Pages

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Rào cản của dự thảo thành lập Hội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình bày tờ trinh dự án Luật Về hội.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình bày tờ trinh dự án Luật Về hội.
 VnEconomy




Bộ trưởng nội vụ Nguyễn Thái Bình vừa trình dự thảo luật về thành lập và điều hành Hội cho Ủy ban thường vụ quốc hội để lấy ý kiến và đồng thời chuẩn bị cho kỳ họp sắp tới.

Mâu thuẫn
Báo chí dẫn ra những điều lệ căn bản thành lập Hội mà Bộ trưởng nội vụ đệ trình cho thấy một số mâu thuẫn dễ dàng dẫn tới vi phạm hiến pháp. Thêm vào đó nội dung lập Hội nghiêng hẳn về quyền cho phép hay không cho phép thuộc phạm vi của cơ quan công an và do đó việc xin phép để lập ra một Hội dân sự không phải là điều dễ dàng cho người dân.
Cuộc sống toàn cầu hóa khiến người dân có nhu cầu hội nhập và tìm hiều rất lớn những gì xảy ra bên ngoài đất nước thông qua các kênh truyền thống và Internet. Thông tin hàng ngày cho họ biết quyền hạn của một người công dân thiết thực đến mức nào trong đó quyền lập Hội giống như sự hẳn nhiên trong một quốc gia dân chủ. Việt Nam luôn tự hào là dân chủ khiến sự khẳng định cái quyền ấy càng vững vàng thêm mặc dù trong hoàn cảnh đất nước có khó khăn và nhạy cảm hơn các quốc gia khác.
Sự nhạy cảm ấy được nhiều cơ quan đem vào nghị quyết của mình và mọi đề nghị cho các văn bản luật đều lấy khái niệm "nhạy cảm" làm cái khung bó hẹp quyền lợi của người dân, trong đó rõ nét nhất là vấn đề nhân quyền.
Quyền thành lập Hội được hiến pháp quy định như một quyền căn bản và bất cứ sự chế tài nào đều dựa theo Bộ luật hình sự nếu cái Hội ấy có biểu hiện phạm pháp hay có bằng chứng về một sự phạm pháp sắp xảy ra.
Trong dự thảo luật thành lập hội của Bộ nội vụ ghi rõ công dân sẽ bị hạn chế trong việc thành lập hội nếu vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Cá nhân bị mất quyền công dân, mắc bệnh tâm thần cùng hàng loạt các lý do khác do Bộ nội vụ đưa ra.
Báo chí dẫn ra những điều lệ căn bản thành lập Hội mà Bộ trưởng nội vụ đệ trình cho thấy một số mâu thuẫn dễ dàng dẫn tới vi phạm hiến pháp. Thêm vào đó nội dung lập Hội nghiêng hẳn về quyền cho phép hay không cho phép thuộc phạm vi của cơ quan công an và do đó việc xin phép để lập ra một Hội dân sự không phải là điều dễ dàng cho người dân
Thật ra tất cả các lý do đó đều phù hợp với pháp luật của bất cứ nước nào, tuy nhiên pháp luật chỉ dành để chế tài một khi sự vi phạm pháp luật xảy ra chứ luật không đặt ra để ngăn cản quyền của người dân khi họ chưa có một sai phạm nào của pháp luật quy định.
Một thí dụ cụ thể như hội "Cứu lấy dân oan".
Cái tên đầy nhạy cảm này thật ra hoàn toàn không vi phạm bất cứ một điều nào trong Bộ luật hình sự. Nó cũng như "Cứu người nghèo, cứu người khuyết tật hay cứu lấy một nhóm sinh vật sắp tuyệt chủng" chằng hạn.
Nhạy cảm ở đây là hai chữ "dân oan" nó làm cho chính quyền bất an vì khuyết tật của họ trong cách giải quyết đơn thư dẫn đến sự chống đối dai dẳng và người chịu oan khuất nhất vẫn là người dân mất đất. Một Hội mang tên như thế thật khó hiện hữu trong hòan cảnh hiện nay ngay tại đời sống thường nhật huống gì trong văn bản của chính phủ cho phép hay không cho phép sự hoạt động chứa đấy bất an, lo sợ cho nhà nước.
Anh Dũng Mai, người thành lập cái hội "chưa thể hợp pháp" này cho biết:
-Chính quyền sở tại họ vẫn cho rằng như vậy là phản động, rồi thì cho rằng giúp đỡ bà con như vậy để kích động bà con đi biểu tình nhưng trên thực tế thì phải nắm bằng cớ tôi có kích động bà con không, tôi có xúi giục bà con đi biểu tình không, cái đó phải có bằng cớ chứ sao cứ nói khơi khơi như vậy được? Họ cứ nói như thế nhưng tôi cho rằng những điều họ làm đều mang tính vu khống.
Người dân khi người ta khiếu kiện về vần đề đất đai về oan sai của họ họ khiếu kiện nhưng không được giải quyết thì họ tìm cách gây sự chú ý đối với công luận bằng cách đi biểu tình thì tôi nghĩ cũng hợp lý thôi.
Những từ ngữ mơ hồ
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong nhiều năm qua đã bỏ hết thời giờ của mình ra để đi khắp nơi vận động cho sự ra đời của các tập hợp xã hội dân sự. Nói về điều mà Bộ Nội vụ đệ trình trong dự thảo luật về Hội ông cho biết:
Tôi nghĩ rằng phải nêu rất rõ thế nào là vi phạm an ninh quốc gia. Nếu một cái hội đứng ra hô hào vũ trang lật đổ chính quyền thì cấm. Nếu một hội nào đấy đưa ra các khẩu hiệu, các hoạt động nhằm kích động chia rẽ giữa tôn giáo với nhau: cấm. Phải nêu rõ như thế trong mười cái điểm cấm chứ không thể nói chung chung là an ninh quốc gia, là thuần phong mỹ tục bởi vì những câu đấy, những từ ngữ mơ hồ
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
-Tôi nghĩ rằng phải nêu rất rõ thế nào là vi phạm an ninh quốc gia. Nếu một cái hội đứng ra hô hào vũ trang lật đổ chính quyền thì cấm. Nếu một hội nào đấy đưa ra các khẩu hiệu, các hoạt động nhằm kích động chia rẽ giữa tôn giáo với nhau: cấm. Phải nêu rõ như thế trong mười cái điểm cấm chứ không thể nói chung chung là an ninh quốc gia, là thuần phong mỹ tục bởi vì những câu đấy, những từ ngữ mơ hồ đấy có thể để cho chính quyền và nhất là bên công an họ có thế lý giải theo kiểu của họ mà như thế là vi phạm rất trắng trợn đối với hiến pháp và các công ước quốc tế.
Bên cạnh việc lập một rào cản dày dặc bởi các luật cấm, dự thảo khẳng định tất cả các hội do nhà nước thành lập không bị áp dụng với dự thảo này. Điều này đồng nghĩa với sự phân biệt đối xử giữa người dân và chính quyền vốn là điều cấm kỵ trong một thể chế dân chủ tam quyền phân lập thật sự. TS Nguyễn Quang A nhận xét:
-Họ tưởng rằng đấy là việc thực hiện hiến pháp, thực hiện nhân quyền nhưng thực sự là không phải như vậy. Một điều rất đơn giản thôi họ bảo rằng nếu đã có một cái hội hoạt động trong một lĩnh vực như thế thì không thể có một cái hội thứ hai! Và đấy là điều cản trở sự cạnh tranh lành mạnh và sự tự nguyện trong hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Chưa nói đến khái niệm rất tù mù như là an ninh quốc gia như là thế này thế kia để cấm đoán.
Trong tận cùng của sự bất công người dân oan đang oằn vai gánh tất cả oan khiên trên tấm thân còm cõi của họ. Sự đói kém, thiếu ăn là điều có thật và trước sự chứng kiến của cộng đồng chứ không phải là kịch bản nhằm gây sốc cho xã hội. Làm chứng cho điều này anh Dũng Mai cho biết:
-Tôi biết bà con rất là đói rất là thiếu hụt bởi vì không có đất canh tác lại không đi buôn đi bán gì cả. Họ không có nghề nghiệp họ đói lắm anh! Họ có thể chết đói. Tôi biết như vậy vì tôi đến tận nơi xem thì đúng là nhiều gia đình người ta quá là đói, đói thật sự chứ không phải chỉ làm thiện nguyện suông. Họ đói thật sụ đấy. Đơn giản là ruộng đất không có để canh tác, không trồng cấy gì cả mà người ta chỉ biết làm nghể nông thôi. Bây giờ người ta chỉ có cách ra ruộng bắt cua, hái rau nhưng rau và cua đều bị thuốc sâu chả có con cua nào cả!
Trong hoàn cảnh như vậy người ta có thể hiểu được tại sao những hội mang danh xưng tương tự như "Cứu lấy dân oan" vĩnh viễn không được phép thành lập vì nó sẽ làm cho dư luận căm phẫn và nhất là bộ mặt phát triển của Việt Nam sẽ không còn hoàn hảo
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét