. Kazakhstan cũng thi hành biện pháp tương tự phá giá đến 4,4% trong bối cảnh từ đầu năm nay, đồng tiền các nước đang phát triển đều mất giá kỷ lục từ Brazil (-23,4%)cho đến Nga (-11,7%), Malaysia (-14,8%) hay Indonesia(-10,6%). Hầu hết các nhà phân tích được Le Monde đặt câu hỏi đều dự báo Bắc Kinh sẽ tiếp tục phá giá đồng yuan để hộ trợ kinh tế mặc dù Trung Quốc không có lợi gì khi leo thang chiến tranh tiền tệ với các nước Á châu.

Từ 12 tháng qua, tính đến tháng 6, Trung Quốc phải tiêu phí 345 tỷ đôla trong trữ lượng ngoại tệ để hỗ trợ kinh tế. Chỉ riêng tháng 7 vừa rồi đã chi ra 42,5 tỷ đôla. Một chuyên gia tây phương nhận định : Trung Quốc đang ở trong một môi trường kinh tế tài chính cực kỳ xấu và bất lợi nhất từ 20 năm nay. Cuốn phim khủng hoảng tại Trung Quốc như một gáo nước lạnh làm các nhà đầu tư làm họ ý thức thế yếu của các nền kinh tế đang lên nhưng tùy thuộc vào sức khỏe kinh tế Trung Quốc. Nói cách khác đầu máy kinh tế toàn cầu không phải là Trung Quốc mà là Hoa Kỳ.

Trung Quốc không phải là cường quốc đúng nghĩa
 


Cũng với nhận xét của Le Monde, trên báo kinh tế Les Echos chuyên gia Pháp François Godement, một người có tiếng ít khi chỉ trích Trung Quốc cũng khẳng định : Trung Quốc không phải là một cường quốc kinh tế. Ông cho rằng cần phải bỏ đi tâm lý « lạc quan thái quá và bi quan thái quá » đối với kinh tế Trung Quốc.


Chỉ mới mấy tháng trước đây, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc làm nhiều người hồ hỡi thái quá, bây giờ sau loạt phá giá đồng tiền, thị trường chứng khoán « sụp đổ », tăng trưởng mất đà và vụ nổ ở Thiên Tân, hình ảnh Trung Hoa lục địa từ sáng chói rơi vào màn đêm tăm tối.


Theo vị giám đốc Chương trình Á châu-Trung Quốc của Hội đồng châu Âu về Quan hệ quốc tế ECFR thì đúng là Trung Quốc có vấn đề. Chính quyền Trung Quốc biết là phải « giải phóng » kinh tế, tự do hóa thật sự nền ngoại thương nhưng Bắc Kinh lo sợ bất trắc và tăng cường kiểm soát, can thiệp vào sinh hoạt thị trường. Vấn đề là nếu chính phủ cứ tiếp tục gặp đâu đỡ đó thì uy tín của thị trường Trung Quốc đã bị tổn thương, chính sách kinh tế trở thành mù mờ. Tuy vậy, bi quan về tương lai Trung Quốc là không hợp lý, bỡi vì, chưa bao giờ Trung Quốc là đầu tàu kinh tế thế giới. Trung Quốc thực chất bán nhiều hơn mua, cũng không vay tiền nước ngoài. Sự kiện kinh tế Trung Quóc tăng trưởng chậm lại chẳng qua là để điều chỉnh và chuyển sang một mô hình khác. Mặc kệ Trung Quốc và châu Á phá giá đồng tiền, Liên Hiệp Châu Âu cần phải bạo dạn hơn, gia tăng đầu tư và kích cầu cầu nội địa của mình , chuyên gia Godement khuyến cáo như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét