Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Thói ngụy biện, tùy tiện khiến Trung Quốc không thể ngang vai với Hoa Kỳ

Hành động thay đổi hiện trạng bằng vũ lực của Bắc Kinh không thể bỏ qua. Hoa Kỳ cần phải chung tay với Nhật Bản và các quốc gia khác...

Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo chung. Ảnh: Steve Helber/AP.

The Yomiuri Shimbun ngày 27/9 bình luận, Trung Quốc sẽ không thể xây dựng được cái họ gọi là "quan hệ nước lớn kiểu mới" với Hoa Kỳ khi còn tiếp tục thách thức trật tự và luật pháp quốc tế thông qua việc ngụy biện cho các hành vi (leo thang bành trướng) của mình.

Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng thống Obama đã bày tỏ lo ngại nghiêm trọng trước các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc nhằm vào các tập đoàn và công dân Mỹ, yêu cầu Tập Cận Bình đảm bảo ngăn chặn các hoạt động tương tự.

Với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang gần kề, công chúng Hoa Kỳ ngày càng lo ngại về Trung Quốc. Mặc dù hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng không tiến hành các cuộc tấn công mạng hay hỗ trợ nó để ăn cắp bí mật thương mại và thông tin bí mật khác, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có tuân thủ thỏa thuận này không.

Cộng đồng quốc tế chú ý đến Trung Quốc bởi lẽ Bắc Kinh vẫn khăng khăng chối cãi có liên quan đến các cuộc tấn công mạng. Đặc biệt  là hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đã không dẫn đến một thỏa thuận nào về việc ngừng hoạt động xây dựng, bồi lấp quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông.

Trong cuộc họp báo sau hội đàm, Tổng thống Obama cảnh báo Tập Cận Bình rằng: "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu thuyền, máy bay qua lại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép". Tuy nhiên Tập Cận Bình đã lập tức đáp lại bằng khẳng định Trung Quốc có cái gọi là "chủ quyền" và có quyền bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi" ở Biển Đông.

Chính sách tùy tiện của Trung Nam Hải

Ngay trước thềm chuyến thăm Hoa Kỳ của Tập Cận Bình, Trung Quốc đã xây dựng đường băng quân sự 3000 mét bất hợp pháp thứ 3 trên quần đào Trường Sa. Nếu 3 đường băng này hoàn thành, một vùng rộng lớn ở Biển Đông sẽ nằm dưới sự kiểm soát, khống chế của Trung Quốc.

Hành động thay đổi hiện trạng bằng vũ lực của Bắc Kinh không thể bỏ qua. Hoa Kỳ cần phải chung tay với Nhật Bản và các quốc gia khác thúc giục Trung Quốc kiềm chế. Nếu Bắc Kinh muốn có một mối quan hệ bình đẳng với Washington hay vị thế của một cường quốc trong cộng đồng quốc tế, họ cần thực hiện trách nhiệm bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực.

Khi thăm chính thức Hoa Kỳ, Tập Cận Bình cho ký hợp đồng mua 300 chiếc máy bay thương mại của Boeing. Rõ ràng họ Tập đã cố gắng sử dụng thỏa thuận này như đòn bẩy để ve vãn tìm kiếm sự ủng hộ trong cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên Hoa Kỳ đã có sự mất lòng tin sâu sắc vào chính sách quản lý tùy tiện của Trung Quốc. Ví dụ minh họa tiêu biểu nhất là việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường nhằm duy trì giá cổ phiếu và sự mất giá của đồng nhân dân tệ.

Hồng Thủy

(Giáo Dục)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét