Pages

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Mỹ tuyên bố Trung Cộng vẫn tiếp tục cải tạo đảo ở Biển Đông

Một báo cáo mới đây của Ngũ Giác Đài cho biết, Trung Cộng vẫn đang tiến hành hoạt động khai hoang, mở rộng đất ở chuỗi các đảo nhân tạo ở Biển Đông trong những tháng gần đây, và Bắc Kinh đang tích cực tuần tra các vùng biển tranh chấp để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Báo cáo của Ngũ Giác Đài, phát hành vào ngày thứ Năm 20/08, cho biết, tính đến tháng Sáu, Trung Cộng đã khai hoang 2.900 mẫu đất qua chuỗi các đảo ở biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa, tăng gần 50% kể từ tháng Năm (2.000 mẫu). 

Washington lo ngại rằng những hòn đảo sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự và có thể tạo ra sự bất ổn tại một trong những tuyến đường vận tải thương mại lớn nhất thế giới. Cũng như, với sự quyết đoán của Bắc Kinh, sẽ làm leo thang nguy cơ xung đột với Mỹ và các đồng minh, các quan chức quốc phòng cho biết. 
Báo cáo lần này có tên gọi "Chiến lược an ninh hàng hải châu Á-Thái Bình Dương", nó phản ảnh sự hoài nghi của Mỹ về tuyên bố của Trung Cộng hồi đầu tháng này, rằng họ đã ngưng hoạt động cải tạo đất. 
Báo cáo này được đưa ra khoảng một tháng trước chuyến thăm cấp cao tới Washington của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - dự kiến vào giữa tháng 9, thời điểm mà vấn đề Biển Đông, cùng với an ninh mạng và chính sách tiền tệ sẽ được đặt lên bàn hội nghị. Những vấn đề này là dấu hiệu báo trước một chuyến thăm đầy khó khăn của Chủ tịch Trung Quốc và với ngay cả chính quyền Obama. 
Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, Zhu Haiquan cho biết vào hôm thứ Năm rằng, Trung Quốc đã ngừng khai hoang vào tháng Sáu. Zhu Haiquan còn cho biết thêm, các cơ sở được xây dựng bởi Trung Quốc là vì lợi ích chung. 
"Trung Quốc sẵn sàng mở các cơ sở này cho các nước khác sau khi hoàn thành," ông Zhu nói. "Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ xem xét một cách khách quan và công bằng, tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực 'để duy trì hòa bình và ổn định của khu vực Biển Đông." 
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc đáp trả: "Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc làm rõ liệu tuyên bố này áp dụng cho tất cả các tiền đồn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và Trung Quốc có cam kết ngăn chặn vĩnh viễn các hoạt động khai hoang thêm". 
Trong vòng chưa đầy hai năm, Trung Quốc đã khai hoang gấp 17 lần so với các nước có yêu sách khác trong khu vực, chiếm 95% quy mô khai hoang ở quần đảo Trường Sa, theo báo cáo. 
Việt Nam đã khai hoang khoảng 80 mẫu, Malaysia khai hoang 70 mẫu, Philippines khai hoang 14 mẫu và Đài Loan là 8 mẫu, báo cáo cho biết. 
Trước đó, The Wall Street Journal cho biết, hệ thống do thám của Mỹ khẳng định Trung Quốc đã đặt hai đơn vị pháo binh di động trên đảo Đá Gạc Ma. 
Bắc Kinh nói rằng việc xây dựng các hòn đảo, cách 700 km so với đại lục là quyền của một quốc gia có chủ quyền tại khu vực này. 
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc tiến hành đào kênh sâu, xây dựng bến đỗ cho tàu lớn vào như là một cách để khẳng định chủ quyền lãnh thổ. 
Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang nỗ lực áp đặt chủ quyền lên biển Đông một cách quy mô, báo cáo cho biết. "Cơ sở hạ tầng Trung Quốc dường như được xây dựng để thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại Biển Đông." 
Song song đó, Bắc Kinh đang gia tăng tuần tra tại khu vực này, một bước đi để tránh xung đột quân sự, nhưng đồng thời có thể “tăng cường kiểm soát” một cách hiệu quả đối với các đảo trong vùng biển tranh chấp, báo cáo cho biết. 
"Trung Quốc muốn sử dụng tàu hải giám để kiểm soát vùng biển tranh chấp này, và hoạt động Hải quân PLA cho phép nước này sẵn sàng để đối phó với sự leo thang," báo cáo cho biết. 
Và mặc dù Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất sử dụng các yếu tố phi quân sự (tàu cá) để tiến hành "các hành động đáng lo ngại hoặc nguy hiểm" đối với các nước khác trong khu vực, tuy sử dụng nước này được cho là sử dụng nhiều nhất đối với loại hình này, báo cáo cho biết. 
Một số nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đã hối thúc Ngũ Giác Đài phải tích cực hơn trong việc chống lại các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có tuần tra trên biển và và quyết đoán hơn trong việc bay vào trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý của một số đảo tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nhưng một số quan chức bên trong Lầu Năm Góc và tại Nhà Trắng nói rằng họ lo ngại kích động Trung Quốc. 
Hôm thứ Năm 20/08, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter khẳng định với các phóng viên rằng, không quân nước này có thể bay ở bất kỳ đâu và khi nào nếu muốn. 
"Mỹ sẽ bay, cánh buồm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ông Carter nói. "Như chúng tôi đã làm, chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó, và không ai sẽ thay đổi hành vi của chúng tôi theo bất kỳ cách nào."
Thái Thịnh / VNTB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét