Pages

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Học giả Trung Quốc chớ xui dại lãnh đạo nước mình can thiệp vào Việt Nam

Chính khách tầm cỡ quốc tế như ông Tập Cận Bình không thể có hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ nước khác.

         Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Vivalanka.

South China Morning Post ngày 15/9 bình luận, Việt Nam có thể bị buộc phải thực hiện một hành động cân bằng tinh tế khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức "trong cùng một khoảng thời gian" dự kiến vào cuối năm nay. Hiện chưa có ngày chính xác cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình, chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Trung Quốc sang Việt Nam trong 10 năm qua.

Việt Nam đã gửi lời mời ông Tập Cận Bình sang thăm và ông Bình đã nhận lời vào năm ngoái, nhưng nguồn tin nói với South China Morning Post rằng gần đây Bắc Kinh mới xác nhận ông Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là có thể có hoạt động ngoại giao dồn dập khi chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc quá gần nhau.

Chạm trán đối đầu giữa 2 cường quốc này đã ngày càng gia tăng, trong khi tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục làm căng thẳng mối quan hệ của Trung Quốc với Việt Nam và Mỹ.

Theo các nhà phân tích, thời gian diễn ra 2 chuyến thăm này rất có thể diễn ra trong tháng 11, khi lãnh đạo 2 cường quốc hàng đầu thế giới sẽ cùng có mặt ở Philippines tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC hàng năm. Tuy nhiên điều này có thể đặt ra "thách thức ngoại giao" cho Việt Nam nếu cả hai nhà lãnh đạo cùng lựa chọn sang thăm chính thức trên đường đi dự APEC, South China Morning Post nhận định.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đánh dấu kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Hai nước đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương trong những năm gần đây khi Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trên Biển Đông, còn Mỹ vẫn tiếp tục chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc cho rằng chiến lược này là nhằm vào họ, "bao vây cô lập" họ.

Đầu năm nay truyền thông Philippines nhận định rằng ông Tập Cận Bình có thể tẩy chay hội nghị APEC vì phát biểu của Tổng thống nước chủ nhà Benigno Aquino III xoay quanh các tranh chấp ở Biển Đông. Hứa Lợi Bình, một nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng: "Thậm chí dù ông Tập Cận Bình có bỏ qua hội nghị APEC, ông sẽ vẫn đi thăm Việt Nam". Ngoài ra ông Bình còn sang thăm Singapore cũng trong dịp này.

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Tập Cận Bình sẽ được chú ý bởi các hoạt động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông có liên quan đến các nước trong khu vực. Quan hệ Việt - Trung đã trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng 5 năm ngoái.

Ông Tập Cận Bình thăm Việt Nam lần này nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên học giả Hứa Lợi Bình lại cố tình gán ghép hoạt động ngoại giao bình thường này với công việc nội bộ của Việt Nam khi bình luận: "Một chuyến thăm cấp cao của một nhà lãnh đạo Trung Quốc là rất cần thiết khi Việt Nam sẽ có ban lãnh đạo mới trong năm tới".

"Điều quan trọng là ông Tập Cận Bình có thể giao tiếp với tất cả các nhà lãnh đạo Việt Nam, và có thể có ảnh hưởng nhất định nếu ông 'khuyến khích' quan điểm ủng hộ Bắc Kinh", ông Hứa Lợi Bình nói.

Đây chỉ là nhận định chủ quan phiến diện của ông Hứa Lợi Bình mà không có căn cứ nào. Có thể các nước lớn bằng cách này hay cách khác tìm kiếm cách gây ảnh hưởng đến các nước nhỏ, không thiếu gì thủ đoạn, nhưng công khai can thiệp thô bạo vào vấn đề nhân sự, nội bộ nước khác không phải lựa chọn khôn ngoan của các chính khách hiện đại. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền, không cho phép bất kỳ thế lực nào can thiệp vào công việc nội bộ của mình.

Mặt khác một chính khách tầm cỡ quốc tế như ông Tập Cận Bình không thể có hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ nước khác một cách phản ngoại giao và bất lịch sự như tưởng tượng của học giả Trung Quốc này. Cho nên, những bình luận của ông Hứa Lợi Bình không những có thể dẫn đến những hiểu lầm tai hại cho dư luận, chia rẽ quan hệ Việt - Trung và lại còn làm xấu đi hình ảnh của chính lãnh đạo nước mình.

Mặt khác, nếu hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung thăm chính thức Việt Nam trong cùng một khoảng thời gian như nhận định của South China Morning Post thì đó cũng là chuyện bình thường, không có gì "khó xử" hay phải "cân bằng tinh tế" cả. Ai đến trước tiếp trước, ai đến sau tiếp sau, khách đến niềm nở, khách về vui vẻ.

Nó càng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong công tác đối ngoại là đa phương hóa, đa dạng hóa hợp tác quốc tế, sẵn sàng làm bạn với các nước. Đồng thời nó cũng cho thấy cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đang rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, dù trong quan hệ quốc tế bao giờ mỗi bên cũng đều có những tính toán riêng, điều quan trọng là tìm ra điểm chung để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước. - PV.

 Hồng Thủy

(Giáo Dục)

1 nhận xét:

  1. Hai đứa đến cùng ngày ,cùng giờ em Đcsvn đều dư sức chiều hết á.Đang tháng mưa gío ếch nhái bắt cặp khủng .Ah obama muốn em bú liền cái đó đen đồng tiền nó trắng còn của thằng Tập nó da vàng ,đồng tiền nó đen thấy mà khiếp bú nó sướng ,nó kg trả tiền nó còn bắt em trả tiền .hu...hu... nhục nhã cho đứa con hoang đàng này qúa thế giới ơi .

    Trả lờiXóa