Pages

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Kế hoạch xâm lược biển Đông của TQ từ 1988


Hải quân Trung Quốc lobby kế hoạch xâm lược 6 bãi đá ở Trường Sa năm 1988
Lưu Hoa Thanh, cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc và sau đó là Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương đã thuật lại rằng Triệu Tử Dương - Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc đã hỏi Thanh về vấn đề (xâm lược) quần đảo Trường Sa. Lưu Hoa Thanh trả lời (xuyên tạc) rằng "sự xâm lấn của Việt Nam với chủ quyền của Trung Quốc là chuyện lớn, Trung Quốc phải đáp trả bằng quân sự"?!

Lưu Hoa Thanh đã lưu ý một số khó khăn có thể xảy ra và các giải pháp dự kiến (cho kế hoạch xâm lược Trường Sa). Triệu Tử Dương ghi nhận đánh giá của Thanh và cuối cùng cho phép sử dụng vũ lực (xâm lược các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Ga Ven, Châu Viên và Xu Bi). Hải quân Trung Quốc đã lobby thành công để Trung Nam hải cung cấp các nguồn lực, cho phép nghiên cứu các phương án tác chiến (xâm lược), lập kế hoạch và thực hiện.
Những nỗ lực lobby (xâm lược Trường Sa) mà hải quân Trung Quốc tiến hành đã tạo được sự đồng thuận với các lực lượng quân sự khác, và sau đó trình bày quan điểm của mình với lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc. Về cơ bản hải quân Trung Quốc đã được đáp ứng mọi thứ yêu cầu (để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa này).
Lưu Hoa Thanh thị sát bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sau khi Trung Quốc cất quân xâm lược năm 1974.
Lobby xây dựng tàu sân bay từ thời Giang Trạch Dân nhưng thất bại
Những năm 1990, Lưu Hoa Thanh tiếp tục thực hiện hoạt động lobby mua sắm một tàu sân bay để hải quân Trung Quốc dễ "thực hiện nhiệm vụ" ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, thực hiện các hoạt động ngoại giao quân sự và răn đe siêu cường.
Hải quân Trung Quốc đã tổ chức các buổi hội thảo, họp hành trong quân đội để nghiên cứu ý tưởng này. Đại diện Ủy ban Khoa học công nghệ, Tổng cục Trang bị, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Hậu cần được mời góp ý.
Sau khi nghiên cứu sơ bộ về yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai của hải quân Trung Quốc, Thanh triển khai các hoạt động tranh luận trong quân đội, sau đó là Quân ủy trung ương về chuyện mua tàu sân bay. Tuy nhiên cuối cùng Giang Trạch Dân và các lãnh đạo khác của Trung Nam Hải đã bác yêu cầu này.
Thời điểm đó ông Dân chủ trương "trỗi dậy hòa bình" để xoa dịu những mối lo ngại của láng giềng trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Mặt khác thời gian này nền kinh tế Trung Quốc còn phụ thuộc lớn vào nguồn cung năng lượng và hoạt động thương mại với nước ngoài nên không có nhu cầu cấp bách về việc triển khai sức mạnh vũ lực. Khi lợi ích kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài mở rộng, lãnh đạo hải quân nước này lại tiếp tục "tham mưu" cho Trung Nam Hải về việc làm thế nào để đạt được những thứ họ muốn.
Năm 2004 Hồ Cẩm Đào ban hành tài liệu "nhiệm vụ lịch sử mới" cung cấp cho hải quân lý do đòi hỏi phải có tàu sân bay để "hoạt động biển xa". Cuối cùng hải quân Trung Quốc cũng lobby thành công, định hình được nhận thức của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc về tầm quan trọng của (cái gọi là) lợi ích hàng hải Trung Quốc và môi trường an ninh quốc tế.
Cảnh sát biển Trung Quốc và giàn khoan 981, hai công cụ Bắc Kinh dùng để bành trướng trên Biển Đông. Ảnh: Tuoitrenews.
Ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc với chính sách "thực thi chủ quyền - lợi ích hàng hải"
Hải quân Trung Quốc đã vận động cho chiến lược "thực thi (cái gọi là) chủ quyền trên biển" từ những năm 1990 nhưng không thành công. Hoạt động này vẫn tiếp tục đến những năm đầu của thập niên 2000. Thời điểm này hải quân Trung Quốc tập trung vào hoạt động "lấn biển" (bành trướng), nhưng triển khai khó khăn vì có quá nhiều lực lượng tham gia.
Trước năm 2013 có tất cả 6 lực lượng tham gia vào vấn đề biển đảo: cảnh sát biển, biên phòng, hải giám, ngư chính, hải quan, hải quân. Bắt đầu từ năm 2010 hải quân Trung Quốc đã vận động hành lang về một cách tiếp cận tập trung hơn. Doãn Trác, một Chuẩn đô đốc hải quân đã lập luận, việc duy trì 6 lực lượng này là dư thừa, lãng phí tài nguyên, khó chia sẻ thông tin và hợp tác.
Ông Trác đề xuất ý tưởng thành lập một cơ quan tổng chỉ huy, hoạch định chính sách và triển khai chiến lược (bành trướng) trên biển tất cả các lực lượng quân sự và dân sự này gộp lại. Hoạt động lobby của hải quân Trung Quốc cũng kêu gọi tập trung quản lý các hoạt động thực thi (cái gọi là) chủ quyền, hàng hải dưới sự chỉ huy chung của hải quân.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi 5 lực lượng còn lại ra sức phản đối ý tưởng này và kêu gọi tập trung sức mạnh theo mô hình Cảnh sát biển Hoa Kỳ.
Hoạt động vận động hành lang của hải quân Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu của mình, năm 2013 chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch thống nhất 6 lực lượng dưới sự điều hành của Cục Hải dương quốc gia.
Động thái này là một kết quả đi xa hơn cả dự kiến của Doãn Trác, hải quân Trung Quốc bây giờ có một tổ chức công vụ (quân sự trá hình) mạnh mẽ cùng theo đuổi thực hiện yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp và bành trướng) của Bắc Kinh.
Qua các hoạt động vận động hành lang của hải quân Trung Quốc cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải mới thực sự ra quyết định cuối cùng trong chiến lược phát triển hải quân hay theo đuổi (cái gọi là) chủ quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

Theo báo Giáo dục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét