Toàn bộ công trình này đã bị xe ủi nát, thảm có xanh tươi không còn, chỉ còn lại đất bẩn (Ảnh chụp màn hình từ Sina Weibo)
Theo các bản tin còn hiện hữu, các trang tin tức trực tuyến, và sự khẳng định rộng rãi của cư dân mạng Trung Quốc, thì các chữ trên bia đá hợp thành một “đề từ” được viết bởi Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo ĐCSTQ trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 2002, và cũng là đối thủ chính trị trọng yếu nhất của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông nắm giữ quyền lực vào năm 2012.
Nếu phân tích những đặc điểm cá tính của Giang Trạch Dân – một trong số đó là ông ta thích để lại các đề tự và thơ viết tay ở khắp mọi miền đất nước mà mình đi qua cùng với đoàn tuỳ tùng – thì dường như mỗi điệu bộ đều ẩn chứa ý nghĩa. Đối với nhiều nhà quan sát, “chương” này trong vở kịch về Giang Trạch Dân có thể mang tựa đề là: một cái tát vào mặt Giang Trạch Dân, điềm báo về ngày tàn sắp cần kề.
Tin tức này xảy đến ngay sau tin Giang Trạch Dân bị kiểm soát. Trước đó, theo một nguồn tin thân cận với giới quan chức lãnh đạo cấp cao Trung Quốc từ Bắc Kinh, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã có động thái quan trọng trong việc đối đầu với cựu lãnh đạo Đảng, đồng thời là đối thủ chính trị của mình – Giang Trạch Dân. Nguồn tin cho biết rằng Giang và hai người con trai của ông ta đã bị kiểm soát – điều này có nghĩa là quyền tự do đi lại của Giang và con trai ông ta tạm thời bị hạn chế.
Nguồn tin truyền đạt đến cho Biên tập viên Lâm Phong của Đại Kỷ Nguyên Hoa ngữ cho biết rằng hành động bắt giữ Giang diễn ra vào ngày 15 tháng 8. Cũng theo nguồn tin này, Tăng Khánh Hồng – một hầu cận trung thành của Giang – cũng đã bị hạn chế quyền đi lại.
Thời Báo Đại Kỷ Nguyên tin rằng nguồn tin trên là đáng tin cậy bởi vì danh tánh và khả năng truy cập vào thông tin của nguồn tin này là trong giới lãnh đạo cấp cao. Ông Lâm Phong tin rằng sự tiết lộ vào thời điểm này nhằm mục đích gửi tín hiệu đến những người ủng hộ phe phái của Giang trong chế độ, “để cho mọi người chuẩn bị tâm lý khi ông Tập thực sự chính thức bắt giữ Giang”. “Họ cũng đã làm điều tương tự như vậy trước khi hạ bệ Chu Vĩnh Khang và những quan chức khác, để gia tăng áp lực lên những người họ muốn loại bỏ”, ông Lâm nói.
Hai người kế nhiệm cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, trong một phiên họp tại Đại lễ đường nhân dân (Getty Image)
Kể từ khi nắm giữ quyền lực vào tháng 11 năm 2012, ông Tập đã chỉ đạo chiến dịch chống tham nhũng, một chiến dịch mà hiện vẫn đang tiếp diễn, nhằm điều tra hàng chục ngàn Đảng viên. Phấn lớn tâm điểm của cuộc thanh trừng mà ông Tập nhắm đến là mạng lưới chiến hữu và bạn chí cốt của Giang và cấp dưới của ông ta. Mới đây, một bài xã luận được lan truyền rộng rãi của cơ quan ngôn luận của Đảng, tờ Nhân Dân Nhật Báo, nói rằng các quan chức rời khỏi chức vụ không nên nỗ lực can thiệp vào các chính sách của những người kế nhiệm. Nhiều người tin rằng bài viết ấy như cú đánh trực tiếp công khai đầu tiên chống lại Giang.
Phản ứng
Truyền thông Trung Quốc không lên tiếng rõ ràng về việc phiến đá bị dỡ bỏ, và cũng không giải thích tại sao tin tức này lại được đăng lên, hay tại sao tin tức này được đăng lại nhiều như vậy. Nhiều bản tin về sự việc này đã được đăng trên các trang web phổ biến nhưng đã nhanh chóng bị gỡ bỏ sau đó.
Việc dỡ bỏ phiến đá có liên quan đến bối cảnh chính trị, và nó không đơn giản chỉ là để trang hoàng lại cho mùa hè ở trường Đảng, mà nó là một ẩn ý được chia sẻ rộng rãi trên Internet.
Một trong những bài viết đầu tiên xuất hiện trên mạng Weibo đã được lưu lại, có nội dung như sau: “Bạn tôi vừa đi ngang qua cổng trường Đảng, tôi nghe anh ấy nói rằng đề tự “Trường Đảng trung ương ĐCSTQ” của con cóc đã bị bứng cả gốc. Thật là vui. Sao mà thú vị quá. Quá thú vị”. ( Khi nói chuyện trên mạng, cư dân mạng Trung Quốc thường dùng cụm từ “con cóc” để ám chỉ Giang Trạch Dân, nó có liên quan đến ngoại hình của Giang: quần thì được kéo lên qua eo mập mạp, và cặp kính to trên khuôn mặt).
Bạn tôi vừa đi ngang qua cổng trường Đảng, tôi nghe anh ấy nói rằng đề tự “Trường Đảng trung ương ĐCSTQ” của con cóc đã bị bứng cả gốc. Thật là vui. Sao mà thu vị quá đi. Quá thú vị”
– một bài viết trên Weibo đã bị xóa.
Bài viết đã được tweet lại nhưng đã sớm bị dỡ bỏ sau đó, theo WeiboScope, một công cụ lưu lại thông tin về các bài đăng đã bị xoá trên Weibo – một hình thức truyền thông xã hội giống Twitter – được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu Truyền thông và Báo chí thuộc Đại học Hồng Kông.
“Màn đêm cuối cùng của 2015: chó cắn chó. Chúng ta chỉ là những người quan sát, có gì để nói ở đây?”, một người dùng viết.
“Đề từ của ông ta ở nhà máy tại trung tâm thành phố của chúng tôi vừa mới bị dỡ bỏ”, một người khác viết.
Dường như các cơ quan kiểm duyệt Internet của nhà cầm quyền Trung Quốc đã đề ra một chỉ thị nhằm đảm bảo rằng ý kiến của công chúng về vấn đề phiến đá bị dỡ bỏ không được biết đến rộng: các khu vực bình luận theo dõi các hình ảnh trên các trang web bị đóng lại, những lời bình luận bị ẩn đi hoặc bị xóa, và các bài đăng trên trang Sina Weibo cũng bị kiểm duyệt.
5 trang bình luận dưới bài viết của Sina về tin tức trên trên trang Weibo đã bị gỡ xuống, bị biến mất ngay cả khi đã được lưu trữ.
Cư dân mạng đã không kết nối được với khoảng 85 bình luận phản hồi lại một slideshow trên NetEase (một trang web phổ biến) trong vòng chưa đầy 2 tiếng sau khi slide hình ảnh phiến đá bị ủi sập được đăng lên. Không còn thông tin gì được lưu lại.
Các bình luận trên trang web Sohu cũng nhanh chóng bị đóng lại, mặc dù Epoch Times đã lưu trữ được một phần của các bình luận này trước khi chúng biến mất. Một điều chưa sáng tỏ là liệu lệnh dỡ bỏ bia đá và kiểm duyệt có chọn lọc đối với các bản tin và bình luận có xuất phát từ cùng một nguồn mệnh lệnh trong nội bổ Đảng hay không.
Các hình ảnh về việc dỡ bỏ phiến đá trên trang tin tức nổi tiếng NetEase bị xoá đi không lâu sau khi chúng được đăng lên. (Ảnh chụp màn hình qua Epoch Times)
“Tại sao bọn họ lại không giải thích nguyên nhân vì sao “dỡ bỏ”? Ẩn sau đó là những mưu đồ!”, một người dùng nói.
“Tại sao, khi đăng tin này, họ lại không nói đến nơi đến chốn? Cái trò gì ở đây vậy?”, một người dùng khác hỏi.
“Nếu muốn làm thì cứ làm – tại sao lại không dám nói lý do?”, một người dùng nói. Một cư dân mạng khác viết “Ôi thím cóc già!”, còn một người dùng khác thì bình luận: “Khi bạn biết được ai là người đã viết chữ đó thì tình hình về cơ bản sẽ rõ ràng ngay”.
Mặc dù nhiều người tin rằng những chữ trên phiến đá đích thị là của Giang Trạch Dân, nhưng điều này khó có thể xác thực được. Việc kiểm duyệt chi tiết và khắt khe như thế – đưa tin tức nhưng lại xóa tất cả các bình luận – điển hình chỉ xảy ra khi các bản tin có liên quan đến những vấn đề chính trị nhạy cảm của Đảng. Có vẻ như Trường Đảng Trung ương không có văn phòng báo chí, một email hỏi thông tin về vấn đề trên đã không nhận được hồi âm ngay tức khắc. Giang được biết đến về việc hay để lại các đề từ và bài thơ trên khắp Trung Quốc trong các chuyến du hành, ở bất cứ đâu – tại các bệnh viện, trường trung học, sân bay, cầu và những nơi khác.
“Tại sao bọn họ lại không giải thích nguyên nhân vì sao “dỡ bỏ”? Ẩn sau đó là những mưu đồ!”, một bình luận bị xoá trên trang Weibo.
Theo một báo cáo về trường Đảng tại Thượng Hải bởi Émilie Tran – giảng viên đại học Saint Joseph ở Ma Cao, vào tháng 9 năm 2001 khi những cán bộ được huấn luyện trở về trường, họ thấy trường được trang trí với “một tấm băng rôn màu đỏ khổng lồ” với những lời hô hào học tập và làm theo học thuyết “Tam Đại Diện” – đóng góp của Giang về mặt lý luận cho học thuyết cộng sản của Trung Quốc.
Đồng minh nổi tiếng và quyền lực nhất của Giang, thường được gọi là “đao phủ”, Tăng Khánh Hồng, chính là lãnh đạo trường Đảng trung ương từ năm 2002 đến 2007.
Trong một bản tin của tờ Tạp chí Phố Wall đăng vào năm 2002, ông Charles Hutzler – người sau này trở thành Cục trưởng Cục thông tin của hãng tin AP tại Trung Quốc – đã so sánh phong cách của Giang Trạch Dân với người kế nhiệm ông ta – Hồ Cẩm Đào. Ông Hutzler viết: “Hồ không viết những lời đề tặng hay đề từ để làm bia kỷ niệm như Chủ tịch Giang và nhiều người khác trong giới lãnh đạo thích làm. Đó là nét chữ của ông Giang – chứ không phải của ông Hồ – để tạo màu mè thêm cho bia đá trước trường Đảng”.
ĐỜI CSẢN NÀO CŨNG VẬY THÔI .ĐỆ TỬ RUỘT NÓ NỊNH BỢ VÀ SUY TÔN MỘT CON NGƯỜI HAY CHẾT THÀNH THẦN THÀNH THÁNH nên THẰNG NÀO CŨNG TƯỞNG MÌNH LÀ TRUNG TÂM QỦA ĐỊA CẦU NHƯNG TOÀN LÀ LŨ SỤC CẶC KG BIẾT MỎI TAY.
Trả lờiXóa