Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Trung Quốc sẽ kềm hãm tăng trưởng thế giới ?

mediaKinh tế Trung Quốc khó thể tăng trưởng hai con số như những thập niên trước.REUTERS/Stringer/Files
Tác động của hiện trạng kinh tế Trung Quốc không mấy sáng sủa là chủ đề tiếp tục được báo Pháp ngày 29/08/2015 mổ xẻ : Bài đáng chú ý nhất nằm ở phụ trang kinh tế nhật báo Le Figaro, dành nguyên một trang cho bài phỏng vấn nhà tỷ phủ Ray Dalio, người sàng lập quỹ đầu tư (hedge fund) hàng đầu Bridgewater. Tờ báo trích thành tựa nỗi lo ngại : « Trung Quốc sẽ kềm hãm kinh tế thế giới ».





Đối với nhà tỉ phú trên, tăng trưởng Trung Quốc sẽ không thể vượt quá 4,5%, và Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ phải chú ý đến tình hình mới này. Thị trường chứng khoán Thượng Hải mất 37% trong hai tháng, cho thấy những thách thức to lớn về mặt cơ cấu mà Trung Quốc phải đối mặt. 
Đối với ông Dalio Trung Quốc cần cấu trúc lại kinh tế và món nợ của mình, đã phình lên nhanh hơn thu nhập và từ lâu rồi, vì tín dụng không được sử dụng một cách đúng đắn, hiệu quả. Các ngân hàng chính của Trung Quốc đã cho vay trong những lãnh vực không sử dụng tiền một cách hữu hiệu, như doanh nghiệp Nhà nước, chính quyền địa phương. 
Theo phân tích của ông Dalio, để đánh giá mức độ tái cấu trúc thì phải thấy là 7% trong tỉ lệ 10% tăng trưởng hàng năm từ 10 năm qua là không thể tiếp tục được nữa, vì có 3% là do đầu tư thái quá vào hạ tầng cơ sở, 3% là nhờ xuất khẩu tăng – thế nhưng xuất khẩu Trung Quốc không thể tiếp tục tăng như thế vì giá thành công nghiệp Trung Quốc đã tăng - 1% còn lại là nhờ xây dựng nhà ở, một lãnh vực cũng đang bị chậm lại. 
Dĩ nhiên các khó khăn vẫn có thể vượt qua được nhưng đó là điều rất tế nhị. Cũng như những người được ghép tim, phần đông đều tai qua nạn khỏi và sống được, nhưng lúc ban đầu họ rất yếu trước khi mạnh khỏe hơn lên, Trung Quốc cũng trong tình trạng này. 
Chính quyền Trung Quốc có thể làm gì ? 
Trước tiên theo ông Dalio, nợ Trung Quốc có thể khống chế được vì là bằng đồng yuan. Việc tái cấu trúc kinh tế là một mục tiêu thực tế nếu có những cải tổ, tạo điều kiện cho việc thiết lập những cơ chế thị trường và phải linh hoạt. Hoa Kỳ trước đây đã mất đi ngành luyện thép, và nhiều công nghiệp khác, rất đau đớn, nhưng kết quả là một nền kinh tế lành mạnh hơn. 
Trung Quốc có tiềm năng to lớn nếu biết xử lý tốt các vấn đề, nhưng kinh tế Trung Quốc sẽ yếu đi trong những năm tới đây, và thế giới sẽ bị tác động, có thể đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu tình hình không được khống chế. 
Theo đánh giá của ông Dalio, cũng không cần đợi lâu, trong năm 2015 và 2016 kinh tế Trung Quốc sẽ yếu đi. 
Hiện nay, theo ước tính của giới tài chính – trong đó có ông - tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc là khoảng 4,5%, và đó là cũng dựa trên các nỗ lực hỗ trợ đang được thực hiện. Nhưng vấn đề thực sự là chất lượng của tăng trưởng này. Những khoản tiền to lớn sẽ được chi trong những đề án công cộng mà hiệu quả không là bao. 
Nếu có những cải tổ trong chiều hướng tự do hóa, thì tăng trưởng có thể được đẩy mạnh trong vài năm tới, nhưng trong ngắn hạn thì Trung Quốc sẽ kềm hãm kinh tế thế giới, các nước xuất khẩu nguyên liệu sẽ bị tác động nặng nề. Thế giới sẽ bước vào thời kỳ ảm đạm trên thị trường nguyên liệu. 
Nhưng không chỉ có chủ nhân của Bridgewater bi quan về kinh tế Trung Quốc, Le Figaro trích đánh giá của kinh tế trưởng ngân hàng Citigroup William Bulter, tin chắc là kinh tế Trung Quốc đang bên bờ suy thoái. Suy thoái kiểu Trung Quốc, theo định nghĩa của ông, là một tỉ lệ tăng trưởng 4%. 
Nhân dịp phân tích về kinh tế Trung Quốc Le Figaro muốn biết ông Dalio đánh giá thế nào về Pháp, thì câu trả lời không lấy gì làm phấn khởi : Pháp nợ quá cao trong lúc người Pháp thì lại làm việc không nhiều. 
Về tác hại kinh tế từ Trung Quốc, Le Monde ghi nhận thiệt hại đối với ngành xa xỉ phẩm Pháp, Les Echos thì nêu ảnh hưởng trên tăng trưởng của Philippines, trong quý hai này đã không đạt mục tiêu mong muốn, xuất khẩu giảm sụt, 3% tính trên một năm. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét