Pages

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có thể bị loại

Nhiều giới chức lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng Thủ tướng Lý Khắc Cường là người phải nhận sự phê phán về thảm trạng kinh tế hiện nay.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tiếp Chủ tịch Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế Thomas Bach tại điện Trung Nam Hải, trong dịp Bach đến quan sát giải Vô Địch Điền Kinh Thế Giới IAAF lần thứ 15 tổ chức ở Bắc Kinh từ 22 đến 30 tháng 8, 2015. (Hình: Rolex Dela Pena/Getty Images)


Willy Lam, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại đại học Hong Kong, nói với tờ Financial Times: “Nếu tình trạng xấu thêm và nếu như Chủ tịch Tập Cận Bình tới một lúc nào đó cần có một kẻ giơ đầu chịu báng (hay con dê tế thần) thì Lý chính là người thích hợp.



George Magnus, chuyên gia tư vấn và phân tích gia kinh tế đặc trách về Trung Quốc của UBS, cho rằng Lý Khắc Cường có nguy cơ bị loại hơn là chỉ phải gạt qua bên.

Theo nhận định của các quan sát viên, trong số các giới chức lãnh đạo, Thủ tướng Lý Khắc Cường có trách nhiệm chính trong sự suy sụp ở thị trường chứng khoán và trì trệ phát triển kinh tế. Như thế vị trí bấp bênh của ông trong tương lai không phải là điều khó hiểu.

Đầu tháng 7, Lý và Phó thủ tướng Mã Khải đã đưa ra một số biện pháp khẩn cấp nhằm giải nguy thị trường chứng khoán. Trong những biện pháp này có việc cấm các đại công ty cùng những nhà đầu tư lớn bán các chứng khoán đang giữ, không phát hành chứng khoán mới và các cơ quan quốc doanh mua vào khoảng $200 tỷ cổ phiếu. Biện pháp này không có hiệu quả, chỉ nâng giá chứng khoán lên chút ít trong một thời gian ngắn rồi sau đó chúng khoán tiếp tục rớt với một mức nặng nề hơn. Kế hoạch của ông Lý bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, theo tờ International Business Times,  dù Lý Khắc Cường bị chỉ trích về khả năng đối phó với khủng hoảng,  sự thay thế ông có thể còn tai hại hơn, cho uy tín của đảng và sự tin cậy đối với nền kinh tế tài chính Trung Quốc mà ông ta đã cố gắng duy trì. Do đó người ta tin rằng, mặc dầu được coi là một thủ tướng yếu nhất qua nhiều thập kỷ, Lý Khắc Cường vẫn có thể được ở lại vị trí hết nhiệm kỳ 5 năm cho tới đại hội đảng 2017.

Vai trò mờ nhạt của Lý Khắc Cường một phần cũng là do chủ trương tích cực tập trung quyền lực trong tay mình của Chủ tịch Tập Cận Bình. Tập cho thành lập và điều khiển hơn một chục “nhóm lãnh đạo nhỏ” giám sát đường lối chính sách về mọi vấn đề, từ đổi mới quân đội cho tới cải tổ đội tuyển bóng đá quốc gia đã mang nhiều tai tiếng. Những nhóm lãnh đạo này trong nhiều trường hợp vượt quyền lực của các cơ chế chính quyền.

Hối tháng 7 khi  kế hoạch cứu nguy thị trường được đưa ra, báo chí truyên thông nhà nước đưa tin Thủ tướng Lý nói là kinh tế vẫn vững mạnh và trên đường tiến triển khả quan, ông không nói gì về thị trường chứng khoán. Đầu tuần này khi chì số kinh tế rớt 8.5% điểm chuẩn, nặng nhất kể từ 2007, người ta chỉ thấy ông Lý nói về nhu cầu phát triển kỹ nghệ máy in ba chiều (3D printing) của Trung Quốc. Người ta cũng phê bình ông về phản ứng chậm trễ trong tai nạn nổ ở Thiên Tân, bốn ngày sau ông mới đến thăm thành phố chỉ cách xa Bắc Kinh không quá 100 dặm.

Trong một thông báo đưa ra hôm Thứ Tư, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng tình hình kinh tế toàn cầu đang hỗn loạn phức tạp, nhưng Trung Quốc vẫn trong thế ổn định và chính quyền còn có thể dùng nhiều phương cách để hoàn thành các mục tiêu đã định.

Wiliam Lam của đại học Hong Kong nhận định: “Ở các quốc gia khác khi xảy ra khủng hoảng, ngưới ta thường thấy các quan chức hàng đầu phải lên tiếng ngay để trấn an dân chúng. Nhưng từ tháng 7, chưa có một lãnh đạo cấp cao nào ở Trung Quốc đứng ra giải thích về tình hình hay về điều gì chính phủ định làm. Do đó mà có nhiều đồn đại về sự chia rẽ ở thượng đỉnh lãnh đạo”.

Lý Khắc Cường từng được xem là ứng viên có thể thay thế Hồ Cẩm Đào, trước khi Tập Cận Bình giành được vị trí ấy năm 2012 và chỉ định Lý làm nhân vật số 2 trong chính phủ Trung Quốc.

Những giới am hiểu về nội tình đảng Cộng Sản Trung Quốc nói rằng Lý Khắc Cường là  thành viên chủ đạo trong một nhóm của Hồ có tên là Liên Đoàn Giới Trẻ Cộng Sản. Nhưng một thành viên quan trọng trong nhóm đó, Lệnh Kế Hoạch, cố vấn chính trị cao cấp của Hồ và phụ tá của Lý, bị cách chức cuối năm 2012. Tập Cận Bình ra lệnh bắt giữ Lệnh đầu năm nay về tội danh tham nhũng và lạm quyền.

Kerry Brown, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của đại học Sydney nói: “Luôn luôn có những tin đồn về việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bị đá khỏi chức vụ. Nhưng vì ông ta giữ một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất, cho nên sẽ rất là rủi ro nếu thay thế vào thời điểm này và có lẽ nên chờ đến kỳ đại hội 2017”.

Lý Khắc Cường, 60 tuổi, sinh năm 1977 ở tỉnh An Huy và tốt nghiệp đại học Bắc Kinh. Trước đó trong thời Cách Mạng Văn Hóa, Lý là nông dân. Ông là quan chức cao cấp duy nhất của Trung Quốc đắc cử trong một cuộc bầu cử tự do – chủ tịch tổng hội sinh viên trướng đại học Bắc Kinh.

Năm 1990, Lý Khắc Cường được chỉ định làm chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, tới 2004 là bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh. Năm 2007 làm Phó thủ tướng thời Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Ngay sau khi nhận chức Thủ tướng Trung Quốc tháng 3 năm 2013; Lý Khắc Cường công bố kế hoạch cải tổ hành chánh, và năm 2014 loan báo “chiến dịch chống ô nhiễm”.

Thủ tướng là vị trí hành chính cao nhất trong chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Nhưng sự phân quyền đôi khi không rõ rệt lắm như trường hợp hiện nay với Tập Cận Bình là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước. Trên nguyên tắc, thủ tướng trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong khi chủ tịch nước trách nhiệm về mặt chính sách.  Thủ tướng không có quyền lực với Quân Đội Nhân Dân, nhưng năm 1989 Thủ tướng Lý Bằng hợp tác với Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình, có thể ban hành quân luật và ra lệnh  đàn áp phong trào biểu tình ở Thiên An Môn. Từ 1983, mỗi thủ tướng có 4 phó thủ tướng phụ giúp

Hà Tường Cát tổng hợp

(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét