Tháng 10/205, giáo dân Hà Tĩnh đã ghi dấu thắng lợi về sức mạnh quần chúng.
Cuộc cưỡng chế đập nhá xứ Đông Yên 2014
Trong phản ứng ‘nước tràn ly’, giáo dân Đông Yên đã bao vây và giữ 4 công an, để yêu cầu thả người bị bắt trái phép cả tháng trời là ông Nguyễn Xuân Toàn – một giáo dân lên tiếng phản đối vụ chính quyền cưỡng chế và buộc di dời người dân Đông Yên. Giáo dân cho biết, nếu họ không phản ứng, thì nhà cầm quyền sẽ tiếp tục bắt người con thứ hai của gia đình ông Toàn là anh Nguyễn Xuân Thành.
Không còn dám dùng ‘lực lượng chuyên chính’ số đông như nhiều lần trước, cuối cùng chính quyền và công an địa phương đã phải thỏa hiệp ‘đổi người’ với giáo dân, đồng ý thả người bị bắt. Những nhân viên công an cũng được giáo dân thả về.
Cần nhắc lại, Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là một giáo xứ lâu đời sống bằng nghề biển. Họ bị cưỡng bức chuyển lên vùng núi gần Quốc lộ 1A, để nhà cầm quyền lấy đất của họ. Nhưng điều trớ trêu là họ bị đuổi khỏi quê hương khi mà đất đai họ ở chưa có một dự án cụ thể nào, mà chỉ là vì họ ở quá gần khu Formosa, vùng đất nhà nước bán cho Tàu 70 năm. Cuộc di dời người dân ở đây đã gây ra nhiều hệ quả đau thương, tan nát.
Hiện nay, vẫn còn gần 200 gia đình giáo dân, với gần 1.000 dân đang ở lại nơi cũ không di dời. Theo họ, chưa có quyết định nào có hiệu lực pháp luật buộc họ phải rời nơi chôn rau cắt rốn, Trong khi nhà cầm quyền ở đã đập phá hết trường học buộc 155 học sinh thất học suốt hơn một năm qua để nhằm buộc các gia đình phải đi khỏi nơi này. Nhưng giáo dân ở đây thể hiện thái độ kiên quyết không di chuyển.
Số đông giáo dân, và sức mạnh quần chúng chính là điểm nổ cách mạng, đã buộc chính quyền phải lùi bước.
Cuộc cách mạng ấy khởi đầu bằng một vụ phản ứng quyết liệt chưa từng thấy của người dân đối với chính quyền địa phương, vào tháng 4/2011 tại huyện Kỳ Anh của ở Hà Tĩnh. Sự việc bắt nguồn từ chuyện một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Đài Loan có tên là Formosa, được sự bảo trợ của nhiều cấp từ trung ương đến địa phương, đã tiến hành dự án cảng nước sâu, mà do đó làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên lẫn môi trường sinh sống của người dân địa phương.
Nhiều lần dân gởi đơn khiếu nại, nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Khi Formosa sử dụng thủ đoạn dùng chính quyền và cảnh sát để dập tắt làn sóng phản đối của người dân nhằm giải phóng mặt bằng thi công, hàng trăm giáo dân xã Kỳ Lợi đã bất ngờ bắt giữ 5 cán bộ và nhân viên công an – những người đang “thi hành công vụ” tại hiện trường.
Sự việc hy hữu này chỉ được giải quyết tạm ổn thỏa sau khi chính quyền thương lượng với giáo dân thất bại. Các quan chức chính quyền phải dựa vào sự can thiệp của Tòa giáo phận Vinh để thả người.
Đến năm 2013, cuộc cách mạng tự phát đó lại xuất thần ở Mỹ Yên, Nghệ An khi giáo dân bắt giữ một số nhân viên an ninh mặc thường phục. Những người giấu thẻ ngành trong cốp xe máy, đã tự cho mình quyền chặn và khám xét chiếc ô tô chở giáo dân đến dự phiên tòa xử 14 thanh niên công giáo và tin lành. Điều này lập tức kích hoạt vô số uẩn ức bị dồn nén lâu ngày trong cơ thể các con chiên Thiên Chúa.
Giáo dân đã biết cách tự bảo vệ mình và đồng bào của mình./Lê Dung / SBTN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét