Pages

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói TQ yếu và lạc hậu

Qua cuộc tập trận “Tương tác trên biển -2015” giai đoạn 2 ở Viễn Đông, có thể khẳng định, Hải quân Trung Quốc yếu, lỗi thời và thụ động.
Báo Nga cho rằng, không hiểu sao Washington lại lo ngại sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, thực chất qua cuộc tập trận “Tương tác trên biển -2015” giai đoạn 2 ở Viễn Đông, có thể khẳng định, Hải quân Trung Quốc yếu, lỗi thời và thụ động (phụ thuộc nhiều vào Nga).

Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 1
Tác giả Eugene Krutikov
Ngày 24/8, Báo Quan Điểm của Nga đã đăng bài phân tích, đánh giá của tác giả Eugene Krutikov (*) nói về sức mạnh thực sự của Hải quân Trung Quốc thông qua các hoạt động thực tế trong cuộc tập trận quân sự chung “Tương tác trên biển-2015” được hai nước tổ chức từ ngày 21-27/8/2015.
Mở đầu bài viết tác giả đánh giá, “Tương tác trên biển-2015” là cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử quan hệ Nga – Trung, trong đó Bắc Kinh cần nó hơn Nga rất nhiều và sau đó đưa ra một số nhận xét đánh giá về sự yếu kém của Hải quân Trung Quốc.
Theo tác giả, vấn đề chính của Hải quân Trung Quốc hiện nay là đóng tàu. Điều này xuất phát từ nhiệm vụ chính trị mà không phải quân sự do Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra.

Và điều này trong nhận thức của châu Âu được hiểu rõ ràng là cần thiết xây dựng lực lượng hải quân đại dương (hải quân nước xanh). Tuy nhiên, hiện nay Hải quân Trung Quốc không có các giải pháp kỹ thuật và phương hướng chính xác nào cả để thực hiện nhiệm vụ trên.
Tác giả cho rằng, ba nhóm tàu sân bay có khả năng tác chiến ở đại dương lúc này là một viễn cảnh quá xa vời với Hải quân Trung Quốc
Tác giả cho rằng, chỉ là giả định nếu Trung Quốc đặt ra mục tiêu sau 20 năm nữa Bắc Kinh cần có 3 nhóm hải quân có khả năng cạnh tranh thống trị các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng.
Cụm từ "Khu vực tranh chấp" ở đây được tác giả nhắc đến đó là Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp, thực tế đây là quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), khu vực Triều Tiên và các hòn đảo trên Biển Hoa Đông nơi Trung Quốc thường xuyên tranh chấp với Nhật Bản.
Theo đánh giá trong bài báo, hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu lực lượng hải quân, thậm chí khó có thể kiểm soát được vùng biển ven bờ. Thực tế, các tàu mà Trung Quốc điều động đến tập trận cùng Nga quá lạc hậu và không có cơ hội nào trong các cuộc tác chiến hiện đại.
    Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 3
Tàu Hải quân TQ chỉ đông về số lượng
Điều này hoàn toàn là đương nhiên bởi thực tế Trung Quốc lạc hậu về công nghệ trong tất cả các lĩnh vực quân sự - bài báo của Nga nhận định.
Hơn nữa, chương trình phát triển Hải quân Trung Quốc mơ hồ, chỉ là cái cớ để Mỹ viện vào để tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng.
Theo tác giả, không biết chương trình này sẽ phát triển thế nào nhưng sau 10 năm nữa Trung Quốc hãy nghĩ đến việc chuẩn bị 3 nhóm tác chiến đại dương, còn giờ đây là quá sớm.
Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 4
Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Wang Hai và Phó Tư lệnh Hải quân Nga Alexander bắt tay nhau trong ngày đầu tiên tập trận "Tương tác trên biển -2015"
Ba nhóm tàu sân bay có khả năng tác chiến ở đại dương lúc này là một viễn cảnh quá xa vời với Hải quân Trung Quốc. Trước mắt, Hải quân Trung Quốc phải xây dựng hạm đội có khả năng hoạt động ven bờ và sau đó hãy nghĩ đến việc thành lập Hải quân đại dương để thực hiện nhiệm vụ chiến lược.
Đánh giá về động cơ phát triển hải quân của Trung Quốc, tác giả khẳng định trong vấn đề này Trung Quốc thực hiện hoàn toàn khác Nga. Bắc Kinh đi theo nguyên tắc thuần túy về số lượng, sẵn sàng mua các hệ thống và tàu của Nga ở cấp độ 2 (đã qua sử dụng) miễn sao thực hiện được ý tưởng tăng cường sức mạnh hải quân.
Đây là sự trì trệ về tâm lý, không giải quyết vấn đề về trang bị công nghệ mà mù quáng thực hiện giải pháp của giới chỉ huy quân sự Trung Quốc trước hết về phát triển hải quân nói chung và sau đó là hải quân nước xanh nói riêng.
    Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 5
Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc bị đánh giá lạc hậu, không đủ khả năng tác chiến trong các cuộc chiến tranh hiện đại
Vào thời điểm hiện nay, nếu không có sự hỗ trợ của Nga thì Hải quân Trung Quốc chỉ là bia đỡ đạn lớn trên biển, chứ không thể là một con cờ chiến lược trên bàn cờ thế giới.
Lực lượng tàu ngầm, trong đó bao gồm cả tàu ngầm nguyên tử chỉ đang trong giai đoạn “trứng nước”. Không có cơ sở nào để nói rằng, hiện nay một số tàu ngầm Trung Quốc có khả năng ngắm bắn trúng đích. Điều này chỉ có thể nếu kẻ thù đối đầu của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc quá yếu.
Tác giả so sánh, trong kế hoạch phát triển hải quân, Trung Quốc còn “mù mờ” hơn cả Ấn Độ. Ấn độ thực hiện các bước hoàn toàn khác Trung Quốc. Ấn Độ đưa ra các nhiệm vụ cụ thể để từ đó thực hiện theo phương hướng xác định.
Sau tập trận lớn nhất lịch sử, báo Nga nói Trung Quốc yếu và lạc hậu - Ảnh 6
Theo tác giả, Ấn Độ có chương trình phát triển hải quân vượt trội Trung Quốc
New Delhi phát triển lực lượng lính thủy đánh bộ trên cơ sở kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh đã qua.
Cơ sở khẳng định cho vấn đề này là thực tế khi Ấn Độ chỉ sở hữu các xe tăng lội nước của Liên Xô mà vẫn nhanh chóng vượt qua thung lũng Ganges và đánh chiếm Bangladesh.
Mặt khác, nhóm hải quân của Ấn Độ trên quy mô đại dượng được hình thành chính từ nhiệm vụ chiến lược – kiểm soát tất cả các khu mặt nước Ấn Độ Dương, gồm khả năng chống lại các căn cứ của Mỹ (trước hết là Diego Garcia) trong một cuộc tranh cãi về khu vực vực dầu khí ngoài khơi).
Trong khi đó, Trung Quốc đã không đặt ra các nhiệm vụ cụ thể như vậy.
* Ông Eugene Krutikov sinh năm 1969 tại Moscow. Ông từng học tại Trường Đại học lịch sử - lưu trữ và Đại Học Ngoại ngữ Quân sự. Trong đầu thập niên 90, ông là trợ lý của Thủ tướng Chính phủ và trợ lý Chỉ huy Lực lượng Cảnh sát Cộng hòa Nam Ossetia, và sau đó phục vụ trong quân đội của Nước Cộng hòa Srpska. Từ giữa những năm 90, ông làm việc trong lĩnh vực báo chí. Ông là nhà bình luận trong các tạp chí “Thời đại mới”, báo “Ngày nay”, trưởng ban chính trị của báo “Tin tức” và “Phiên bản”. Năm 2004, ông quay về Nam Ossetia. Ông là nhà nghiên cứu chính trị, chuyên gia về các vấn đề Caucasus và vùng Balkans, tác giả của nhiều cuốn sách, đồng thời là người lính từng tham chiến trong nhiều cuộc xung đột vũ trang.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét