Pages

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Nhân sĩ ở Việt Nam đòi chấm dứt Nhà nước độc đảng


lttimg_nid16657VN2006A, thành viên Dân Luận chuyển ngữ
Hà Nội – Đảng Cộng sản Việt Nam thực hành minh bạch: người dân được phép bày tỏ ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến Pháp sắp tới. Giới trí thức hiện nay đòi chấm dứt chế độ độc đảng.
Các trí thức có tên tuổi ở Việt Nam đã thách thức chính quyền với một bản tuyên cáo vang dội. Họ khởi thảo một bản kiến nghị trực tuyến đòi dẹp bỏ chế độ độc đảng. Tiếng vang ở chỗ là có nhiều đảng viên và cựu quan chức chính quyền đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị.

“Việt Nam đang ở trong một tiến trình dân chủ hóa”. Cựu bộ trưởng bộ Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc nói hôm thứ tư. “Một hệ thống đa đảng có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
Bản kiến nghị đã được phổ biến hôm thứ ba trên nhiều blogs. Trong vòng một ngày, nó đã thu thập được hơn 500 chữ ký. Các nhà chức trách đã cố gắng tìm cách để ngăn chặn các trang nói trên.
Ở Việt Nam mọi hành động tìm cách lật đổ đảng Cộng sản sẽ bị trừng phạt, tội lật đổ có thể dẫn đến bị tử hình. Vì vậy các nhà bất đồng chính kiến thường hay bị kết án về tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Các nhà đấu tranh nhân quyền cho rằng sự nổi tiếng của những người tham gia kiến nghị đã làm chính quyền gặp khó khăn, khi tìm cách chống lại họ. “Bản kiến nghị có sức mạnh như búa bổ”, một nhân viên quản lý thương mại ở Hà Nội nói, “Đảng Cộng sản nên chấp nhận đề nghị và không nên có hành động chống lại những người tham gia ký tên”.
Hồi đầu năm đảng Cộng sản kêu gọi người dân Việt Nam tham gia bày tỏ ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp, trước khi nó được quốc hội bỏ phiếu thông qua vào tháng 5. Tuy vậy, đảng cũng khẳng định rõ, không được đả động đến những trụ cột chính của hệ thống. Ví như vị trí tiên phong về quyền lực của đảng hoặc hệ thống độc đảng.
Trong tiềm thức của đảng chỉ có những thay đổi vô hại: ví như trong tương lai đất nước nên mang tên “Dân Chủ Cộng Hòa” thay cho “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa”. Và quyền lực cần phải được tách ra.
“Đây chẳng phải là một bước đột phá gì cả”, nguyên Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội Trần Quốc Thuận nói. “Những thay đổi này chẳng liên quan gì đến những điều mà người dân mong muốn: Dân Chủ, Nhân Quyền và Sở hữu Đất đai.”
Trong số những người ký tên vào bản kiến nghị, có một cựu thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, một thiếu tướng quân đội, một cựu đại sứ tại Bắc Kinh, các cựu thành viên thuộc ban tư vấn của Thủ tướng Chính Phủ cũng như một số nhà kinh tế và khoa học có tên tuổi.
Nguồn: Blick.ch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét