Pages
▼
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Ý nghĩa sâu xa lễ duyệt binh của Tập Cận Bình và sự lo lắng không yên của ông Giang Trạch Dân
Ngày 3/9, Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức lễ duyệt binh, giới phân tích cho rằng: Chủ tịch Tập Cận Bình mượn duyệt binh để thể hiện quân quyền, trong đó chứa đựng nhân tố đối nội.
Vụ nổ tại Thiên Tân hôm 12/8 đã gây khiếp sợ cho người dân toàn thế giới. Phóng viên Lục Mai sau khi đến hiện trường đã miêu tả: “Tịch lặng không một tiếng người hay sự vật còn sống sót, một cảnh tượng của ngày tận thế”. Ngoài việc toàn bộ nhà xưởng kho bãi của Công ty Thụy Hải bị san bằng, tòa nhà cao ốc là đồn công an bên cạnh cũng trở thành một đống đổ nát, mấy nghìn chiếc xe con tại bãi đỗ xe cách đó 300 mét cũng bị thiêu rụi, dân cư xung quanh từ những ngôi nhà nhỏ đến những căn nhà ở cao cấp cũng bị tàn phá, không còn mấy nhà dân, không khí bao phủ càng ngày càng đậm một mùi chưa từng được biết đến.
Trong khi đó chưa đầy ba tuần sau vụ cháy, Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức lễ duyệt binh đã được chuẩn bị từ lâu.
Từ sau vụ nổ, chính quyền Bắc Kinh kiểm soát nghiêm ngặt hơn các vấn đề về an ninh cho lễ duyệt binh này, giống như là đề phòng một vụ tập kích khủng bố. Một phương tiện truyền thông nước ngoài cho biết: “Bắc Kinh như Tử Cấm Thành, giống hệt như thiết quân luật vậy”.
Có phân tích bình luận rằng: “Chủ tịch Tập Cận Bình mượn duyệt binh để thể hiện quân quyền, trong đó chứa đựng nhân tố đối nội”. Rất nhiều tin tức cho rằng: “Việc cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân có lộ diện trong lễ duyệt binh này hay không đã không còn là vấn đề quan trọng nữa, trong tương lai gần Giang sẽ là “con hổ cuối cùng” bị bắt giữ”.
Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức lễ duyệt binh có ý nghĩa đối nội hơn là đối ngoại
Tờ “Nhật báo kinh tế” của Hồng Kông ngày 31/8 có đăng một bình luận: “Đối với người lãnh đạo mà nói, lễ duyệt binh lớn là có ý nghĩa chính trị trong nội bộ hơn là đối với nước ngoài.”
Phân tích cho rằng: Chủ tịch Tập Cận Bình lựa chọn đúng thời điểm này để tổ chức một lễ duyệt binh lớn như vậy, là có một ý nghĩ đặc biệt. Về vấn đề chính trị, ông Tập đang phải đối mặt với không ít thách thức, đặc biệt là một số phe phái có chút thế lực trong nội bộ Đảng, tuyệt sẽ không chịu bị thanh trừ mà sẽ phản công lại.
Bài báo còn chỉ ra rằng: Chủ tịch Tập Cận Bình vì để đạt được các mục tiêu về cải cách, ứng phó với những rủi ro và nguy cơ khó lường trước trong tương lai mà đã được đề ra trong phiên họp toàn thể của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 18 vào năm 2013. Ông còn phải tiếp tục tăng cường tập trung quyền lực lãnh đạo. Muốn làm được điểm này, ngoài việc duy trì áp bức độc đoán, kiên quyết cải cách chống tham nhũng ra, việc thu phục quân đội cũng là điều rất quan trọng. Lễ duyệt binh chính là cơ hội tốt nhất để ông thể hiện ra khả năng thu phục quân đội của mình.
Phân tích nêu ra: Chủ tịch Tập Cận Bình đang xây dựng một chính quyền chống tham nhũng lớn nhất từ trước tới nay, “hổ và ruồi”‘ ở khắp mọi nơi, sự hoang mang trong giới quan trường. Điều này động chạm đến lợi ích vốn có của một số phe cánh. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng này chắc chắn chưa thể kết thúc, kinh hoàng hơn là trò chơi này có lẽ bây giờ mới bắt đầu.
Ngày 30/8, tờ “Nhân Dân Nhật Báo” của Nhật Bản có đưa tin: “Lời tuyên thệ trung thành”, trước tiên là kiểm tra lòng trung thành của Quân đội Trung ương đối với ĐCSTQ, “vô cùng trung thành và kiên quyết ủng hộ Chủ tịch Tập”. Đáng lưu ý chính là “vô cùng trung thành với Chủ tịch Tập”, đây là một quy định trước nay chưa từng gặp.
Trước lễ duyệt binh vào ngày 03/9, Trung Quốc xảy ra rất nhiều vụ cháy nổ.
Thiên Tân xảy ra vụ cháy nổ lớn trước lễ duyệt binh
Hơn 7 giờ ngày 12/8, cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ – tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng tải một bài “1000 ngày trị quốc của chủ tịch Tập Cận Bình”. Bài báo viết: Kể từ khi lên nắm chính quyền tính đến ngày 12/8, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đảm nhiệm chức vụ hơn 1000 ngày.
Vừa nói dứt lời, đêm ngày 12/8, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại Thiên Tân làm khiếp sợ toàn thế giới, khi mà chỉ cách ngày diễn ra lễ duyệt binh chưa đến 3 tuần lễ.
Ngày 15/8, theo nguồn tin từ Trung Nam Hải cho Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung biết, ngày 12/8, sau khi vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân xảy ra, ông Tập Cận Bình đã thức trắng hai đêm, không chỉ kiểm soát ông Tăng Khánh Hồng tại nhà, mà cơ quan chức năng cũng tiến hành giam lỏng cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân cùng hai con trai.
Nguồn tin cho biết, ông Tập dự định dành 6 tháng cuối năm để xử lý các vấn đề về kinh tế và thị trường chứng khoán, nhưng vụ nổ xảy ra tại Thiên Tân là một bước ngoặc lớn, làm công khai mâu thuẫn giữa ông Tập và cựu lãnh đạo Giang.
Sau vụ nổ tại Thiên Tân, Đại Kỷ Nguyên còn nhận được tin, “tập đoàn Giang Trạch Dân” đã lợi dụng điều kiện đó để đưa ra hai “nguyện vọng” đối với Chủ tịch Tập.
Một là: Cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân muốn có mặt tại buổi lễ duyệt binh ngày 03/9.
Hai là: Yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình dừng ngay việc thanh trừng lại, dừng việc bắt giữ người của “tập đoàn Giang Trạch Dân”, nhất là bản thân ông Giang.
Theo báo cáo, Chủ tịch Tập ban đầu muốn đi từng bước từng bước một, làm từng bước từng bước một, nhưng hiện giờ ông phải gia tăng tốc độ. Điều ông lo lắng nhất là, nếu không làm như vậy thì 6 tháng cuối năm sẽ không biết còn xảy ra những sự việc kinh khủng gì. Hai bên, một sống một chết, hiện tại Cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân đang bức bách Chủ tịch Tập Cận Bình ra tay.
Ngày 13/8, sau ngày xảy ra vụ nổ một ngày, trên website của tờ báo nước ngoài đã đăng bài của tác giả Lưu Cương “Vụ nổ ở Thiên Tân là một vụ tập kích khủng bố nhắm vào Chủ tịch Tập Cận Bình”. Bài báo viết: Căn cứ luận bàn về âm mưu, vụ nổ ở Thiên Tân cũng chính là sản phẩm phụ của cuộc tranh giành quyền lực trong ĐCSTQ, là một bên không cầm quyền ĐCSTQ tạo ra thảm họa kinh hoàng cho người dân, nhưng mục đích chính của chúng là nhắm vào thế lực cầm quyền ĐCSTQ mà tiến hành uy hiếp, đe dọa và tạo ra phiền toái, tiến tới yêu cầu Chủ tịch Tập Cận Bình thỏa hiệp, tuân theo sự chi phối và điều khiển của chúng, thậm chí là dùng thảm họa này để buộc tội ông Tập Cận Bình.
Bài báo cho rằng:
Một loạt các vụ thảm họa cháy nổ liên tiếp xảy ra không ngừng tại Trung Quốc, đều là do các phe phái trong nội bộ Trung Nam Hải chém giết lẫn nhau mà tạo thành thảm họa cho người dân, là các phe phái tại Trung Nam Hải đem người dân Trung Quốc ra làm con tin, mà mặc cả với nhau, là một sự trả giá nặng nề của người dân Trung Quốc đã dễ dàng tha thứ cho chế độ độc tài của ĐCSTQ.
Trong chiến dịch đánh “lão hổ cuối cùng”, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ trực tiếp bắt Cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân.
Mệnh lệnh “Ba bảo đảm”
Theo báo cáo, sau vụ nổ ở Thiên Tân, lãnh đạo đã truyền đạt mệnh lệnh, yêu cầu trong thời gian duyệt binh phải làm được “ba bảo đảm”, một là bảo đảm chắc chắn trong thời gian duyệt binh tại Bắc Kinh không được để bất kỳ một sự việc nào ảnh hưởng đến vấn đề an ninh của sự kiện. Đảm bảo cả nước không xảy ra thêm một sự cố lớn nào trong dân chúng, bảo đảm Tân Cương không xảy ra bất kỳ vụ khủng bố nào.
Để bảo đảm an toàn cho lễ duyệt binh, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu tiến hành các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất trong lịch sử, hạn chế dòng người và xe cộ vào Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng thực hiện các biện pháp bảo mật an toàn cao nhất trong lịch sử, lắp đặt các thiết bị kiểm tra an ninh chuyên nghiệp không chỉ ở quảng trường Thiên An Môn mà cả những khu vực quan trọng lân cận khác, hơn nữa còn tiến hành kiểm tra an ninh cả những bưu kiện được gửi vào nội thành.
Nghe nói, nhiều khách sạn và nhà khách ở địa điểm nhạy cảm dọc trên đại lộ Trường An của Bắc Kinh cũng được lắp đặt các thiết bị an ninh chuyên nghiệp ở cửa ra vào. Tât cả người và vật phẩm ra vào đều phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Xe của quân đội muốn ra vào phải có “giấy cho phép lưu thông”.
Tờ báo Lục Mai cho biết, tất cả trạm xăng dầu ở gần phố Trường An thuộc khu Đông Thành và Tây Thành, Bắc Kinh sẽ tạm ngừng kinh doanh trong ngày 3/9. Sân bay thủ đô Bắc Kinh, sân bay Nam Uyển tạm thời ngừng các chuyến bay trong thời gian ba giờ. Bắc Kinh tạm thời hạn chế không phận, thiết lập hệ thống bảo hộ đường bay tại sân bay phía Nam của thủ đô Bắc Kinh, các chuyến bay bay qua đó sẽ bị giới hạn độ cao.
Ngoài máy bay ra, từ 14:00 ngày 1/9 đến 8:00 ngày 4/9, bến xe Tứ Hội – Bắc Kinh sẽ ngừng cung cấp dịch vụ, đối với tàu điện cao tốc, bài báo viết, mỗi điểm kiểm tra trọng điểm, sẽ tăng thêm cảnh sát vũ trang và từ một đến hai kiểm tra viên. Chất lỏng mà hành khách mang theo phải được kiểm tra qua máy, nước thì cần phải mở nắp và uống một ngụm.
Tờ báo “Wall Street Journal” có đăng: “Duyệt binh lần này, Bắc Kinh đã trở thành “Tử Cấm Thành”, giống hệt như thiết quân luật”.
Chiến dịch “Hạ bệ Giang” phải chăng đang được mở rộng quy mô?
Song song với việc tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh cho lễ duyệt binh, thì ngày 21/8, trên internet đăng một loạt hình ảnh di dời tấm bia đá có bút tích của Giang Trạch Dân ở cửa Nam của trường Đảng Trung ương.
Ngày hôm sau, phía trường Đảng xác nhận các thông tin về những hình ảnh di dời tấm bia đá trên là sự thực. Nói rằng: “Tấm bia đá đặt trước cổng trường Đảng Trung ương có đề “Trường Đảng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” đã được dỡ bỏ. Máy thi công cỡ lớn đang làm việc tại hiện trường và một vài công nhân đang san lại mặt bằng”. Sau khi thông tin xác nhận này được đăng tải, đã gây ra một làn sóng bàn luận sôi nổi trên internet.
Tấm bia đá đặt trước cổng trường Đảng Trung ương có đề “Trường Đảng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” đã được dỡ bỏ.
Có người nói rằng: “Tảng đá là bút tích của Giang Trạch Dân, đặt ngay ở cổng trường Đảng, đi ra ngoài không cản đường thì cũng vấp chân, nên chuyển sớm đi mới phải. Về phần các ban ngành chính phủ khác có bắt chước theo sự kiện này hay không, điều này, hãy xem lễ duyệt binh nhé!”
Trên blog của thạc sĩ cộng đồng Vương cũng nói: “Xem trên ghế đại biểu của lễ duyệt binh, yên lặng theo dõi kỳ biến”, có người nói: “Muốn biết có việc gì xảy ra hay không hãy xem Cóc có mặt trong lễ duyệt binh hay không thì biết rõ.” (Cóc là biệt danh nhiều người dùng để ám chỉ cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân)
Cư dân mạng cho biết: “Nghe nói kể từ khi có tảng đá kia, trường học này (trường Đảng Trung ương), tỷ lệ học sinh phạm tội tăng lên, đứng đầu thế giới.”
Một người hỏi: “Giang có thật sự bị khống chế không?”. Một thanh niên người Nam Kinh, Giang Tô nói: “Thâm ý đằng sau của việc này, mọi người cứ từ từ suy ngẫm, chỉ có thể hiểu mà không diễn đạt được bằng lời, một thời đại mới đã mở ra!”
Theo xu hướng của các bình luận tại Trung Quốc đại lục, ngày 24/8, trường Đảng Trung ương đã phát hành bài báo “sân trường ngày hè đẹp kiểu khác“, tảng đá khắc tên trường vốn được đặt ở cổng ngoài bên cạnh con đường lớn, bây giờ được di chuyển vào trong cổng trường.
Ngày 31/8, khi Phó Chủ nhiệm Thường vụ Ban Chính trị và Pháp luật của trường Đảng Trung ương là Trác Trạch Uyên tham gia một hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Nhật, phóng viên Lộ Thấu Xã đã hỏi ông Trác Trạch Uyên: “Việc di chuyển tấm bia đá có bút tích ông Giang Trạch Dân đề tên “trường Đảng Trung ương Đảng Cộng Sản” từ cổng ngoài cạnh con đường lớn chuyển vào trong trường như vậy, phải chăng là không tôn trọng ông Giang? Ý nghĩa của việc làm này có phải là thể hiện sự bất mãn với ông Giang? Ngoài ra, ông có thể giúp tôi xác nhận những chữ này có phải là do ông Giang viết hay không?”
Trác Trạch Uyên trả lời câu hỏi thứ nhất, còn câu hỏi thứ hai ông không trả lời. Động thái này càng khiến những nghi ngờ bên ngoài sâu sắc thêm, còn có bình luận cho rằng: Phía chính phủ đã xác nhận “Trung ương Đảng đã bất mãn với Giang Trạch Dân”.
Ngay khi tảng đá có bút tích của Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân bị Trường Đảng Trung ương ĐCS di dời đi thì trên internet lan truyền rầm rộ hình ảnh “Giang Trạch Dân bị áp giải”.
Ngày 22/8, một tấm hình có tiêu đề "Giang Trạch Dân bị khống chế" đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng tại Trung Quốc đại lúc. Những lời chia sẻ của họ trên mạng cho thấy, người dân không chỉ lưu ý đến tính chân thực của bức ảnh này, mà quan trọng hơn là thời điểm xuất hiện của nó. Điều này đã khiến cho họ hào hứng bàn tán.
Ngày 22/8, một tấm hình có tiêu đề “Giang Trạch Dân bị khống chế” đã gây xôn xao cộng đồng cư dân mạng tại Trung Quốc đại lúc. Những lời chia sẻ của họ trên mạng cho thấy, người dân không chỉ lưu ý đến tính chân thực của bức ảnh này, mà quan trọng hơn là thời điểm xuất hiện của nó. Điều này đã khiến cho họ hào hứng bàn tán.
Bức ảnh cũng không thể xác định được tình cảnh lúc Giang bị khống chế, từ sau đại hội 18, những lúc Cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lộ diện, ông ta đều ăn mặc giống như lúc ông ta đi tảo mộ tại Dương Châu vào năm 2014.
Tuy nhiên, theo những tin tức của cư dân mạng thì họ gần như không quan tâm đến tính chân thật của bức ảnh, mà chỉ quan tâm vào thời điểm đó lại có một bức ảnh “Giang Trạch Dân bị áp giải”. Rất nhiều người tỏ vẻ vui mừng như đang đợi chờ ngày này đến.
Trước đó không lâu, ngày 13/8, mạng Weixin lại nườm nượp truyền nhau tấm ảnh được chụp vào tháng 8 năm 2014 “chữ đề từ của Giang tại trường Chính trị Không quân Ngũ Giác Trường đã bị gỡ xuống” thu hút sự chú ý của dư luận.
Quan sát viên của Bắc Kinh, ông Hoa Pha cho biết: Đây là một bước đi trong “chiến dịch hạ bệ Giang Trạch Dân” của chủ tịch Tập Cận Bình, tương lai sự tình loại này sẽ càng ngày càng nhiều hơn.
Giang Trạch Dân có tham gia lễ duyệt binh hay không cũng không còn quan trọng, vì dù sao ông ta cũng đang bị xử lý
Ngày 26/8, có bài viết trên báo mạng Phương Đông với tựa “Sóng gió chuyện hòn đá ở trường Đảng Trung ương của Hoàng đế”. Bài báo cho rằng, gần đây có nhiều hiện tượng phản ánh tình hình chính trị phức tạp, tuy mọi việc chưa thật rõ ràng, nhưng “không có lửa thì sao có khói”.
Bài biết nhắc đến những chỉ trích của báo Nhân Dân vào ngày 10/8, rằng “có những cán bộ lãnh đạo không chỉ lúc còn tại vị ra sức bố trí ‘thân tín’ để sau đó dương oai quyền lực, hơn nữa sau khi nghỉ hưu vẫn không muốn buông tay với những vấn đề chính sự quan trọng”, bài thể hiện rất rõ sự không hài lòng của hệ thống Tập Cận Bình với Giang Trạch Dân.
Trong bài có phân tích:
“Từ chuyện hòn đá trước trường Đảng có thể suy đoán, mấy ngày gần đây giới truyền thông không ngừng hô hào mọi người không nên quá nhạy cảm, hãy xem là ‘việc bình thường’, đây đúng là chuyện phiếm chính trị. Trung Quốc là một quốc gia rất xem trọng những chi tiết nhỏ mang ý nghĩa tượng trưng về chính trị, chuyện hòn đá có bút tích của ‘ông già’ bị dời đi chắc chắn có vấn đề. Hiện nay dùng chiêu bài quy hoạch điều chỉnh là khó xác đáng…”
“Mấu chốt vấn đề ở hai điểm: Một là liên quan đến sự trong sạch của ‘ông già’ về chính trị cũng như kinh tế, hai là trên mức độ nhất định là câu trả lời trước những vấn đề mà ‘ông già’ đã bộc lộ ra. Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng vơ vét bao nhiêu tiền, hiện có lẽ chỉ có trời mới biết. Tuy nhiên có thể khẳng định là ‘ông già’ đã trọng dụng hàng loạt những tên gian tà, hơn nữa sau bao nhiêu năm nghỉ hưu nhưng vẫn xen vào những vấn đề chính sự quan trọng, đây là sai lầm nghiêm trọng về chính trị.”
Có bình luận viên thời sự nhận định, chuyện hòn đá có lời đề từ của Giang Trạch Dân bị dời đi là tín hiệu rõ ràng của ông Tập Cận Bình, một động tác của Tập đối với Giang. Tuy ngoại giới hiện đang rất quan tâm đến chuyện ông Giang không biết có xuất hiện trong lễ duyệt binh hay không, nhưng qua chuyện này cho thấy chuyện ông có lộ diện hay không cũng không còn là vấn đề quan trọng. Quan trọng là ông ta đang bị tính sổ. Vì ông đã bị Tập Cận Bình kiểm soát nên chuyện lộ diện trong lễ duyệt binh hay không ông ta cũng khó chủ động được, có thể nói Giang đã rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.
Quan trường Trung Cộng xưa nay có truyền thống dẹp bỏ lời đề từ của những viên quan thất thế, ví dụ như bia đá viết chữ lưu niệm ở biên giới Trung – Việt tại Lão Sơn, vốn có cây tùng do Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu tự tay trồng và bên cạnh là bia đá ghi tên họ trồng. Sau khi hai người này thất thế thì bia đá cũng bị cho dẹp đi. Sau khi Chu Vĩnh Khang thất thế, bia đá có khắc chữ lưu niệm của ông ta tại trường học cũ là Đại học Dầu mỏ Trung Quốc cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Giới truyền thông thường xuyên ám chỉ Giang Trạch Dân
Từ cuối tháng 7 đến nay, giới truyền thông ở Trung Quốc hùa nhau nói bóng gió Giang Trạch Dân, đây cũng là một tín hiệu tiêu cực về Giang, bất cứ khi nào cũng có thể bị Tập Cận Bình công khai tung ra.
Ngày 21/8, “Tổ học tập” (là nhóm phát ngôn cho phe Tập Cận Bình trên mạng weibo) điểm mặt lại các lãnh đạo trong các đợt duyệt binh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mang tấm hình màu của Giang Trạch Dân trong một trang báo của báo Nhân Dân trước đây ghép chung với những nhân vật đã chết là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình và đổi tất cả thành hình đen trắng, còn dòng chữ tiêu đề vẫn giữ nguyên màu sắc.
Điều lạ là vào năm 2009, trong đại lễ duyệt binh lần thứ 14 do Hồ Cầm Đào chủ trì kỷ niệm Đảng Cộng sản Trung Quốc tròn 60 năm, nhưng bài viết này đã không đề cập đến Hồ Cẩm Đào.
Giới bình luận thời sự chính trị phân tích “Tổ học tập” điểm lại các lễ duyệt binh trước đây của Đảng Cộng sản nhưng lại không nhắc đến Hồ Cẩm Đào, và mang tất cả hình biến thành hình đen trắng, đồng thời đặt Giang Trạch Dân với hai người đã chết là Đặng Tiểu Bình và Mao Trạch Đông là ám chỉ Giang Trạch Dân đã thành “người chết”; những ám thị này chính là ý của Tập Cận Bình.
“Tổ học tập” là phe cánh của Tập Cận Bình, thường xuyên đưa tin ngôn luận của Tập Cận Bình để bên ngoài quan tâm. Phần giới thiệu vắn tắt có ghi hàng chữ: “Những năm qua đã cùng tiến bộ, cùng đảm đương trách nhiệm với Tập Cận Bình!”
Giữa lúc diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, truyền thông tập trung đưa tin lại từ bài “Biện chứng ứng xử: người đi trà lạnh” đăng trên báo Nhân Dân vào ngày 10/8. Bài viết ám chỉ Giang Trạch Dân sau khi nghỉ hưu đã dựa vào “thân tín” cài cắm để dương oai quyền lực, làm cho các lãnh đạo mới “tiến thoái lưỡng nan”…
Tối hôm đó, mục “chính sự” của báo Tân Kinh có bài “Quan lớn nghỉ mà không hưu, tiếp tục xen vào chính sự”. Bài báo nhấn mạnh những lãnh đạo trước thời Tập Cận Bình như Đặng Tiểu Bình, Vạn Lý, Điền Kỳ Vân, Chu Dung Cơ và Hồ Cẩm Đào sau khi nghỉ không còn xen vào chính sự, đồng thời chỉ trích một số ‘hổ già’ thất thế mà tiêu biểu là Chu Vĩnh Khang, nhưng lại không nhắc đến Giang Trạch Dân.
Nhà bình luận thời sự chính trị Ngô Thiếu Hoa đã nhận định, Giang Trạch Dân nghỉ mà không hưu, cài cắm thân tín qua các đời Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, không ngừng gây tai tiếng tham gia vào chính sự, chuyện này không ai không biết. Truyền thông Trung ương như báo Nhân Dân đưa tin bình luận có đến hơn phần nửa là công khai điểm danh Giang Trạch Dân, đây giống như một tín hiệu trước khi bắt Giang Trạch Dân.
Tờ Minh Báo của Hồng Kông ngày 11/8 có bài viết nhận định, Tập Cận Bình muốn tránh vết xe đổ của Hồ Cẩm Đào bị Giang Trạch Dân khống chế thì cần giành lại việc kiểm soát quân đội từ Giang Trạch Dân, qua sự cố Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng có thể thấy rõ Tập đã chiếm thế thượng phong, hồi chuông tóm Giang đã điểm.
Bài báo phân tích, việc Tập Cận Bình vây bắt Giang Trạch Dân đã dùng sách lược giống như đã áp dụng với Chu Vĩnh Khang, trước tiên là thanh trừng những thân tín hàng đầu, vì thế mà Tập đã đánh những “hổ già” trước là Cố Đình An, Tăng Khánh Hồng…
Điều thú vị là vào ngày 9/8, báo Nhân Dân cùng nhiều trang thông tin lớn đồng loạt đưa tin một nữ nghiên cứu sinh ở Giang Tô ăn cóc trị mụn trứng cá dẫn đến trúng độc phải nhập viện. Báo chí còn liệt kê tỉ mỉ độc tính của cóc. Trong khi đó, ở Trung Quốc, dân gian đều ví Giang Trạch Dân là con cóc, vì thế người ta đồn nhau đây đúng là tin vô cùng đen đủi.
Trước đó, vào ngày 3/8, báo mạng đại lục sôi sục với bài “Kết cục của đại ca cầm đầu N”, bài báo bắt chước giọng chửi của Giang Trạch Dân trước đây với một nhà báo ở Hồng Kông, mục đích thầm ám chỉ về Giang Trạch Dân. Cư dân mạng sôi nổi luận bàn, cho rằng bài thế này cũng dám đăng quả rất đáng suy ngẫm, “ông ta (Giang Trạch Dân) còn nhảy nhót được mấy ngày?”
Ngày 30/7, truyền thông đưa tin cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng bị khai trừ khỏi Đảng. Một tiếng sau bài báo công bố, trang mạng Tài Tân (caixin) của phe cánh Tập Cận Bình đăng bài “Quách Bá Hùng chìm nổi”. Bài báo nhắc đến tình tiết Quách Bá Hùng được cất nhắc trong thời kỳ Giang Trạch Dân làm Chủ tịch Quân ủy, nhưng ít thấy bàn trực tiếp về Giang Trạch Dân.
Người bình luận thời sự chính trị Tạ Thiên Kỳ phân tích, việc báo Tài Tân của phe cánh Tập Cận Bình nhanh chóng cho đăng bài viết dài về Quách Bá Hùng, hiển nhiên là đã có chuẩn bị. Tin quan trọng nhất là chi tiết Quách Bá Hùng nhờ Giang Trạch Dân mà tiến thân, đây cũng chính là đã trực tiếp điểm danh Giang Trạch Dân. Có thể hiểu ngầm là Tập Cận Bình đã vô hiệu hóa hậu trường của Giang Trạch Dân.
Hơn 166 nghìn người khiếu kiện ông Giang trên toàn thế giới
Ngày 15/4 năm nay, chính quyền Tập Cận Bình có thông báo, từ ngày 1/5 tòa án đại lục thực thi chính sách “có án phải lập, có tố phải nhận”. Sau đó làn sóng kiện Giang Trạch Dân nhanh chóng dâng lên ở đại lục, nhận được sự ủng hộ của các nơi trên thế giới.
Tháng 7/1999, ông Giang Trạch Dân phát động chiến dịch đàn áp học viên Pháp Luân Công, qua 16 năm đã có vô số người phải chịu cực hình tàn khốc, thậm chí bị cướp mổ nội tạng sống hoặc bị bức hại đến chết.
Theo thống kê của trang Minh Huệ, cho đến ngày 27/8 đã có hơn 166 nghìn học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước kiện Giang lên Viện Kiểm soát Tối cao, yêu cầu phải truy tố ông Giang. Số người kiện nhiều và nằm trên phạm vi rộng, xưa nay chưa từng có. Người kiện đến từ 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc, 5 khu tự trị, 2 đặc khu và từ ngoài nước ở 27 quốc gia và khu vực.
Biểu đồ thời gian và số người kiện ông Giang Trạch Dân. (màu xanh: số nguyên cáo, màu cam: số đơn kiện)
Đây chỉ là phần thống kê qua những cáo trạng mà trang Minh Huệ đã nhận được và thực hiện, do trang mạng bị ngăn chặn nên việc truyền nhận thông tin bị cản trở, trên thực tế con số không chỉ dừng ở đây.
Cùng thời gian, trang Sina Weibo ở đại lục đăng tải hàng loạt hình băng rôn khẩu hiệu nhắm vào Giang cùng những hình ảnh diễu hành trọng thể của các học viên Pháp Luân Công ở ngoài đại lục, các khẩu hiệu như “Toàn cầu công khai xử Giang Trạch Dân”, “Xử Giang Trạch Dân theo pháp luật”, “Ngừng ngay bức hại Pháp Luân Công”…
Giai đoạn đầu khi ông Giang bức hại Pháp Luân Công, tức 15 năm trước, một học viên Pháp Luân Công tên Vương Kiệt đã từng kiện ông Giang Trạch Dân, thế rồi bị bắt và tra tấn tàn nhẫn đến chết.
Ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc, là một quan chức đã nghỉ hưu, vào ngày 24/6 khi trả lời phỏng vấn của truyền thông nước ngoài đã đặc biệt nhắc đến làn sóng kiện Giang Trạch Dân của những học viên Pháp Luân Công trỗi dậy từ đầu tháng 5. Tân Tử Lăng cho biết, Trung Quốc quả thực đang đứng trước cục diện biến đổi to lớn về chính trị, có thể là nửa cuối năm nay sẽ ‘thanh toán’ Tăng Khánh Hồng, năm sau sẽ ‘thanh toán’ Giang Trạch Dân.
Cùng với làn sóng kiện Giang ở Trung Quốc đại lục, người dân ở các nơi trên thế giới đồng loạt lên tiếng ủng hộ, họ cùng nhau ký tên tố cáo Giang Trạch Dân, cùng lên án những hành vi tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ đầu tháng 7 năm nay, chỉ vẻn vẹn trong một tháng, toàn châu Á đã có hơn 140 nghìn người cùng ký tên tố cáo tội ác phản nhân loại của ông Giang, trong đó số người ở Đài Loan là gần 100 nghìn người. Tất cả các bản ký tên chung từ các quốc gia đều gửi đến Tòa án và Viện kiểm soát Tối cao Trung Quốc.
Chữ ký và dấu vân tay của những người ký tên yêu cầu điều tra việc thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ vì niềm tin của họ.
Đồng thời, các chính trị gia ở nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… đã cùng hưởng ứng, tạo làn sóng lên tiếng ủng hộ quần chúng đã kiện ông Giang Trạch Dân.
Ngày 10/8, 10 chính trị gia ở Thụy Sĩ đã viết một lá thư chung gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đề nghị ông Tập Cận Bình mạnh tay hơn nữa trong thực thi vụ kiện này.
10 chính trị gia Thụy Sỹ viết thư cho Chủ tịch TQ Tập Cập Bình thúc giục đưa ông Giang Trạch Dân ra tòa.
Họ nói rõ ông Giang đã phạm tội ác ghê tởm chống lại loài người, phải được đưa ra công lý và rằng ông Giang Trạch Dân khiến toàn nhân loại cảm thấy nhục nhã, phải trừng trị nghiêm khắc.
Ngày 20/7, 3 Nghị sĩ Nghị viện châu Âu cùng ký một bức thư gửi cho Viện trưởng Viện Kiểm soát Tối cao Trung Quốc là Tào Kiến Minh thúc giục ông ta và giới lãnh đạo đương nhiệm lập tức ngừng ngay hành động bức hại Pháp Luân Công và công khai truy tố thủ phạm chính sách khủng bố đàn áp Pháp Luân Công là ông Giang Trạch Dân.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Tinh Vệ và Mai Trà biên dịch
(Đại Kỷ Nguyên.VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét