Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Báo cáo "Chiến tranh 7 ngày Trung-Mỹ"

Hiện nay tàu ngầm lắp ngư lôi và tên lửa hành trình chính xác Trung Quốc có thể có 3 - 5 cơ hội tấn công tàu sân bay Mỹ, cạnh tranh ISR Trung-Mỹ đã bắt đầu.

Trang mạng "Người quan sát" Trung Quốc ngày 27 tháng 9 đưa tin, gần đây, sau khi công ty RAND Mỹ đưa ra báo cáo "Chiến tranh 7 ngày Trung-Mỹ", dư luận Mỹ đã nổi lên một làn sóng thảo luận về xung đột Trung-Mỹ.

                                                 Cụm tấn công tàu sân bay Hải quân Mỹ

Tờ tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ cũng không đứng ngoài, vừa đăng bài "Tàu ngầm Trung Quốc có thể bắn chìm tàu sân bay Mỹ không?", cho rằng, năng lực theo dõi vũ trụ của Trung Quốc ngoài giúp cho tên lửa đạn đạo Trung Quốc có thể tấn công tàu sân bay, sẽ còn tăng cường rất lớn năng lực tấn công của tàu ngầm Trung Quốc.

Một bài viết khác trước đó 1 ngày có tên là "Tàu sân bay Trung Quốc sẽ trở thành ác mộng của Mỹ?" cho rằng, Trung Quốc đã nhặt lấy "cây gậy tiếp sức" trước đây của Liên Xô, sẽ có một lực lượng hải quân mạnh tương đương với Mỹ.

Bài viết ngày 25 tháng 9 của tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ cho rằng, từ năm 1995 đến năm 1996, chính khách Đài Loan cho biết muốn tuyên bố độc lập. Bắc Kinh nhanh chóng phản ứng mạnh mẽ.... Cho dù cuối cùng đã trở thành một màn khó xử của Trung Quốc.

Khi đó, Trung Quốc đã bắn vài quả tên lửa ở khu vực xung quanh đảo Đài Loan. Trong khi đó, hành động can thiệp của Mỹ mạnh mẽ hơn, họ đã điều cả 2 cụm chiến đấu tàu sân bay đến vùng biển xung quanh Đài Loan, trong đó một chiếc tàu sân bay thậm chí đã đi qua eo biển Đài Loan.

                                      Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến Biển Đông (ảnh tư liệu)

Quân đội Trung Quốc thực sự bất lực với việc phô trương vũ lực này. Bắc Kinh thậm chí không thể theo dõi có hiệu quả tàu sân bay Mỹ, họ không có biện pháp có thể thực sự đe dọa được 2 tàu chiến mạnh này của Mỹ. Vì vậy, khi đó, Trung Quốc đã nhượng bộ.

19 năm sau, tình hình đã thay đổi. Căn cứ vào báo cáo của công ty RAND Mỹ, nếu hiện nay xảy ra khủng hoảng tương tự, tàu ngầm Trung Quốc có thể sẽ giành được vài cơ hội tấn công tàu sân bay Mỹ trong thời gian chiến dịch dài 7 ngày.

Báo cáo công ty RAND cảnh cáo: "Trung Quốc đã nhanh chóng nâng cao năng lực trinh sát, giám sát của họ, hiện nay họ có thể định vị và tấn công đáng tin cậy đối với cụm tấn công tàu sân bay Mỹ cách xa lãnh thổ 2.000 km".

So với cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan 20 năm trước, hạm đội tàu ngầm Trung Quốc phát triển đến nay đã có tiến bộ to lớn. "Năm 1996, Trung Quốc chỉ có 2 chiếc tàu ngầm hiện đại khi dựa trên bất cứ tiêu chuẩn nào".

                                               Cụm tấn công tàu sân bay Hải quân Mỹ

Theo báo cáo của công ty RAND: "Những tàu ngầm còn lại của họ vẫn sử dụng công nghệ của thập niên 50, tàu ngầm không áp dụng thân tàu hình giọt nước, chỉ có vũ khí ngư lôi kiểu cũ".

Nhưng đến năm 2017, Trung Quốc sẽ có một hạm đội tàu ngầm với số lượng ít một chút, nhưng năng lực tác chiến tăng mạnh, tổng cộng có 49 tàu ngầm hiện đại.

Báo cáo viết: "Tàu ngầm mới nhất Trung Quốc trang bị ngư lôi và tên lửa hành trình chính xác, điều này đã tăng mạnh khoảng cách tấn công của chúng".

"Mặc dù phần lớn tàu ngầm Trung Quốc còn sử dụng động cơ diesel, không thể so sánh với tiêu chuẩn Mỹ (tàu ngầm động cơ hạt nhân cỡ lớn), nhưng chúng vẫn có thể đe dọa tàu chiến mặt nước Mỹ".

                                            Tàu ngầm thông thường Type 039 Trung Quốc

Trong một cuộc xung đột dài 7 ngày, tàu ngầm Trung Quốc rốt cuộc có thể tạo ra mối đe dọa lớn thế nào đối với một chiếc tàu sân bay Mỹ? Điều này tùy thuộc vào một nhân tố, công ty RAND cho đó là "chỉ thị".

Nói cách khác là tùy thuộc vào khả năng của vệ tinh, máy bay không người lái, máy bay trinh sát, radar mặt đất hoặc hệ thống "tình báo, giám sát và trinh sát" (ISR) khác của Trung Quốc. Tức là khả năng dò tìm được tàu sân bay Mỹ và truyền thông tin về những tàu này cho tàu ngầm Trung Quốc.

Báo cáo của công ty RAND cho rằng: "Cùng với việc nâng cao năng lực ISR của Trung Quốc, tàu ngầm Trung Quốc sẽ có thể nhận được sự hỗ trợ thông tin".

Năm 1996, dựa vào suy đoán, tàu ngầm Trung Quốc không có bất cứ cơ hội nào tấn công tàu sân bay Trung Quốc, bất luận là phải chăng có thể nhận được chỉ thị mục tiêu.

                                   Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc

Nhưng đến năm 2010, tình hình đã không còn như vậy. Nếu không nhận được chỉ thị mục tiêu, tàu ngầm Trung Quốc vẫn tương đối "mù quáng", nhưng một khi nhận được thông tin mục tiêu từ hệ thống ISR, tàu ngầm của họ sẽ có thể nhận được 2 - 3 cơ hội bắn tên lửa hoặc ngư lôi đối với tàu sân bay Mỹ.

Công ty RAND dự đoán, đến năm 2017, nếu không nhận được chỉ thị mục tiêu, tàu ngầm Trung Quốc có thể vẫn khó mà tấn công tàu sân bay. Nhưng nếu trong cùng thời gian, họ nhận được chỉ thị mục tiêu thì họ có thể nhận được 3 - 5 cơ hội tấn công.

Đương nhiên, nhận được cơ hội tấn công hoàn toàn không có nghĩa là tấn công có thể thành công. Hải quân Mỹ cũng không ngơ ngác chờ Trung Quốc tăng cường thực lực của mình.

Công ty RAND chỉ ra: "Mỹ cần giảm thấp mối đe dọa, phải tìm kiếm biện pháp hạ thấp năng lực ISR của Trung Quốc, điều này cần nâng cao năng lực phòng thủ tên lửa, săn ngầm và phòng không của mình".

                               Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093, Hải quân Trung Quốc

Bình luận viên quân sự cho rằng, thực ra, suy đoán về tàu ngầm không được chỉ thị mục tiêu thì không thể tấn công tàu sân bay do báo cáo công ty RAND đưa ra là "lý luận đơn thuần".

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ và Nhật Bản đều không có năng lực cung cấp chỉ thị mục tiêu cho tàu sân bay, nhưng không chỉ có 1 chiếc tàu sân bay bị bắn trúng.

Tàu ngầm thời đại Chiến tranh thế giới lần thứ hai dò tìm tàu chiến mặt nước còn cơ bản chỉ bằng phương thức nhìn bằng kính tiềm vọng với hiệu suất rất thấp.

Tác chiến mai phục Tàu ngầm thông thường sẽ triển khai nhiều tàu ngầm ở vùng biển mà tàu chiến đối phương có thể đi qua, để khu vực mai phục của chúng liên kết với nhau, bảo đảm tàu chiến đối phương nếu đi qua vùng biển mai phục ít nhất sẽ bị một chiếc tàu ngầm phát hiện.

                                    Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ

Đương nhiên, trong điều kiện hiện đại, năng lực dò tìm của tàu ngầm được nâng cao rất lớn, vùng biển mai phục cũng được mở rộng tương ứng. Nhưng, phương thức tác chiến này vẫn thuộc "há miệng chờ sung" ở đại dương, về cơ bản chỉ có thể dùng để phong tỏa vùng biển hẹp.

Trên cơ sở tàu sân bay Mỹ bị tên lửa đạn đạo ép ra ngoài, để tàu ngầm Trung Quốc chạy đến vùng nước sâu Thái Bình Dương xa xôi để tiến hành mai phục tác chiến thì thực sự không có khả năng lắm.

Hiện nay, tàu ngầm Type 093B mới nhất của Trung Quốc đã trang bị tên lửa chống hạm Ưng Kích-18 tầm bắn vài trăm km, loại tên lửa này sẽ tạo ra mối đe dọa đối với tàu sân bay Mỹ.

Nhưng, hệ thống thiết bị định vị thủy âm của tàu ngầm đã không thể bảo đảm sử dụng loại tên lửa này, thông qua biện pháp khác để có được chỉ thị mục tiêu thực sự là khâu không thể thiếu.

                                         Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 Nhật Bản

Trên thực tế, ngay từ khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, khả năng ISR có hiệu quả là vấn đề cốt lõi trong tác chiến trên biển ở Thái Bình Dương rộng lớn.

Khi đó, chiến thắng trong cuộc hải chiến Medway của Mỹ ở mức độ rất lớn chính là dựa vào thủy phi cơ bờ biển của họ để phát hiện trước hạm đội Nhật Bản.

Đến ngày nay, cùng với sự xuất hiện của các loại đạn dược tầm xa, chính xác, bất kể là tên lửa chống hạm siêu âm của tàu ngầm, tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa mặt đất, tên lửa chống hạm tầm xa của máy bay Trung Quốc, hay tên lửa chống hạm tầm xa tàng hình của Mỹ đều cần năng lực ISR mạnh để tìm kiếm quân địch.

Trung-Mỹ hiện nay đều đã có công nghệ phản ứng nhanh chóng của  vệ tinh, nhưng trong môi trường tương lai, năng lực trinh sát của vệ tinh vẫn không bằng các biện pháp như máy bay trinh sát để có được thông tin trực tiếp hơn.

                                              Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Đài Loan

Vì vậy, hiện nay, Mỹ đang nghiên cứu chế tạo máy bay tấn công trinh sát không người lái trang bị cho tàu chiến - UCLASS, trong khi đó, máy bay thử nghiệm của máy bay không người lái siêu thanh do Trung Quốc cho bay thử gần đây trong tương lai nếu có phiên bản trang bị thực tế, cũng có khả năng sẽ được dùng để thực hiện tuần tra trên biển.

Cuộc cạnh tranh giữa Trung-Mỹ về năng lực ISR trên biển mới bắt đầu. Được biết, máy bay trinh sát Mỹ tiến hành bay trinh sát 500 lần trở lên đối với Trung Quốc, Trung Quốc còn phải nỗ lực đuổi theo trên phương diện này. 

Đông Bình

(Giáo Dục)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét