Pages

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Tổ hợp xây dựng trên đảo nhân tạo Đá Chữ Thập “cạnh tranh” quy mô với Lầu Năm Góc

Ảnh vệ tinh ngày 3/9 chụp đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa tại biển Đông. (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)
Ảnh vệ tinh ngày 3/9 chụp đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa tại biển Đông. (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)

Theo tờ The Diplomat, những hình ảnh vệ tinh của đảo nhân tạo Đá Chữ Thập được chụp gần đây cho thấy việc xây dựng các cơ sở của Trung Quốc trên hòn đảo này tham vọng hơn so với những đánh giá trước đây, với một trong những tổ hợp tòa nhà đang trong quá trình cạnh tranh với Lầu Năm Góc của Hoa Kỳ về mặt quy mô.

The Diplomat cho biết khu phức hợp này, nằm ở khu vực giữa hòn đảo, có diện tích khoảng 61.000 mét vuông, không bao gồm các khu vực lân cận rộng lớn – nơi các cơ sở hạ tầng đang được thiết lập. Trong khi đó, Lầu Năm Góc có diện tích 116.000 mét vuông, không tính khoảng sân bên trong.



(Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)
                                         (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)

(Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)
                                            (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)

Một bức ảnh vệ tinh chụp ngày 13/7, Trung Quốc đang lắp đặt những thiết bị tinh vi trên đảo Đá Chữ Thập, gồm một chảo ăng-ten hình tròn và một tháp có thể là tháp radar. Tuy nhiên, The Diplomat cho biết kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự mới trên hòn đảo nhân tạo này có một số sự thay đổi.

Theo bức ảnh chụp ngày 13/7, 7 địa điểm trên đường băng chính của đảo đã bị dỡ bỏ và thay thế. Ba trong số những thay đổi này dường như được sửa lại để đặt ống dẫn bên dưới đường băng, có thể là để phục vụ cho việc thoát nước hoặc tưới tiêu. Tất cả những thay đổi này đã được hoàn thành vào đầu tháng Chín năm nay. Đường băng được nhanh chóng mở rộng thêm 60 mét ở mỗi đầu, với chiều dài hiện tại khoảng 3.125 mét.

(Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)
                                        (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)

Ngoài ra, có một dải đường màu tối xuất hiện trong các bức ảnh chụp hồi đầu tháng Chín, nằm song song với đường băng. Một số nhà phân tích cho rằng khu vực này có thể đang được chuẩn bị để xây dựng thêm một đường băng khác. Tuy nhiên, theo giáo sư J. David Rogers, thuộc chương trình Kỹ thuật Địa chất tại Đại học Khoa học & Công nghệ Missouri, người am hiểu các công trình quân sự ở khu vực Thái Bình Dương, cũng có nhiều khả năng dải đất này là một vùng đệm dùng để trồng cây chống xói mòn đất do bão gây ra, đồng thời có khả năng cung cấp rau quả.

(Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)
                                           (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)

Theo The Diplomat, ngoài 3 đảo Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn, là những nơi mà Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự lớn nhất tại quần đảo Trường Sa, thì Trung Quốc cũng đang tiến hành xây dựng tại 4 đảo nhân tạo trái phép còn lại gồm: Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Gạc Ma (Johnson South Reef).

Các cơ sở trên 4 hòn đảo này được trang bị các tháp cảm ứng tối tân, bệ theo dõi và phóng vũ khí, radar theo dõi và chỉ dẫn hướng bắn, một loạt các cảm biến điện tử và hệ thống liên lạc thông qua vệ tinh.

Ví dụ, ảnh vệ tinh chụp ngày 23/8 cho thấy Đá Châu Viên có một khu vực dành cho hệ thống ăng-ten mới mà ông Rogers liên tưởng đến mạng lưới radar vượt đường chân trời Jindalee của Australia, có tầm hoạt động lên đến 3.000 km. Hệ thống ăng-ten trên Đá Châu Viên dường như là một ma trận gồm các cột ăng-ten cao đến 19 mét. The Diplomat cho biết quân đội Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống radar vượt đường chân trời để phóng tên lửa DF-21D, vốn là một mối đe dọa tiềm tàng đối với các tàu chiến Mỹ.

(Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)
                                               (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)

Ngoài ra, các cơ sở xây dựng trên 4 đảo: Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Gạc Ma (Johnson South Reef) đều có một công trình cao khoảng 8 – 10 tầng, dường như là chỗ đóng quân hoặc dùng làm trung tâm chỉ huy, điều khiển và liên lạc.

4 trụ đa giác nhô lên tại công trình xây dựng ở trung tâm Đá Tư Nghĩa có hình dáng giống như hệ thống phòng không tầm gần (CIWS) do radar kiểm soát. Tuy nhiên, điều này chưa thể xác nhận với độ phân giải hình ảnh hiện tại.

(Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)
                                          (Nguồn: trang Twitter của Victor Robert Lee)

The Diplomat cho biết kích thước, hình dạng và mục đích có thể sử dụng của những tòa nhà trên các đảo Đá Tư Nghĩa, Đá Châu Viên và Đá Gaven làm liên tưởng đến một cấu trúc từ thời Thế chiến thứ II là tháp pháo phòng không, vốn được xây dựng tại Vienna, Berlin và Hamburg.

Những thông tin và ảnh chụp vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng trái phép các đảo đá nhân tạo tại quần đảo Trường Sa trên biển Đông. Điều này càng cho thấy sự phân tích của một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc chỉ chơi chữ khi tuyên bố “đã ngừng các hoạt động bồi đắp đảo” tại biển Đông là hoàn toàn có cơ sở. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn luôn tìm cách trì hoãn tiến trình đi đến việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) và vẫn giữ im lặng về các bước tiếp theo sẽ diễn ra tại các đảo nhân tạo bị chiếm giữ và xây dựng bất hợp pháp trong vùng biển tranh chấp tại biển Đông.

Ban Mai tổng hợp

(Đại Kỷ Nguyên.VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét