Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin tại một buổi lễ tại trụ sở căn cứ không quân Philippine Air Force (PAF), tại căn cứ không quân Villamor, thành phố Pasay, ngày 17/08/2015.REUTERS/Romeo Ranoco
Theo một số quan chức Quốc phòng Philipppines vào hôm qua, 17/08/2015, Manila trước mắt chỉ có thể nâng cấp một cách "khiêm tốn" khả năng quân sự của mình mặc dù căng thẳng với Trung Quốc trên vấn đề biển đảo ngày càng gia tăng. Cho dù ngân sách quốc phòng đã được đề nghị tăng 25% vào năm tới đây, nhưng chính quyền Philippines còn phải chi phí cho các vấn đề an ninh nội địa như chống lại các lực lượng phiến loạn hoặc ứng phó với thiên tai.
Phát biểu nhân buổi lễ tiếp nhận 10 chiếc trực thăng mới cho lực lượng không quân, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã công nhận rằng « mục tiêu nâng cấp và hiện đại hóa quân đội Philippines là một tiến trình dài lâu và vất vả. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cần kiệm, tìm mua thiết bị với giá rất phải chăng tùy theo nguồn tài chính eo hẹp của chúng ta ».
Từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền vào năm 2010, Philippines đã thúc đẩy việc hiện đại hóa quân đội, và đã trang bị thêm 2 tàu tuần duyên của Mỹ, 3 tàu đổ bộ của Úc và Hàn Quốc và 7 chiếc trực thăng UH-1H. Vấn đề là các thiết bị này chủ yếu thuộc diện hàng cũ tồn kho, hay không còn được sử dụng nữa, như trong trường hợp hai tàu tuần duyên Mỹ.
Manila đã phải nhanh chóng nâng cấp - dù một cách khiêm tốn - quân đội của mình, để đối phó với các hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bồi đắp đảo ở Trường Sa, kiểm soát bãi Scarborough sau khi đối đầu với hải quân Philippines.
Theo Tướng Jeffrey Delgado Tư lệnh Không quân Philippines, 10 chiếc trực thăng mới nhận sẽ được sử dụng trong nước, cho các vấn đề an ninh nội địa. Ông cho biết đang chờ thêm chiến đấu cơ được giao vào năm nay, trong đó có hai chiếc FA-50 đầu tiên trong số 12 chiếc đặt mua từ Hàn Quốc.
Tư lệnh không quân Philippines giải thích là các chiếc FA-50 chỉ là loại "chuyển tiếp" trong khi chờ đợi loại tối tân hơn mà Manila chưa có khả năng với tới trong thời điểm hiện nay.
Philippines hiện chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của Nhật Bản và Hoa Kỳ để nâng cấp quân đội. Tokyo đã hứa cung cấp 10 tàu tuần tra, và có thể nghĩ đến việc cho thêm ba chiếc phi cơ tuần thám.
Về phía Washington, Đại sứ Mỹ tại Manila, Philip Goldberg cho biết là Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp thiết bị tồn kho cho Philippines và đã dự trù cho Philippines 50 triệu đô la viện trợ quân sự vào năm ngoái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét