Pages

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxico: Yêu thương, Chăm sóc, Thay đổi

Thanh Trúc, phóng viên RFA
    Hòa giải, yêu thương, trân trọng sự khác biệt, hướng tới thay đổi vì hạnh phúc là thông điệp của Đức Giáo Hoàng
Hòa giải, yêu thương, trân trọng sự khác biệt, hướng tới thay đổi vì hạnh phúc là thông điệp của Đức Giáo Hoàng
 AFP

































Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đang có mặt tại thủ đô Washington trong chuyến viếng thăm 6 ngày của Ngài, được tổng thống, phó tổng thống và chính giới cao cấp Mỹ long trọng nghênh đón sáng 23 vừa rồi.
Người Việt trong và ngoài nước nghĩ gì về chuyến đi lịch sử này của Đức Thánh Cha
Từ Việt Nam đến Hoa Kỳ để tham dự Đại Hội Gia Đình Công Giáo Thế Giới lần 8 tại Philadelphia vào ngày 27, sẽ có sự hiện diện của Đức Giao Hoàng Phan Xi Cô , linh mục Trần Văn Phúc, Quản xứ Thượng Đình ở Giáo phận Vinh, phát biểu là ông cảm thấy thật ấn tượng trước nghi lễ tiếp đón mà chính phủ Mỹ dành cho vị chủ chăn Tòa Thanh Roma:
Từ một đất nước nghèo đến một đất nước văn minh như Mỹ, một sự kiện được tổ chức một cách hoành tráng một cách chu đáo như thế này thật khó có thể tưởng tượng được. Một linh mục ở Việt Nam như chúng tôi qua đây thì từ sự kiện này có thể học được nhiều thứ lắm.
Hòa giải, yêu thương, trân trọng sự khác biệt, hướng tới thay đổi vì hạnh phúc là những điều mà người Công giáo Việt Nam khắp nơi cảm nhận được qua chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đến nước Mỹ
Đó là nhận xét của nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội:
Tôi thấy những việc làm của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô là tiếp bước đi của các vị tiền nhiệm, là tạo nên những thay đổi lớn.
Tôi còn nhớ vai trò rất lớn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lô 2 trước sự sụp đổ của các chế độ cộng sản Đông Âu, cũng như những thay đổi của chế độ Cuba hiện nay là sự bang giao với Hoa Kỳ. Đó là những việc làm hết sức có ý nghĩa và có sự đóng góp rất to lớn của các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm cũng như Giáo Hoàng hiện tại.
Qua việc đến Hoa Kỳ lần này cũng cho thấy sự quan tâm của Đức Giao Hoàng Phan Xi Cô là vấn đề gia đình. Hiện nay, khi mà kết cấu gia đình càng lỏng lẻo vì trào lưu này khác thì Đức Giao Hoàng sẽ hâm nóng lên, sẽ nhắc nhở lại sự cần thiết của đời sống gia đình trong xã hội. Việc ngài đến thăm một số tiểu bang, một số nơi ở nước Mỹ và sự đón tiếp nồng nhiệt nói lên sự kính trọng đối với một vị Giáo Hoàng mới lên trị vì chưa lâu nhưng đã có những thay đổi căn bản và những tư tưởng rất mới mẻ. Ngài đang thực hiện lời của Thánh Phan Xi Cô là “đem yêu thương vào nơi oán thù , đem thứ tha vào nơi lăng nhục...” Theo tôi thì chuyến viếng thăm của Ngài tạo nên những điều tốt đẹp, tại nên những làn gió mới để mà đóng góp vào sự thay đổi của thế giới hiện nay.
Trước hết hãy cầu nguyện cho chuyến đi mục vụ của Đức Thánh Cha đến Mỹ được thành công, là lời linh mục Trần Đình Lai, Quản xứ Hòa Thắng, Hà Tĩnh, địa phận Vinh:
Ngài đang thực hiện lời của Thánh Phan Xi Cô là “đem yêu thương vào nơi oán thù , đem thứ tha vào nơi lăng nhục...” Theo tôi thì chuyến viếng thăm của Ngài tạo nên những điều tốt đẹp, tại nên những làn gió mới để mà đóng góp vào sự thay đổi của thế giới hiện nay.
JB Nguyễn Hữu Vinh
Năm 2009 tôi cũng có ở bên Hoa Kỳ và tôi thấy giáo hội của Mỹ là một giáo hội lớn và mạnh nhưng xem chừng vẫn hay có thái độ của những người thường cho rằng mình là công dân thượng hạng. Chẳng hạn một số vấn đề mà hôm nay tôi đọc có mấy bài viết về cách suy nghĩ của họ về chuyến đi này của Đức Thánh Cha. Nhưng mà cảm nghĩ của tôi thì chắc chắn Ngài sẽ đáp ứng được sự kỳ vọng và mong mỏi của nhiều người ở những Thánh lễ Ngài dâng và những thông điệp Ngài gởi đến cho nhân dân Hoa Kỳ cũng như Ky Tô hữu ở đó.
Đặc biệt trong đại hội gia đình ở Philadelphia , tôi nghĩ vấn đề đồng tính luyến ái và tự do quá trớn Ngài sẽ đề cập đến một cách dí dõm khôi hài . Tôi nghĩ bài học cũng thấm thía lắm nhưng mà đối với Hoa Kỳ thì họ chẳng nghe đâu.
Nhìn người mà ngẫm đến ta, chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Cuba rồi tiếp đó Hoa Kỳ là hiện thực ở xứ người nhưng lại là giấc mơ chưa thành của người dân Việt Nam. Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, cũng là một giáo dân, bày tỏ như vậy:
Một chuyến đi của sự kết nối và mang thông điệp của sự yêu thương hòa giải vì Ngài đến một đất nước cộng sản trước sau đấy mới đến Mỹ. Với tư cách một Ky Tô hữu tôi thấy những đất nước mà được Đức Giáo Hoàng đến thăm là một điều vinh dự. Việt Nam thì còn lâu mới có được vinh dự đó.
Một chuyến đi của sự kết nối và mang thông điệp của sự yêu thương hòa giải vì Ngài đến một đất nước cộng sản trước sau đấy mới đến Mỹ. Với tư cách một Ky Tô hữu tôi thấy những đất nước mà được Đức Giáo Hoàng đến thăm là một điều vinh dự. Việt Nam thì còn lâu mới có được vinh dự đó
Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh
Nhìn vào Việt Nam và nhìn ra bối cảnh thế giới thì tôi thấy khi mà nước ngoài có sự thay đổi, đặc biệt như Cuba rất lâu dưới chế độ cộng sản nhưng mà nay họ đã mở cửa đón tiếp Đức Giáo Hoàng như đón một sứ giả thiện chí của hòa bình, thổi một luồng không khí mới vào đất nước họ , hoặc như Mỹ chào đón Đức Giáo Hoàng một cách long trọng và chu đáo. Nhìn vào Việt Nam tôi thấy thực sự đáng buồn, nếu như Việt Nam có thay đổi, có tự do tôn giáo có nhân quyền thì có thể tương lai chuyến viếng thăm của Đức Giao Hoàng có thể là một bước ngoặt lịch sử. Điều đấy vẫn là ước mơ quá xa vời nếu không muốn nói là thiếu thực tế, một điều cực kỳ khó khăn. Đấy là một thiệt thòi riêng cho người dân Việt Nam.
Theo lịch trình, vào lúc 9 giờ 20 sáng nay giờ Washington, Đức Giao Hoàng sẽ đọc diễn văn tại lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ. Buổi chiều, Ngài đáp máy bay lên New York, sẽ hát kinh chiều với hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ tại nhà thờ chính tòa Thanh Patrick thuộc Giáo phận New York.
Sáng thứ Sáu 25 tháng Chín, Đức Giao Hoàng viếng thăm và đọc diễn văn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Sáng thứ Bảy 27 thang Chín, Đức Thanh Cha bay qua Philadeelphia dự Đại Hội Gia Đình Công Giáo Thế Giới lần 8.
Đối với vị quản nhiệm kiêm phối trí mục vụ Việt Nam của Tổng Giáo Phận Philadelphia, Đức Ông Joseph Trịnh Minh Trí, Chánh xứ nhà thờ St. Helena, cũng là vị chủ tịch của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ, trước hết đây là tin mừng:
Bởi trong đời người chắc gì đã có được một đại hội có tầm vóc quốc tế mà mọi người từ mọi nơi, 150 quốc gia, trong đó có những người Việt Nam sống rãi rác khắp nơi, một cơ hội rất quí.
Đặc biệt trong kỳ Đại Hội Thế Giới Về Gia Đình năm nay, tiếng Việt được đưa vào chương trình bên cạnh 4 ngôn ngữ chính là Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.
Theo ước lượng của hãng tin Reuters, chừng 1 triệu 500 ngàn lượt người các nơi sẽ tụ về Philadelphia, đặc biệt ngày Chúa Nhật 27 tháng Chín, để dự buổi Thánh lễ đại triều ngoài trời do Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô chủ tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét